Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác

VIẾNG LĂNG BÁC

 -Viễn Phương-

I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh nắm được:

 - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác. Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị gợi cảm . Lời thơ cô đúc, lắng đọng, giàu cảm xúc.

 - Giáo dục tinh thần tự hào và lòng kính yêu lành tụ.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.

II. Chuẩn bị: Máy chiếu, tư liệu ngày Bác mất, bài hát Viếng lăng Bác do Trần Hoàn phổ nhạc.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 118 Văn bản Ngày dạy: 24/02/09
VIẾNG LĂNG BÁC
 	 -Viễn Phương-
I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh nắm được:
 - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác. Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị gợi cảm . Lời thơ cô đúc, lắng đọng, giàu cảm xúc.
 - Giáo dục tinh thần tự hào và lòng kính yêu lành tụ.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ. 
II. Chuẩn bị: Máy chiếu, tư liệu ngày Bác mất, bài hát Viếng lăng Bác do Trần Hoàn phổ nhạc.
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a: /35 ( vắng) 
 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nêu chủ đề tư tưởng của bài thơ?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chân dung của tác giả Viễn Phương.
- Giới thiệu về đôi nét về tác giả?
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
+ Năm 1976 nước nhà vừa thống nhất, lăng Bác được hoàn thành 
- Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là gì?
- Hướng dẫn hs cách đọc: giọng chậm, trầm lắng, tha thiết.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Hãy nhận xét về thể thơ và nhịp điệu? Hình ảnh?
- Các yếu tố đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm xúc?
- Nhận xét về thể thơ.
- Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từ phần?
- Khổ thơ đầu nói lên điều gì?
- Câu thơ đầu gợi lên bằng cách xưng hô như thế nào?
- Ý nghĩa của lời xưng hô đó?
+ Xưng hô thân mật – gần gũi.
- Chiếu tranh “Bác Hồ với các chiến sĩ Miền Nam”.
- Hãy bình bức tranh trên.
- Đưa thêm một số câu thơ xưng con với Bác.
- Trong làn sương mờ của một ngày thu Hà Nội tác giả bắt gặp hình ảnh gì?
- Tác giả làm nổi bật tính chất gì của cây tre? (chiếu hình ảnh)
- Hình ảnh hàng tre bên lăng trong khỗ thơ này gợi lên ý nghĩa gì?
 + Những câu thơ không dừng lại ở miêu tả khung cảnh quanh lăng mà còn có ý nghĩa sâu xa, tre tượng trưng cho con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, làm cho lăng Bác trở nên gần gũi, thân thuộc.
+ Đọc khổ thơ thứ 2.
- Tình cảm của tác giả hoà chung với tình cảm nào?
- Việc để hai hình ảnh mặt trời song song có ý nghĩa gì?
- “Mặt trời trên lăng” có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
+ Đem lại sự sống.
- “Mặt trời” ở câu thơ thứ hai dùng để nói đến ai?
- Cách liên tưởng ấy có giá trị như thế nào?
+ Liên hệ đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác .
- Dẫn đến câu thơ của Chế Lan Viên “Ăn một miếng ngon ”
- Trước công lao vĩ đại của Bác nhân dân ta đã bộc lộ tình cảm gì? Tìm chi tiết minh hoạ?
- Cách diễn tả đó có gì độc đáo? Tác dụng?
+ Trả lời ngắn gọn: sự vĩ đại của Bác -> nhân dân thường nhớ và gắn bó.
+ Đọc khổ thứ ba 
- Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố. Nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào?
- Giấc ngủ bình yên của Bác là một giấc ngủ như thế nào?
- Không thể có vầng trăng thật trong lăng, nhưng vì sao người con vẫn hình dung giấc ngủ của Bác giữa một vầng trăng sáng dịu hiền?
+ Bình mối quan hệ giữa Bác với trăng.
- Hình ảnh “trời xanh” được dùng để chỉ đến ai? Cách nói ấy có ý nghĩa gì?
- Vẫn biết Bác “bất tử” sao người con ấy vẫn thấy “nhói” ở trong tim? Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
+ Từ “nhói” một cái giật mình thảng thốt, nhà thơ nghẹn ngào, sững sờ nhận ra nỗi đau đớn - một nỗi đau oà ra từ đáy sâu của con tim! Bác mất thật rồi.
- Cho Hs xem đoạn phim tư liệu nói về nỗi đau của dân tộc trong ngày Bác mất.
+ Nhận xét đoạn phim
+ Đọc khổ thơ cuối.
- Nhận xét về nhịp thơ?
+ Nhịp: nhanh, dồn dập.
- Cảm giác của tác giả khi rời xa Bác?
- Cùng với niềm thương “trào nước mắt” là ước nguyện gì? Vì sao lại ước nguyện như thế?
- Hình ảnh nào ở đầu bài thơ được lặp lại?
- Nhận xét cấu trúc thơ?
+ Đầu – cuối tương ứng.
- Qua đó em thấy tấm lòng của nhà thơ như thế nào?
+ Ước nguyện được hoá thân.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
1. Bài thơ Viếng lăng Bác đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào với Bác Hồ?
 - Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả bài thơ này?
 2. Em hiểu thêm tình cảm nào của đồng bào miền Nam đối với Bác qua tiếng lòng của nhà thơ Nam Bộ – Viễn phương?
- Theo em, vì sao bài thơ được phổ nhạc?
- Người phổ nhạc hay nhất cho bài thơ này là nhạc sĩ nào?
- Nếu có thể em hãy tự thể hiện tiếng hát của mình về bài hát đó?
+ Khái quát kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
- Hãy chọn và viết lời bình cho khổ thơ mà em thích nhất.
+ Viết và trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:(Sgk)
 2. Tác phẩm: :(Sgk)
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích:
 2. Cấu trúc văn bản:
 3. Phân tích:
 a. Ấn tượng ở ngoài lăng:
 - Con  ra thăm
 bát ngát
- Hàng tre xanh xanh
 bão, mưa ->hàng
à Ẩn dụ, tượng trưng
 => Xúc động, thành kính, tự hào.
b. Cảm xúc khi vào lăng:
 mặt trời trên lăng
 mặt trời trong lăng rất đỏ 
Ngày ngày 
 dòng người thương nhớ
 kết tràng hoa
à Ẩn dụ, điệp từ.
=> Sự vĩ đại của bác, nhân dân gắn bó, tôn kính.
 Bác nằm giữa vầng trăng dịu hiền
 Vẫn biết
 Mà sao nghe nhói 
à Ẩn dụ, từ gợi cảm.
=> Khẳng định sự bất tử, đau xót, xúc động.
c. Ước nguyện khi rời lăng:
 Mai vềtrào nước mắt.
 con chim hót
 Muốn làm đoá hoa toả hương
 cây tre trung hiếu
 à Điệp ngữ, nhịp thơ nhanh, cấu trúc đối xứng.
 => Ước nguyện được hoá thân, ở mãi bên người.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: Sgk.
IV. Luyện tập:
 Viết lời bình.
4. Củng cố: Cho Hs nghe bài hát “Viếng lăng Bác”
5. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài học: - Học thuộc, nắm nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác”
 	 - Chọn một đoạn thơ hay nhất và nêu cảm nhận của em.
 b. Chuẩn bị:+ Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 + Đọc các đề bài và tìm điểm chung giữa các đề đó. Đặt thêm 3 đề bài. 	 
 + Khi làm bài văn nghị luận ở dạng này gòm mấy bước? Nêu tầm quan trọng của từng bước?

Tài liệu đính kèm:

  • doct 117.doc