Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết dạy 36 đến tiết 40

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết dạy 36 đến tiết 40

ĐỌC - HIỂU : MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU Tiết 36+37

Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Kiến thức : Nắm được :

+ Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

+ Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.

 - Kĩ năng :

+ Đọc hiểu văn bản, thơ truyện trung đại.

+ Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.

+ Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.

- Thái độ :

+ Cảm thương con người bị hạ thấp , bị chà đạp.

II - CHUẨN BỊ :

- Giáo viên :

Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài .

- Học sinh :

Đọc kĩ văn bản , soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.)

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết dạy 36 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07 / 10 / 2010	× Năm học 2010 – 2011 Ø	Tuần : 08 
ĐỌC - HIỂU :	 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU 	 Tiết 36+37
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : Nắm được :
+ Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
+ Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
 	- Kĩ năng :
+ Đọc hiểu văn bản, thơ truyện trung đại.
+ Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích. 
+ Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
- Thái độ :
+ Cảm thương con người bị hạ thấp , bị chà đạp.
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
Đọc kĩ văn bản , soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
- Thuyết trình , Đọc sáng tạo 
- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề , Thảo luận
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
- Hãy cho bíêt vì sao Thúy Kiều bán mình chuộc cha và em ?
- Quyết định ấy sẽ dẫn đến điều gì trong cuộc đời Kiều ? 
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : 
 -Mục tiêu :Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : Thuyết trình
 -Thời lượng : 1p
è Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan giá họa, cha và em trai Kiều bị bắt giữ, đánh đập dã man. Nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết của cải. Kiều quyết định bán mình để có tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều. Trong toàn tác phẩm, nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động, một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính, từ ngôn ngữ đến hành động, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích...
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : Tìm hiệu chung.
-Mục tiêu : Tìm hiểu vị trí và cấu trúc đoạn trích .
-Phương pháp: Đọc - cảm nhận ban đầu ,Vấn đáp, giải thích .
-Thời lượng : 10 ph
- GV đọc mẫu 1 lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 
- Cho hs tìm hiểu nghĩa các chú thích
1 – Vị trí đọan trích : 
 - Phần đầu Gia bíên và lưu lạc, mở đầu kíêp đọan trường của Thúy Kiều 
2 - Nội dung chính : Mã giám sinh tìm đến mua Kiều .
3 - Bố cục : : 2 phần
a/- Từ đầu  giục nàng kíp ra – MGS đến nhà Kiều .
b/- Phần còn lại – Công việc mua bán.
Ø HĐ 3 : II – Tìm hiểu chi tiết văn bản 
-Mục tiêu : Hs nắm được : Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh .
-Phươngpháp : Đọc ( tri giác ngôn ngữ nghệ thuật),Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích
-Thời lượng : 15 ph
a- Nội dung : 
? 4 câu thơ thơ đầu MGS xuất hiện cùng mụ mối trong tư cách là một viễn khách . Tư cách đáng ngờ của vị khách bộc lộ như thế nào ?
 Có điều gì khác biệt , đáng chú ý trong 2 câu thơ tường thuật câu trả lời của MGS ?( câu thơ 3,4)
F cách trả lời kiểu nhát gừng, cộc lốc đã hé cho ta thấy MGS kém văn hóa , vô học, hợm của, cậy tiền .Hỏi tên chỉ nói có họ, danh tánh rất mập mờ . Vừa nói ở câu trên “viễn khách” xuống câu dưới lại nói “cũng gần” bộc lộ ngay sự gian dối .
? Chân dung MGS được NgDu miêu tả trong 2 câu thơ nào ? Qua đó chúng ta biết được điều gì về nhân vật ? Thái độ của T/g đối với nhân vật như thế nào ?
F Câu thơ 5.6 . Vẻ ngòai thì hắn ăn diện, chải chuốt thái quá bộc lộ cái lố lăng, không phù hợp, tuổi ngòai 40 mà vẫn “mày râu nhẵn nhụi .” , bộ mặt kì cục vô cùng . 
-Thái độ của t/g được bộc lộ kín đáo qua việc miêu tả và nhận xét .
? Cử chỉ, hành động của MGS như thề nào ? Qua đó em có nhận xét gì ?
F Cả thầy và tớ xuất hiện ồn ào, láo nháo và kém văn hóa .
 Ngồi “tót” -> cử chỉ thái độ bất lịch sự và vô lễ . Ghế trên là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho các bậc cao niên, đáng kính . Kẻ đi hỏi vợ là hàng con cái mà lại ngồi” tót “ thì thật là chướng mắt .
? Qua việc mua bán em có nhận xét gì về tính cách và bản chất của MGS ?
F MGS là điển hình của bản chất con buôn lưu manh , với đặc tính : giả dối, bất nhân và vì tiền .
- Giả dối : từ lai lịch xuất thân mù mờ . đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối .
- Bản chất bất nhân, vì tiền : bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều 
 +Bất nhân trong hành động, trong thái độ đối xử với Kiều như một đồ vật đem bán, cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa
 +Bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều 
 +Hợm hĩnh vì kẻ có tiền . Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả đê tiện “cò kè” thêm, bớt ; nâng lên, hạ xuống 
-> MGS hiện lên qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác giả.
Hình ảnh nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực, hòan chỉnh cả về diện mạo và tính cách . 
 MGS đại diện về một lọai người giả dối, vô học, bất nhân.
II – Tìm hiểu văn bản
a- Nội dung : 
1- Nhân vật Mã giám sinh qua diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều
- MGS khi đến nhà Kiều : kém văn hóa , vô học, hợm của, cậy tiền , gian dối .
- Về ngọai hình ;
Vẻ ngòai thì hắn ăn diện, chải chuốt thái quá , bộc lộ cái lố lăng, không phù hợp với tuổi tác.
Bộ mặt kì cục vô cùng .
- Cử chỉ hành động :
 Ngồi “tót” -> cử chỉ thái độ bất lịch sự và vô lễ
- Về bản chất , tính cách :
MGS là điển hình của bản chất con buôn lưu manh , với đặc tính : giả dối, bất nhân và vì tiền .
+Bất nhân trong hành động, trong thái độ đối xử với Kiều
+Bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều 
+ Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả đê tiện “cò kè” thêm, bớt ; nâng lên, hạ xuống.
à Sự khác biệt của nhà thơ trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện của thi hào Nguyễn Du : Nhân vật chính diện chủ yếu là bút pháp ước lệ, phản diện là bút pháp tả thực. 
Chuyển sang tiết 37 è
2- Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều :
? Tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp MGS như thế nào ?
F 4 câu thơ “Nỗi mình . mặt dày “
Nét buồn như cúc, điều gầy như mai
- Kiều vô cùng đau đớn , xót xa
- Kiều ngại ngùng , e lệ
-> nàng hiện thân của nỗi khổ đau câm lặng .
Một người con gái tài sắc như Kiều đã trở thành món hàng mua bán . Thương thân xót phận là một lẽ , Kiều còn đau uất trước cảnh đời ngang trái , dau đớn tái tê vì lòng tự trọng của một con nguời
Chỉ thóang gợi, Ng Du đã thể hiện một tâm trạng của Thúy Kiều trong tình cảnh đáng thương và tội nghiệp 
2- Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều :
- Kiều vô cùng đau đớn , xót xa
- Kiều ngại ngùng , e lệ
-> nàng hiện thân của nỗi khổ đau câm lặng .
=> Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh đã phơi bày hiện thực xã hội. Trong đó Thúy Kiều rơi vào cảnh ngộ bị biến thành một món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm mà nạn nhân là người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện.
Ø HĐ 4 : 
-Mục tiêu : Hs nắm được : Tấm lòng nhân đạo của tác giả .
-Phươngpháp : Đọc - tri giác ngôn ngữ nghệ thuật,Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận .
-Thời lượng : 10 ph
3- Tấm lòng nhân đạo của tác giả : 
? Tấm lòng nhân đạo của t/g biểu hiện như thế nào qua đọan trích ?
F
- T/g tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người .
 Thể hiện qua cách t/g miêu tả MGS với cái nhìn mỉa mai , khinh bỉ, lên án : cách ăn mặc, cách nói năng, hành động 
- Thái độ của t/g được bộc thẳng thắn qua lời bình-nhận xét “ Tiền lưng sẵn túi việc gì chẳng xong” khách quan nhưng chứa đựng trong đó cả sự chua xót, căm phẫn . Đồng tiền cùng với thế lực lưu manh tàn phá gia đình, cuộc đời nàng Kiều .
- T/g còn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp . Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủii hổ của Thúy Kiều .
3- Tấm lòng nhân đạo của tác giả : 
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thái độ khinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của Mã Giám Sinh ; qua nỗi xót thương, đồng cảm với Thúy Kiều.
Ø HĐ 5 : III - Tổng kết 
 - Mục tiêu : HS khái quát , hệ thống và khắc sâu nghệ thuật nội dung vb.
 - Phương pháp : Hỏi đáp
 -Thời lượng : 5p
 b- Nghệ thuật : 
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh qua diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán .
 c- Ý nghĩa văn bản : Ghi nhớ SGK/ 99
 - Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp ; 
 lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
 Ø HĐ 6 : 4- Củng cố : 
 	- Mục tiêu : HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 - Phương pháp : Hỏi đáp
 -Thời lượng : 5p
- Qua diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám sinh, Đoạn trích cho ta ý nghĩa gì ?
- Qua hai văn bản vừa học em hiểu gì về số phận của Kiều cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
 	5. Hướng dẫn về nhà : 
 Soạn bài “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
-----------------------------------------------------------------
ĐỌC - HIỂU LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA Tiết : 38 & 39
 Trích truyện Lục Vân Tiên
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
	+ Hiểu và lí giải được vị trí của truyện LVT và đóng góp của NĐC cho kho tàng VH dân tộc .
+ Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
+ Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
+ Những hiểu biết bước đầu về nhân vật sự kiện cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
+ Khát vọng cứu ngừơi, giúp đời của tác giả và phẩm chất hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Kĩ năng :
+ Đọc – hiểu đoạn trích truyện thơ
+ Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niêm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích
- Thái độ :
+ Gíao dục học sinh chủ nghĩa anh hùng diệt ác cứu nạn, lòng biết ơn.
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
- Thuyết trình , Đọc sáng tạo 
- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề , Thảo luận
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
- Đọc đọan trích “MGS mua Kiều” . Nêu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện MGS ? 
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : 
 -Mục tiêu :Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : thuyết trình
 -Thời lượng : 1p
è “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh  ... - KNN là người chịu ơn, không chỉ là ơn cứu mạng , mà còn cả cuộc đời trinh trắng của nàng . Nàng tìm cách trả ơn dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ .
 - Cuối cùng , nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai nghĩa hiệp , ơn sâu ấy .
à KNN là con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa 
2- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga :
Hình ảnh KNN chỉ được biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giải bày với LVT .
 - xưng hô”quân tử”/ “tiện thiếp” 
. . . à sự khiêm nhường
-Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng mực thước.
-Cách trình bày rõ ràng, khúc chiết.
à Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái có học thức, khuê các, thuỳ mị, thủy chung, nết na, Kiều Nguyệt nga một lòng tri ân người đã cứu mình.
Ø HĐ 5 : III - Tổng kết Ghi nhớ - sgk / 115
 - Mục tiêu : HS khái quát , hệ thống và khắc sâu nghệ thuật nội dung vb.
 - Phương pháp : Hỏi đáp
 -Thời lượng : 5p
 b- Nghệ thuật : 
-Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
-Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với lời nói thông thường, manh màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
 c- Ý nghĩa văn bản : 
 - Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
Ø HĐ 6 : 4- Củng cố : 
 	- Mục tiêu : HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 - Phương pháp : Hỏi đáp
 -Thời lượng : 5p
? Các nhân vật được xây dựng, miêu tả theo phương thức nào ? (ngoại hình, nội tâm, hành động, cử chỉ ).
- Nhân vật được bộc lộ qua hành động , cử chỉ, lời nói -> vì truyện lưu truyền bằng cách ke åthơ, nói thơ ( kể việc, hoạt động là chính nhân vật gây ấn tượng bằng việc làm lời nói, đặt trong mối quan hê xã hội ) chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe . .. Ở hiền thì gặp lành.
 - Em khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích qua sự phân tích trên ?
 	5. Hướng dẫn về nhà : 
Soạn bài “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự “
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Tiết : 40
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : Hiểu được
+ Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
+ Tác dung của miêu tả nội tâm và mối quan hệ và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Kĩ năng : Vận dụng
+ Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
- Thái độ :
+ Gíao dục ý thức học tập
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
Đọc kĩ bài học, phân tích ngữ liệu trong sgk, soạn bài theo định hướng của gv 
(trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 	
- Thuyết trình 
 	- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; phân tích ngữ liệu
- Nêu và giải quyết vấn đề , Thảo luận
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
- Nhân tố quan trọng nhất trong văn tự sự là gì ? ( nhân vật , tính cách phẩm chất của nhân vật)
- Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ?
-Tìm những yếu tố miêu tả trong ví dụ 
	 “Có khi lấy cả cây đa to , cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tuỳ chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”
3- Bài mới :
 Ø HĐ 1 -Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : Thuyết trình
 -Thời lượng : 1ph
è Trong chương trình và SGK ngữ văn 8, miêu tả chủ yếu được đề cập đến ở dạng miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình . Ngữ văn 9 tiếp tục rèn luyện miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm đó là miêu tả nội tâm nhân vật.
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : Tìm hiểu 
-Mục tiêu : 
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , qui nạp kiến thức.
-Thời lượng : 10 ph
 Mục 1-Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
? a/ Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ?
ü HS Trả lời : 
 - Miêu tả ngoại cảnh -> 4 câu đầu .
 Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia 
- Miêu tả nội tâm qua cảnh vật : 
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng 
- Miêu tả cảnh vật qua tâm trạng (tả cảnh ngụ tình)
+ 8 câu thơ cuối đoạn trích “ Buồn trông 
Gợi dẫn :
- Nỗi buồn 1 gợi cảm từ cánh buồm thấp thóang . Cánh buồm thật đã biến thành cánh buồm biểu tượng gợi đến những chuýên đi xa, đến quê hương xa vời, đến thân phận tha hương.
- Nỗi buồn 2 xuất hiện cùng hình ảnh bông hoa trôi dạt trên dòng thủy triều rút ra biển khơi . cái man mác trôi và câu hỏi tu từ về đâu ? Làm nổi rõ ý nghĩ của Kiều : Kiều chỉ nghĩ đến tấm thân bèo bọt mong manh đáng thương . Tâm trạng cô đơn bơ vơ được đẩy thêm một nấc nữa .
- Nỗi buồn 3 hướng ra đồng cỏ dầu dầu, xanh xanh nhạt nhòa một sắc xanh buồn, tẻ ngắt . Cái thanh xuân tài sắc của nàng đã và đang nhạt buồn, vô vị giữa dòng đời theo năm tháng . 
- Nỗi buồn 4 đang dâng lên một đợt sóng bất ngờ . Thiên nhiên dữ dằng như dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc đang chờ đợi Kiều . Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều .
- Miêu tả nội tâm :
 Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
- Miêu tả tâm trạng Kiều lúc nhớ Kim Trọng, cha mẹ
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 Tin sương luống những rày trông mai chờ
 Bên trời góc bể bơ vô
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
 Xót người tựa cửa hôm mai
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
 Sân lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm .
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
ü HS Trả lời : 
+ Đối tượng miêu tả hòan cảnh, ngọai hình là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc  là các chi tiết có thể quan sát được trực tiếp từ bên ngoài :
- Các chi tiết miêu tả bên ngoài như : vẻ non xa, tấm trăng gần, cát vàng cồ nọ, bụi hồng dăïm kia, mây sớm đèn khuya, cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng, 
+Đối tượng miêu tả nội tâm là: những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật  những gì không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm tự cảm nhận một cách rỏ rành .
Gợi dẫn : 
Giữa miêu tả hoàn cảnh , ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau . Từ miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật và cũng có trường hợp ngược lại .
1. Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
- Nội tâm là những suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
? c/ Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
ü HS Trả lời : 
- Nhân vật là yêú tố quan trọng nhất trong tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm 
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật .
-> Vì thế, miêu tả nội tâm có vai trò vá tác dụng rất to lớn trong việc khắc họa đặc điểm , tính cách nhân vật . 
? Mục 2- Đọc đoạn văn (2.sgk-117) và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả ? 
ü HS Trả lời : Qua miêu tả bên ngoài mà ta thấy được tâm trạng đau đớn của lão Hạc khi bán con Vàng 
2. Các cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật
Chú ý hai cách :
a/- Miêu tả nội tâm trực tiếp : diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
b/ Miêu tả nội tâm gián tiếp : thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật (nét mặt, cử chỉ, trang phục  của nhân vật hoặc có khi miêu tả cảnh vật).
 Ø HĐ 3 : Luyện tập : 
-Mục tiêu : Vận dụng lí thuyết, để làm các bài tập .
-Phương pháp : Luyện tập, trình bày bài làm vào vỡ tập .
-Thời lượng : 15 ph	
8 Bài tập 1 : Thuật lại đoạn trích “MGS mua Kiều”. Chú ý những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều . ( Nỗi mình thêm tức  trông gương mặt dày )
Mụ mối đưa một người khách phương xa đến làm lễ vấn danh . người khách xưng là Mã Giám Sinh quê ờ Lâm thanh . Trông ông ta trạc ngoại tứ tuần rồi mà mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao . Cả đoàn thầy tớ lao xao trò chuyện , khi bước vào nhà, ông ta ngồi tó trên ghế một cách sỗ sàng. Mụ mối giục Kiều ra cho ông khách xem mặt, so tài mà định gía cả . Nghĩa đến thân tủi nhục của mình, Kiều vừa đi vừa khóc. Mụ mối nào vén tóc, nào bắt tay. Còn Mã Giám Sinh đắn đo cân tài, cân sắc nào bắt Kiều đánh đàn, nào thử tài thơ . Xem ra MGS quá bằng lòng vừa ý nên đã cò kè thêm bớt , cuối cùng rồi ngã gía “vàng ngoài bốn trăm”
8 Bài tập 2 : Đóng vai nàng Kiều viết lại đoạn văn về việc báo ân, báo oán . Chú ý miêu tả tâm trạng Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư . Với bài tập này, người viết đóng vai nàng Kiều viết lại đọan văn Thúy Kiều trong phiên tòa . Người viết xưng tôi, kể lại vụ xử án . Trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật khác, tái hiện tâm trạng Kiều lúc gặp Họan Thư.
Đọan văn : 	Người đầu tiên tôi cho mời đến để báo ân chính là Thúc Sinh “thấp cơ thua trí đàn bà” . Tôi nói với chàng Thúc rằng: Khi tôi đang gặp họan nạn ở Lâm Tri, chàng là người đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được Nay có món quà mọn, tôi gửi bíêu chàng để tỏ chút lòng thành . Còn Họan Thư – vợ chàng thì tai quái quá, phen này ắt phải trả giá thôi . 
Đọan văn : Tâm trạng Kiều lúc gặp Họan Thư :
	Khi lính áp giải Họan Thư đến, tôi cố lấy giọng thật ngọt ngào, hỏi Ơ kìa, sai tiểu thư lại đến nông nổi này ? Phải thừa nhận rằng: từ xưa đến nay, đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư đây thì thật là hiếm . Nhưng lẽ đời thật công bằng đó chứ ! Gieo gío ắt phải gặp bão thôi phải không, thưa tiểu thư ? Họan Thư thọat đầu ra vẻ sợ hãi nhưng thấy tôi ngọt ngào , tình cảm, nàng đã được trấn tỉnhvà thưa gời rành rọt, có lí có tình làm tôi bối rốivà thấy khó xử, trước sự quá khôn ngoan của nàng . Ý định phải trừng phạt thật nặng Họan Thư để báo óan phải thay đổi .Tôi đành quyết định tha bổng cho Họan Thư cho hợp lẽ. 
	8 Bài tập 3 : Làm ở nhà	Tâm trạng của em sau khi xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn . 
 Ø HĐ 4 : 4- Củng cố : 
 	HS nhắc lại ghi nhớ
 	5. Hướng dẫn về nhà : 
Soạn bài “ Lục Vân Tiên gặp nạn”
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc9T8-2010.doc