Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến tiết 29

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến tiết 29

Tuần 6 - Tiết 26

Ngày soạn:.

Ngày dạy:.

"TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về ND và NT của Truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc: Chuẩn bị cơ sở để học sinh học tốt các đoạn trích truyện Kiều.

- Rèn kĩ năng khái quát và trình bày ND: dựa vào SGK để kể tóm tắt Truyện Kiều.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến tiết 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 - Tiết 26
Ngày soạn:........................ 
Ngày dạy:.........................
"truyện kiều" của Nguyễn du 
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về ND và NT của Truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc: Chuẩn bị cơ sở để học sinh học tốt các đoạn trích truyện Kiều. 
- Rèn kĩ năng khái quát và trình bày ND: dựa vào SGK để kể tóm tắt Truyện Kiều. 
B- Chuẩn bị của thầy và trò. 
1- Giáo viên: Văn bản truyện Kiều + một số tranh của BGD về TP "Truyện Kiều". 
Soạn bài: - Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều. 
2- Học sinh: Chuẩn bị bài - tóm tắt ND truyện Kiều theo SGK. 
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của Thầy-trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động.
GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ 
1. Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày giá trị ND và NT của hồi thứ 14, tác phẩm "Hoàng Lê Nhất Thống Chí". 
HS : trả lời. 
ĐA: Các tác giả "HLNTC" đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. 
2- Giới thiệu bài mới: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai không yêu mến, kính phục, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn, nhiều câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều nổi tiếng mà chúng ta sẽ cũng tìm hiểu hôm nay. 
Hoạt động 2: 
I- Đọc, hiểu văn bản 
Gv: Hãy nêu những nét chính về thời đại, gia đình cuộc đời, Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều. 
A - Tác giả Nguyễn Du ( 1765 - 1820) Tên tự Tố Như , Hiệu Thanh Hiên. Quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
HS : Chọn lọc sáng kiến, phát biểu 
1- Thời đại, xã hội 
- Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ đội.
+ Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc. 
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục đỉnh cao là k/n Tây Sơn. "Một phen thay đổi Sơn Hà" thất bại, Triều Nguyễn được thiết lập =>Tất cả tác động mạnh đến đời sống tình cảm nhận thức của Nguyễn Du. 
" Trải qua...........đau đớn lòng".
Gv: Em hãy giới thiệu về cuộc đời, SN tác của Nguyễn Du?
2- Cuộc đời và sự nghiệp 
a- Cuộc đời 
- Sinh ra trong một gia đình Đại quý tộc phong kiến nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học cha đỗ tiến sĩ làm tễ tướng, Anh say mê nghệ thuật, nỗi tiếng hào hoa, Mẹ là Trần Thị Tần, người kinh Bắc:
HS : Giới thiệu 
"Bao giờ ngàn Hống hết cây
GV: Giới thiệu: Cuộc đời Nguyễn Du chia làm 3 giai đoạn. 
Sông rum hết nước, họ này hết quan"
1- ấu thơ và thanh niên: Mồ côi cha năm 9 tuổi - mẹ năm 12 tuổi . Sống và học ở trong gia đình. Học giỏi nhưng thi thì đỗ tạm trường. 
2- Những năm lưu lạc sống ở quê vợ Thái Bình ( 1786 -96) ở Hà Tĩnh (96-02) Hiểu, cảm thông sâu sắc với dân. 
- Là người hiểu sâu biết rộng có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của LS, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc , tiếp xúc với nhiều cảnh đời ngang trái .
3- Nguyễn ánh sau khi đánh bại TS mời ông ra làm quan từ chối không được ông phải làm quan. 1913 được cử làm chánh sứ sang TQ sau giữ chức tham tri bộ lễ. 1820 được cử đi làm chánh sứ TQ lần 2 bệnh ốm chết ở Huế. 
-Có trái tim giàu lòng yêu thương ...=> ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ.
b- Sự nghiệp sáng tác: Ông là một thiên ùai VH cả về chữ Hán - chữ Nôm. Là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc và là danh nhân văn hoá thế giới. 
- Chữ Hán + Thanh Hiên thi tập 
+ Nam trung tạp ngâm 
+ Bắc Hành tạp lục 
- Chữ Nôm + Đoạn trường tân Thanh (Tr. Kiều) 
+ Văn chiêu hồn.
+ Thác lời trai phường nón.
+ Văn tễ sống hai cô gái . 
B. Tác phẩm Truyện kiều. 
GV: Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác xuất xứ Truyện Kiều?
1. Thời gian sáng tác, nguồn gốc cốt truyện 
- Thời gian: Khoảng đầu TK 19 sau k hi ông làm quan với Triều Nguyễn ( 1805-1809) lúc ông 39-40 tuổi.
HS : Trình bày 
- Lúc đầu lấy tên "Đoạn trường Tân Thanh" sau đổi thành Truyện Kiều
- Là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát gồm 3.254 câu. 
- Mượn cốt truyện: Kim Vân Kiều truyện, của Thanh Tâm tài nhân (1 nhà văẩmTung Quốc - viết về thời nhà Minh TK16). Nguyễn Du đã sáng tạo ra Truyện Kiều. 
GV chốt KT.
=> Bằng thiên tài NT và tấm lòng nhân đạo sâu xa, nhà thơ VN đã thay máu đổi hồn làm cho một tác phẩm TB trở thành một kiệt tác vĩ đại.
GV yêu cầu học sinh tóm tắt từng phần
2- Tóm tắt Truyện Kiều. 
HS thực hiện 
Gồm 3 phần: (SGK)
GV treo tranh - giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều 
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước .
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
3- Giá trị của tác phẩm truyện Kiều 
GV: Qua việc tóm tắt ND truyện, em thấy Truyện Kiều nhưng có giá trị gì? 
a- Giá trị nội dung 
Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm 
* Giá trị hiện thực: 
HS : Phân tích 
- Phơi bày thực trạng XHPK thối nát từ trên xuống dưới bất công, tàn bạo. 
- Tố cáo thế lực đồng tiền làm mưa; làm gió trong xã hội. 
- Quyền sống và HP của con người không được đảm bảo, tài sắc bị dập vùi, nhân phẩm bị coi thường. (Chủ nhà chứa kiếm tiền trên thân xác người phụ nữ mà Truyện Kiều là nạn nhân...)
GV: Vì sao nói Truyện Kiều của Nguyễn Du có giá trị nhân đạo sâu sắc?. 
* Giá trị nhân đạo 
- Nguyễn Du đã bênh vực và cảm thông với Kiều.
HS : Chứng minh 
- Lên án các thế lực xấu xa
" Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, có con mắt..."
- Đề cao nhân phẩm, tài năng và những khát vọng chân chính của những con người như khát vọng về cuộc sống, tự do, tình yêu, hào phóng. 
+ Mối tình Kim - Kiều
+ Khát vọng công lí : Từ Hải
GV: Truyện Kiều đã có những thành công gì về mặt NT?
HS trả lời:
b. Giá trị nghệ thuật.
- Sử dụng những tài tình, sáng tạo với thể thơ lục bát trong trẻo, bình dị
- NT xây dựng nhân vật điển hình, tiêu biểu. 
- NT tả cảnh ngụ tình. 
=> Là "Tập đại thành" (Chung đúc những cái hay, cái đẹp, cái hoàn mỹ) của ngôn ngữ văn học dân tộc - đạt tới đỉnh cao NT.
Hoạt động 3: Tổng kết 
GV: Nêu nhận xét, đánh giá của em về tác giả, tác phẩm Truyện Kiều. 
II. Tổng kết 
Truyện Kiều là tác phẩm xuất sắc nhất của nền VH nước ta (1 kiệt tác)
HS : Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến. 
"Truyện Kiều là một viên ngọc quý, là lâu đài trường lệ, trời thơ, bề nhạc, rừng văn dệt gấm thêu hoa".
- Nguyễn Du là một thi hào vĩ đại của dân tộc, nhà nhân đạo CN, một danh nhân văn hoá thế giới.
GV: Tổng kết.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của VHVN không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn hoá nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
1- Củng cố: 
Bài tập 1: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả Truyện Kiều. 
Bài tập:
A- Có kiến thức sâu rộng.
B- Từng trải, có vốn sống phong phú.
C- Là nhà nhân đạo lớn.
D- Cả A, B, C
ĐA: D
Bài tập 2: Trình bày tác giả của Truyện Kiều. 
ĐA: Giá trị HT, ND, NT.
2- Dặn dò. 
- Đọc bài học SGK 
- Bài tập: Soạn "Chị em Thuý Kiều" 
+ HLT đoạn trích . 
+ Phân tích vẻ đẹp của Vân - Kiều
+ Nhận xét về NT miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích chị em Thuý Kiều 
Tuần 6 - Tiết 27
Ngày soạn:........................ 
Ngày dạy:.........................
chị em thuý kiều 
-Trích Truyện Kiều - 
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tích cách, số phận của Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. 
- Thấy được cảm hứng nhân đạo của truyện Kiều: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người. 
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. 
- Rèn kỹ năng đọc phân tích thơ trung đại. 
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 
1- Giáo viên: Sưu tầm tranh vẽ chân dung Thuý Vân - Thuý Kiều. Soạn bài 
2- Học sinh: ĐTL đoạn trích -tìm hiểu văn bản. 
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của Thầy-trò
Kiến thức cần đạt
GV: Kiểm tra tình hình soạn bài + bài cũ 
Hoạt động 1: Khởi động.
1. Kiểm tra bài cũ:
HS trình bày.
CMR: Truyện Kiều là tác phẩm văn học xuất sắc của văn học trung đại với giá trị to lớn về ND- NT.
ĐA: Giá trị ND: 
+ Đỉnh cao của văn học trung đại. 
+ Giá trị hiện thực 
+ Giá trị nhân đạo 
+ Giá trị nghệ thuật.
2- Giới thiệu bài mới: Nguyễn Du nổi tiếng với tài năng miêu tả nhân vật. Tìm hiểu đoạn trích "chị em Thúy Kiều" chúng ta sẽ được biết rõ điều đó. 
Hoạt động 2 
I - Đọc - hiểu văn bản. 
GV hướng dẫn cách đọc, yêu cầu học sinh đọc
HS đọc.
1- Đọc: rõ ràng, truyền cảm.
2- Vị trí đoạn trích: Gồm 24 câu trong phần I "Gặp gỡ và đính ước" (từ câu 15-38).
GV: Nêu vị trí, đại ý đoạn trích?
3- Đại ý: đoạn trích cho ta thấy vẻ đẹp chân dung của hai chị em số phận, tính cách
HS : Trả lời. 
4 - Bố cục: 3 phần 
- 4 câu đầu: Giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em
GV; Đoạn trích có bố cục khá hoàn chỉnh chặt chẽ cân đối - Hãy chứng minh. 
- 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
- 12 Câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
HS : Thảo luận, trình bày 
GV: Tập trung giới thiệu nhân vật chính.
- 4 câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
II – Phân tích văn bản. 
GV: Yêu cầu học sinh đọc 4 câu đầu: nhận xét gì về nghệ thuật, giọng điệu? 
1- Vẻ đẹp chung của hai chị em. 
HS : Đọc, trả lời.
- Giọng điệu, nhẹ nhàng (như một tiếng reo vui) 
HS : em hiểu Tố Nga là gì? phân tích 2 câu thơ "Mai........vẹn mười" để thấy vẻ đẹp chung của hai chị em. 
- Hai ả Tố Nga: (ả: Có nét quý tộc - tố nga : Vàng trắng) 
=> Hai người con gái đẹp, gương mặt sáng như mặt trăng
HS : Trả lời. 
- "Mai cốt cách ..........vẹn mười" 
GV bình: Bằng cách giới thiệu nhẹ nhàng ta thấy dưới ngòi bút của tác giả 2 nàng hiện ra nhẹ nhàng như hai vầng trăng sáng mát dịu-lời khen chia đều cho cả hai người. 
=> NT: ẩn dụ, ước lệ tượng trưng: Vóc dáng thanh tú như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. 
-> Vẻ đẹp hoàn mĩ (chung - riêng) của hai chị em cả về hình thể - tâm hồn
2- Vẻ đẹp riêng của hai chị em Vân - Kiều 
GV: Yêu cầu học sinh đọc 4 câu tiếp: Người ta thấy nhận xét vẻ đẹp của TV là vẻ đẹp phúc hậu: Em hãy phân tích qua cách miêu tả của tác giả. BPNT mà tác giả sử dụng. 
- Tác giả đã dùng biện pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của TN để miêu tả vẻ đẹp con người 
- Trăng, hoa, mây, tuyết vừa tả trực tiếp vừa nhân hoá thể hiện vẻ đẹp phúc hậu đoan trang, quý phái của T. Vân.
HS đọc - phân tích
- Miêu tả khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc, nụ cười, tiếng nói, phong thái ứng xử.
=> Một vẻ đẹp trẻ trung, mát mẻ dịu dàng phúc hậu đến mức "m ...  và lễ hội ngày xuân 
GV: Đoạn trích có thể chia mấy phần? ND từng phần. (Hãy chia theo trình tự tg)
HS : Xác định: Cuộc du xuân
3- Bố cục: Kết cấu theo trình tự thời gian. 
+ 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
+ Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
+6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về. 
II- Phân tích văn bản
Gv: Đọc 4 câu đầu: Cho biết 4 câu đầu gợi tả điều gì? Hình ảnh "Con én .......thoi" gợi cho em hiểu gì về tác giả, không gian, thời gian MX?
1- Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân. 
- Hai câu đầu: Vừa nói thời gian, vừa gọi không gian. 
+ Hình ảnh "con én đưa thoi" - ẩn dụ nhân hoá. 
+ Thiều Quang: ánh sáng đẹp của ngày xuân 
* Thời gian trôi nhanh như thoi đưa (thời gian đã hết tháng 2 sang tháng 3). 
HS : Trả lời: 
- Hai câu sau: Bức hoạ tuyệt tác vể cảnh ngày xuân trong sáng qua sự tiếp thu và sáng tạo Nguyễn Du của ND từ 2 câu thơ cổ của Trung Quốc. 
GV: hai câu sau gợi cho em cảm giác gì? so sánh với câu thơ cổ T. Hoa phương "Thảo liên thiên bích lê chi sổ điểm hoa". 
+ Thảm cỏ non xanh tận chân trời trên nền xanh non điểm xuyết một vài bông lê trắng. 
-> Màu sắc hài hoà tuyệt diệu. Mơi mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời) nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) 
Em nhận thấy Nguyễn Du đã tiếp thu và sáng tạo tinh hoa của người xưa thế nào 
-> Cảnh vật sinh động có hồn chứ không tình tại. 
HS : Phát biểu, so sánh, thảo luận. 
GV bình: Hai câu thơ không phải là sáng tạo hoàn toàn của ND mà còn có sự tiếp thu và đổi mỗi từ 2 câu thơ cổ TQ. Từ "tận" trước đây là "rợn". Sát hợp bởi với cảnh chiều xuân trong sáng, lòng người thảnh thơi. Trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy lễ hội ngày xuân đã được tác giả giới thiệu như thế nào? 
2- Cảnh lễ hội ngày xuân trong tiết thanh minh. 
- Tiết thanh minh có 2 hoạt động 
+ Lễ tảo mộ. Viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ cho người thân. 
+ Hội đạp thanh: Đi chơi xuân chốn đồng quê. 
- Không khí lễ hội thật rộn ràng: Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu...
+ Các từ ghép, láy->không khí rộn ràng(ĐT, TT). 
GV: Hãy đọc 8 câu thơ tiếp theo: "Thanh minh trong tiết 3/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay". Đó là cảnh gì? lễ hội gì? 
+ Các danh từ -> sự đông vui, náo nức
-> Góp phần làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội vui vẻ, phấn chấn. 
+ Cách nói ẩn dụ "gần và nôgic yến anh.
HS : Đọc, trả lời 
+ Nhịp thơ 4/4 - 4/2 - 2/4 vừa ổn định vừa biến đổi
GV: Để tạo ra không khí ấy tác giả đã sử dụng TN như thế nào? 
-> Sự đông vui, náo nhiệt mang sắc thái điển hình của lễ hội tháng 3. 
(Cách dùng từ láy ghép? Biện pháp tu từ? Cách ngắt nhịp? hiệu quả của cách miêu tả)? 
HS : Suy nghĩ, trả lời. 
GV: Theo em, khi làm sống lại một lễ hội như thế nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc như thế nào? 
HS:Thảo luận nhóm- trình bày 
- Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc trong lễ hội. Một truyền thống văn hoá tâm linh của các dân tộc phương đông một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín, lạc hậu. 
GV: Yêu cầu đọc 6 câu cuối. Cảnh tượng cuối lễ hội được gợi tả bằng những chi tiết thời gian và không gian điển hình nào? 
3- 6 câu thơ cuối: Khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về (cảnh cuối lễ hội)
- Thời gian: Chiều tối (tà tà.....tây) 
- Không gian: nước (nao nao) cây cầu (nho nhỏ) con người (thơ thẩn). 
HS : trả lời. 
GV: Em hình dung cảnh như thế nào? Nó có tương phản với cảnh ngày xuân được miêu tả trước đó không? 
-> Cảnh thưa người vắng không còn sự đông vui náo nhiệt cũng không bát ngát trong sáng như lúc đi. 
Sự xuất hiện của các từ láy "thơ thẩn" nao nao, gợi tả điều gì? 
-> Gợi tả tâm trạng của chị em Thuý Kiều: Luyến tiếc, lặng buồn
Đó là một tâm trạng như thế nào? 
HS : Suy nghĩ, trả lời. 
GV: Tâm trạng ấy hé nở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em Thuý Kiều? 
* Vẻ đẹp tâm hồn: - Tha thiết với niềm vui cuộc sống. 
- Nhạy cảm và sâu lắng. 
HS : Thảo luận nhóm. 
- Dự cảm, linh cảm về điều sắp xảy ra (Kiều sẽ gặp mộ Đạm tiên, sẽ gặp Kim Trọng)
GV bình: Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: Nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng tuy nhiên không khí lễ hội không còn nữa. Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người. Nó thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với buồn vui của những người trẻ tuổi của Đại thi hào Nguyễn Du. 
* NT: Tả cảnh ngụ tình, tương hợp. 
GV: Nhận xét về những đặc sắc về ND á NT của đoạn trích? 
Hoạt động 3 
III- Tổng kết (SGK)
1- ND:Bức tranh TN, lễ hội mùa xuân trời đẹp, trong sáng.
HS : Trả lời 
2- NT: Chọn lọc Từ ngữ
- Tả ít, gợi nhiều 
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình (đoạn cuối).
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố - dặn dò 
GV: Đưa câu hỏi củng cóo 
1- Luyện tập củng cố 
HS : Tự bộc lộ theo cảm nhận của mình. 
GV: Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ "cảnh ngày xuân " của Nguyễn Du rất dễ trở thành bức tranh của đường nét về màu sắc trong hội hoạ. Em có đồng ý với nhận xét này không? 
Gợi ý: Có thể; Tài năng của Nguyễn Du vẽ nên 1 bức hoạ vì "thi trung hữu nhạc", "thi trung hữu hoạ" vốn là điểm đến của các nhà thơ xưa.
GV: Giới thiệu bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du qua những hình ảnh ước lệ (về mùa hạ, mùa thu....)
2- Dặn dò: 
- Học thuộc lòng đoạn trích 
- Soạn tự học có hướng dẫn 
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích 
Nhận xét về bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua - Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
Tuần 6 - Tiết 29
Ngày soạn:........................ 
Ngày dạy:.........................
thuật ngữ
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Hiểu được khái niệm thuât ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. 
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. 
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 
1- Giáo viên: Soạn bài - hệ thống bài tập - bảng phụ 
2- Học sinh: Chuẩn bị bài. 
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của Thầy-trò
Kiến thức cần đạt
GV: Kiểm tra bài cũ 
HS lên bảng trình bày.
Hoạt động 1: Khởi động.
1. Kiểm tra bài cũ:
Ngoài việc dùng các phương thức chuyển nghĩa, việc phát triển nghĩa của từ vựng Tiếng việt còn được thể hiện qua những cách nào? VD? 
ĐA: Tạo từ mới: ĐT di động, kinh tế tri thức sở trí tuệ. 
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: Tiếng Hán - các nước Châu Âu. 
VD: Phong lưu, hồng quân, tài tử, giai nhân hoặc xà phòng, cát xét, campuchia. 
GV: giới thiệu bài - ghi bảng. 
2- Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống, ngôn ngữ có đề cập đến một khái niệm đó là thuật ngữ. Thuật ngữ là gì? Sử dụng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
GV: Y/c học sinh đọc VD1 (SGK) 87. So sánh cách giải thích nghĩa của từ nước-muối. 
I- Thuật ngữ là gì? 
1. Tìm hiểu ví dụ (SGK)
2- Nhận xét
HS : Đọc, trả lời 
VD: - Cách giải thích thứ nhất chỉ dùng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật dạng (màu sắc, mùi vị, nguồn gốc). -> Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở khái niệm, có tính chất cảm tính. 
- Cách giải thích thứ 2 thể hiện đặc tính bên trong của sự vật (được cấu tạo từ nhiều yếu tố. Quan hệ giữa những yếu tố đó). Cách giải thích qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ nhiều đặc tính của nó. 
GV: Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học
- Cách giải thích thứ 2: Nếu không có kiến thức chứng minh về lĩnh vực có liên quan thì người tiếp nhận không thể hiểu được. 
HS : Trả lời 
GV: Yêu cầu đọc VD 2: Em đã học các định nghĩa này ở môn. 
-> Đây là cách giải thích của thuật ngữ. 
VD2: 
- Thạch nhũ: Địa lý
HS : Đọc VD2, trả lời 
- Ba dơ: Hoá học
- ẩn dụ: Ngữ văn 
GV: những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào. 
GV: Trả lời 
- Phân số thập phân - toán học
-> Chủ yếu được dùng trong văn bản khoa học (có thể dùng trong một vài văn bản khác: Bình luận báo chí, bản tin, phóng sự...)
GV: Vậy qua việc tìm hiểu VD em hiểu thế nào là thuật ngữ? phạm vi sử dụng? 
3- Bài học : ghi nhớ (SGK)
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị: khái niệm khoa học, công nghệ.
HS : Trả lời 
- Được dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
II - Đặc điểm của thuật ngữ
GV; Tìm thêm nghĩa của các thuật ngữ trong phần 2. 
1- Tìm hiểu VD:
2- Nhận xét
HS : Tìm (không có) 
VD1; Không có nghĩa khác (vì mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại).
VD2: 
GV: VD2 từ muối nào có sắc thái biểu cảm. 
Muối 1: Thuật ngữ trong văn bản khoa học -> không có sắc thái biểu cảm
HS : Trả lời
Muối 2: ẩn dụ chỉ những khái niệm về một thời hàn vi, gian khổ và những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ nhau.
-> Chỉ tình cảm sâu đậm của con người. 
GV: Từ VD trên em rút ra đặc điểm của thuật ngữ?
 HS ; Trả lời
3- Bài học: (Ghi nhớ 2: SGK)
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
III- Luyện tập 
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập
BT1: Vận dụng kiến thức các môn học -> điền 
1- Bài tập 1: 
Lực - xâm thực - Htg hoá học - trường từ vựng - di chỉ - thụ phấn - lưu lượng - trọng lực - khí áp - đơn chất - T. tộc phụ hệ - đường trung thực
HS : giải quyết bài tập - thi nhóm nhanh, chính xác
HS : Giải bài tập 2: 
2- Bài tập 2: 
- Điểm tựa là một thuật ngữ vật lya (đặc điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản). 
Trong VD nay: Nó chỉ nơi là chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy). 
HS : Phân biệt và đặt câu với các từ hỗn hợp. 
3- Bài tập 3: 
a- Hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ 
b. Hỗn hợp được dùng như một từ thông thường. 
VD: Thức ăn hỗn hợp 
 Đội quân hỗn hợp
4- Bài tập 4: 
- Định nghĩa từ cá của sinh học:Động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thơ bằng mang 
- Theo cách hiểu thông thường của người Việt (cá voi, heo, cá sấu), cá không nhất thiết phải thơ bằng mang. 
5- Bài tập 5: 
- Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ "thị trường" của kinh tế học và quang học không vi phạm nguyên tắc thuật ngữ là một khái niệm vì nó được dùng trong 2 lĩnh vực khoa học riêng biệt. (Thuật ngữ thị trường trong kinh tế học được định nghĩa phức tạp hơn nhiều). 
Bài tập trắc nghiệm 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
1- Nhận định nào nói đúng nhất của đặc điểm thuật ngữ? 
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm.
B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 
C. Cả A- B đều đúng
1. Củng cố 
1. Đáp án C
2. Không phải thuật ngữ vì nó không dùng làm khái niệm khoa học mà dùng để ví dụ (ẩn dụ) trong văn học.
2. Về nhà 
- Học bài
D- Cả A - B đều sai
- Hoàn thiện bài tập 
2- Những từ gạch chân sau có được coi là các thuật ngữ không? 
- Soạn - Miêu tả trong văn bản tự sự 
Em là ai, cô gái..............tuổi. 
Mái tóc em đây là mây hay là suối.
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông.
Thịt da em hay là sắt là đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9tuan 6 Truyen Kieu.doc