Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quang Khải

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quang Khải

ĐỌC - HIỂU : TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Tiết 26

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Kiến thức :

+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

+ Nhân vật, sự kiên, cốt truyện của Truyện Kiều.

+ Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.

+ Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

- Kĩ năng :

+ Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

+ Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

- Thái độ :

+ Gíao dục học sinh lòng tự hào và cảm phục thi hào dân tộc Nguyễn Du

II - CHUẨN BỊ :

- Giáo viên :

Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài .

- Học sinh :

 Đọc kĩ văn bản chữ Hán , học nghĩa từng yếu tố Hán Việt và bản phiên âm.

soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.)

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23 / 09 / 2010	× Năm học 2010 – 2011 Ø	Tuần : 06 
ĐỌC - HIỂU :	 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Tiết 26
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
+ Nhân vật, sự kiên, cốt truyện của Truyện Kiều.
+ Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
+ Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Kĩ năng :
+ Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
+ Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
- Thái độ :
+ Gíao dục học sinh lòng tự hào và cảm phục thi hào dân tộc Nguyễn Du
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
 Đọc kĩ văn bản chữ Hán , học nghĩa từng yếu tố Hán Việt và bản phiên âm.
soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
- Đọc - Thuyết trình 
- Vấn đáp ; giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
- Phân tích hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ 
- Phân tích hình ảnh bọn cướp nước và bán nước . 
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : 
 -Mục tiêu :Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : thuyết trình
 -Thời gian : 1p
è Là người Việt Nam, mỗi chúng ta, ai cũng rất tự hào về tuyệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện này có những yếu tố nội dung, nghệ thuật gì mà đã làm nức lòng cả nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân một số nước trên thế giới. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tuyệt tác Truyện Kiều. 
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu : Tìm hiểu Tác giả - Nguyễn Du
-Phương pháp: Đọc - Vấn đáp, giải thích .
-Thời gian: 10 ph
( sử dụng bộ tranh ĐDDH về Nguyễn Du giới thiệu cho hs )
? Gọi hs đọc phần giới thiệu về tác giả trong sgk / 77+78 .
Trình bày những hiểu biết của mình về gia thế , cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Du .
E Lớp nhận xét ,bổ sung .
1- Gia thế: 
-Xuất thân trong một gia đình dòng dõi đại quí tộc, nhiều đời làm quan , có truyền thống văn chương .
Lời truyền ngôn rằng : Bao giờ ngàn Hống hết cây
 Sông Rum ( Lam) hết nước, họ này hết quan
2- Thời đại : Cuối TK XVIII -> đầu TK XIX, đây là thời kì lịch sử có nhiều biến động dữ dội . Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham tàn, các tập đoàn PK Lê- Trịnh, Trịnh – Nguyễn tranh giành ngôi vị chém giết lẫn nhau. Nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn .
à Tác động tới tình cảm nhận thức của ông , ông hướng ngòi bút vào hiện thực với cảm thức nhân đạo .
 Trải qua một cuộc bể dâu 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng 
3- Cuộc đời : của ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi , tiếp xúc nhiều hạng người. Cuộc đời từng trải vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng . Ông là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài 
4- Sư nghiệp văn chương :
- Chữ Hán : 243 bài với 3 tập thơ : Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục , 
- Chữ Nôm với tác phẩm Đoạn trường tân thanh . Văn chiêu hồn 
I- Tác giả - Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765-1820 ) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên , quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Cuộc đời Nguyễn Du :
+ Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình quý tộc
+ Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử PKVN, Nguyễ Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống XH . 
+ Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người .
- Sáng tác :
+ Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
-> Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ – truyện Kiều .
Ø HĐ 3 : 
 -Mục tiêu : Tìm hiểu truyện Kiều .
-Ph. Pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích
-Thời lượng : 15 ph
-Giáo viên giới thiệu nguồn gốc tác phẩm , từ đó khẳng định sự sáng tạo của ND khi viết Truyện Kiều .
-> NDu đã có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật tự sự – kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên  
 - Gọi hs tóm tắt tác phẩm theo cấu trúc 3 phần .(sgk,78+79 )
- Hướng dẫn hs tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm .
? Dựa vào cốt truyện, theo em truyện Kiều có giá trị về những mặt nào ?
- Nội dung và nghệ thuật.
? - Dựa vào phần tóm tắt tác phẩm em hình dung về xã hội được phản ánh trong truyện Kiều là xã hội như thế nào ?
- Phản ánh xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị như: Mã Giám Sinh, Bạc Ha , Bạc Hạnh -> bọn buôn thịt bán người như: Hồ Tôn Hiến , Hoạn Thư -> Quan lại tàn ác bỉ ổi  
? - Những nhân vật như Mã Giám Sinh , Hồ Tôn Hiến , Bạc Bà , Bạc Hạnh , Sở Khanh , là những kẻ như thế nào ?
 - Tàn ác, bỉ ổi .
? - Cảm nhận của em về thân phận của Thuý Kiều cũng như người phục nữ trong xã hội cũ?
Bi đát, bất hạnh. 
? - Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời người phụ nữ em hãy chứng minh ? 
GV dùng những câu thơ biểu cảm trực tiếp .
? - Việc khắc hoạ hình tượng những nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến trong cách miêu tả, nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào ? 
- Lên án, tố cáo . 
?- Dựa vào cốt truyện, hãy xác định những biện pháp tu từ mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm ?
-Nhận xét về ngôn ngữ , cách sử dụng hình ảnh 
-Cốt truyện như thế nào ?
-Bút pháp nghệ thuật ?
II – Tìm hiểu Truyện Kiều
 1-Nguồn gốc tác phẩm : 
- Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc ) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.
- Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát, là một kiệt tác vĩ đại trong nền văn học nước nhà.
2- Tóm tắt tác phẩm : gồm có 3 phần 
-Gặp gỡ và đính ước .
-Gia biến và lưu lạc ,
-Đoàn tụ .
3- Gía trị nội dung và nghệ thuật .
a. Gía trị nội dung : 
* Gía trị hiện thực :
- Xã hội với bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị, bọn buôn thịt bán người .
- Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ của tầng lớp lao khổ đặc biệt là tầng lớp phụ nữ .
* Gía trị nhân đạo : 
- Đề cao những phẩm hạnh của họ .
- Cảm thông cho số phận bi thương của những con người tài hoa mà bạc mệnh .
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo 
Thể hiện khát vọng công lí .
b. Gía trị nghệ thuật .
- Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm.
- Hình ảnh đa dạng ,nhiều liên tưởng .
- Biện pháp ước lệ tượng trưng .
- Bút pháp tả người, tả cảnh ngụ tình .
 Ø HĐ 4 : 4 - Luyện tập : ( 10 ph)
- Gọi hs tóm tắt tác phẩm.
- Đọc một số câu thơ minh họa cho các giá trị nội dung và nghệ thuật .
- Vì sao nói Nguyễn Du có công lớn đối với nền văn học nước nhà ?
 5 – Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà : 
Học thuộc tác giả, tóm tắt tác phẩm .
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, thuộc thơ minh họa .
Soạn bài “Chị em Thúy Kiều” .
-----------------------------------------------------------------
 ĐỌC - HIỂU :	CHỊ EM THÚY KIỀU Tiết : 27
 Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : Thấy được tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du :
+ Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
+ Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : Ngợi ca vẻ đẹp tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
- Kĩ năng :
+ Đọc –hiểu một văn bản truyện thơ tong văn học trung đại
+ Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
+ Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật
+ Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong vb. 
- Thái độ :
+ - Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thúy kiều 
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
 Đọc kĩ đọan trích , Xác định vị trích đoạn trích trong toàn truyện.
soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
- Thuyết trình , Đọc sáng tạo ( cảm nhận ban đầu, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng, phân tích cắt nghĩa , khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, HĐ tự bôc lộ, tự nhận thức)
- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; Nêu và giải quyết vấn đề .
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
- Giới thiệu về tác giả - Nguyễn Du ?
- Tóm tắt truyện Kiều ? - Giới thiệu giá trị của “Truyện Kiều” ?
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : 
 -Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : Thuyết trình
 -Thời lượng : 1p
è Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta không thể nào không nói đến hai nhân vật , hai giai nhân tuyệt sắc, đó là chị em Thúy Kiều. Tiết học hôm nay không những giúp chúng ta biết được cụ thể sắc đẹp của hai nàng, tài năng của Kiều mà còn biết được số phận của mỗi người .
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
 Ø HĐ 2 : Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu : Tìm hiểu vị trí đoạn trích và Nghệ thuật ước lệ để miêu tả nhân vật của Nguyễn Du .
-Phương pháp: Đọc , Vấn đáp, giải thích , minh họa .
-Thời lượng : 10 ph
Hs đọc đoạn trích Sgk / 81
? Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
F Trích ở phần đầu tác phẩm Truyện Kiều: Từ câu 38 đến 52.
è GV giới thiệu và minh họa : Bút pháp ước lệ để miêu tả nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du trong đoạn trích này .
? Nhận xét kết cấu đọan trích về trình tự miêu tả hai chị em chỉ ra dụng ý nghệ thuật của tác giả ?
Gợi dẫn : Nhìn tổng quát về vẻ đẹp chung của 2 chị em, Trọng tâm của đọan trích ca ngợi sắc tài của Thúy Kiều . Đọan miêu tả Thúy vân chủ yếu tạo ra cái nền để so sánh . Thúy Vân đẹp đoan trang, hòa hợp thì vẻ đẹp Kiều lại qúa sắc sảo. Nhan sắc ấy rất tương ứng với tính cách và số phận của hai chị em sau này.
I- Vị trí đoạn trích :
- Từ câu 15 đến 38 , trích trong phần gặp gỡ và đính ước 
- Bút pháp ước lệ, một bút pháp quen thuộc của văn học trung đại : lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp con người. 
+Bố cục đoạn trích: 4 phần :
- 4 câu đầu : vẻ đẹp của 2 chị em 
- 4 câu tiếp : vẻ đẹp của Thúy Vân .
- 12 câu kế tiếp : Sắc tài của Thúy Kiều .
- 4 câu cuối : Phẩm hạnh của hai chị em .
 Ø HĐ 3 : II – Tìm hiểu chi tiết văn bản 
-Mục tiêu : Hs nắm được : Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều và dự cảm về cuộc đời của hai chị em.
-Phươngpháp : Đọc,Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích , thảo luận .
-Thời lượng : 25 ph
a- Nội dung : 
Gọi hs đọc đoạn 1 .
+ Em hiểu hai ả tố nga là gì ?
+Vẻ đẹp của hai chị em được t/g giới thiệu bằng hình ảnh nào ?
+Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để phác họa bức chân dung của hai chị em ? 
+Nêu nhận xét của em về câu thơ cuối ? Về nghệ thuật lẫn nộ ... trong câu b được dùng như một từ có nghĩa thông thường
- Cho hs tìm thuật ngữ khác và đặt câu
8 Bài tập 4 : 
	Định nghĩa thuật ngữ “cá” của sinh học : Động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Định nghĩa này khác nghĩa từ “cá” theo cách hiểu thông thường , cá không nhất thiết phải thở bằng mang nên gọi cá heo, cá voi, cá sấu, cá mực
8 Bài tập 5 :
	Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ Thị trường cũa kinh tế học và thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ- một khái niệm, vì 2 thuật ngữ này được dùng trong 2 lĩnh vực khoa học khác nhau .
4 –Củng cố : 
Học ghi nhớ .
	5– Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà : 
Soạn bài “ Ôn tập văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật” 
và tự nhận xét đánh giá bài viết số 1 của mình để tiết sau sửa bài .
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Tiết 30
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
- Ôn tập , củng cố các kiến thức về văn bản thuýêt minh
- Đánh giá các ưu điểm, tồn tại theo yêu cầu đề bài . Cụ thể :
	+ Đúng là bài văn thuyết minh không ?
	+ Nội dung các tri thức cung cấp có đầy đủ khách quan không ?
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả không ?
- Kĩ năng :
- Học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài văn thuyết minh.
- Lập dàn ý và tự sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu còn sai trong quá trình làm bài.
- Thái độ :
- Tự giác, trung thực, nghiêm túc sửa chữa bài làm của mình .
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Chấm bài , nhận xét đánh giá bài làm của hs .
- Học sinh : 
Chuẩn bị chu đáo dàn bài, các bài mẫu sưu tầm đúng với đề bài đã kiểm tra .
III - PHƯƠNG PHÁP : 
 	- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề .
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : không
3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Ø HĐ 1 : Xác định yêu cầu của đề
H - Hãy nhắc lại đề bài TLV đã kiểm tra ?
H - Cho biết thể loại chính của bài viết này?
 (văn thuyết minh )
H - Nội dung bài thuyết minh này phải làm rõ những vấn đề gì ?
(Phải thuyết minh được nguồn gốc, đặc điểm sinh trưởng, các loại lúa, vị trí cây lúa trong đời sống dân tộc và trên trường quốc tế.)
H - Để bài thuyết minh có giá trị thuyết phục, người viết cần có thêm những yếu tố nào nữa ? 
 (miêu tả, biểu cảm )
H - Em lồng yếu tố miêu tả vào chỗ nào ? Lồng yếu tố biểu cảm vào chỗ nào ? 
 (GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi này)
H - Em đã áp dụng biện pháp nghệ thuật nào ? 
 ( nhân hóa hay tự thuật )
H - Đối chiếu với bài của em, em đã làm được và chưa làm được những gì ? 
 (GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi này)
H - Bài viết của em đã hoàn chỉnh về bố cục chưa ? Phần Mở bài của em được bắt đầu như thế nào ?
H - Phần Thân bài em đã sắp xếp các ý như thế nào, theo trình tự nào ?
H - Các đoạn văn trong phần Thân bài đã được em chú ý đến việc liên kết đoạn chưa ?
H - Em kết thúc bài viết của mình bằng chi tiết gì ? Em có ý định ngầm nói với người đọc điều gì không khi kết thúc bằng chi tiết ấy ?
H - Ngoài ra, trong toàn bài, em có chú ý đến cách dùng từ sao cho hình ảnh, gợi cảm và có chú ý việc chấm câu cho đúng ngữ pháp chưa ?
Ø HĐ 2 : Nhận xét bài viết của hs trong lớp
a. Ưu điểm :
- Bài viết hoàn chỉnh bố cục ba phần.
- Cơ bản đã thuyết minh được về cây lúa.
- Bài viết bước đầu đã biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
b. Khuyết điểm :
- Nhiều bài viết lại bài mẫu rong sách Giáo khoa .
- Còn khá vụng về trong việc dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài thuyết minh.
- Lỗi dùng từ, chính tả, tách đoạn, liên kết đoạn còn phổ biến.
- Năng lực viết văn của nhiều học sinh còn yếu.
Ø HĐ 3 : Trả bài 
GV trả bài cho HS. Cho một vài HS có bài đạt điểm cao đọc bài viết trước lớp. 
Ø HĐ 4 : Hs đọc và sữa chữa bài 
I/ Đề bài :
 Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
II/ Đáp án:
* Nhận xét :
a . Ưu điểm :
-Nắm được đặc trưng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
- Bố cục ba phần rõ ràng .
- Nêu được các đặc điểm của cây lúa .
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc .
- Sắp xếp các ý thuyết minh theo trình tự về các đặc điểm của cây lúa.
b . Nhược điểm :
-Diễn đạt còn yếu, câu văn viết chưa rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả.
-Nội dung một số em làm còn sơ sài, chưa sâu, sự quan sát về cây lúa trong đời sống của người Việt Nam chưa thật kỹ.
- Nói nhiều về đặc điểm, cây lúa trong đời sống VN nói ít, bố cục mất cân đối .
 . Chữa lỗi chung :
1 .Lỗi diễn đạt : Sắp xếp từ ngữ chưa hợp lí .
 Viết câu chưa rõ ràng ý nghĩa .
2 .Lỗi dùng từ : Dùng từ hay trùng lặp ( Nghèo nàn về vốn từ ). 
Ví dụ :
3. Lỗi viết câu : Câu chưa chính xác đúng các thành phần câu . Không chấm câu 
4. Trả bài : HS sửa lỗi trong bài (10 )
 Hs đọc và sữa chữa bài 
Thống kê kết quả :
Sĩ số
Lớp
0 < 3
3 < 5
5 < 8
 8 < 10
TB ä 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9/3
29
9
17
3
20
9/4
30
8
18
4
22
- Lớp 9/3 : Bài viết tốt : Đinh Văn Thiện , Trần Thị Mỷ Dung
 Bài yếu kém : Nguyễn Hoài Việt, Phạm Đăng Khiêm, Bùi Thanh Trực, Hòang, Nhân, Toàn
- Lớp 9/4 : Bài viết tốt : Nguyễn Võ Bích Ngọc, Mỹ Hạnh .
 Bài yếu kém : Nguyễn Hùng Di, Nguyễn Trung Trương Văn Long, Nguyễn Văn An, Lê văn Vinh 
4- Củng cố : 
	- Cho HS có điểm cao nhất đọc bài làm của mình.
	5. Hướng dẫn về nhà : 
	- Ôn lại lí thuyết văn thuyết minh.
	- Chuẩn bị : Kiều ở lầu Ngưng Bích.
----------------------------------------------------------------------------------
BÀI THAM KHẢO : THUÝÊT MINH “CÂY LÚA VIỆT NAM”
Đang ngủ say, tôi giật mình khi nghe tiếng gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gío – người bạn thân thiết của mọi người . Chị cất tiếng :
- Chào Lúa ! lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng vì có việc gấp phải nhờ đến em -
- Ồ, em cũng đang định dậy, trời đã sáng rồi  mà có việc gì thế chị ?
- Chẳng là thế này , tòa sọan báo Ban Mai Xanh giao nhiệm vụ cho chị phải đi phỏng vấn víêt bài về những vấn đề có liên quan đến họ hàng nhà Lúa các em đấy . Lúa giúp chị nhé!
- Ồ được ! Em sẵn sàng, thế chị muốn biết gì nào ?
- Chúng ta bắt đầu nhé ! Em hãy cho chị bíêt về nguồn gốc , quê quán họ nhà Lúa của em đi!
- Chị ạ ! Đã từ lâu , rất lâu rồi, từ khi có con người, có sự sống trên Trái đất thì đã có mặt họ hàng chúng em . Còn quê quán , Họ hàng chúng em không định cư ở một nơi nào mà khắp mọi nơi trên đất nước ta, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra bắc đâu cũng có họ hàng nhà Lúa chúng em sinh sống .
- Nhà Lúa các em đông vui thật, như thế chắc họ hàng cũng đa dạng lắm nhỉ ?
- Đúng vậy chị ạ! Họ nhà lúa chúng em rất phong phú . Ở miền Bắc nơi em đang sinh sống cũng là quê nội thì có Khang Dân, Aûi Quế, nếp. Lúa Nếp tuy sản lượng có phần ít hơn lúa tẻ nhưng không thể thiếu được trong các gia đình Việt Nam, nhất là vào những ngày giỗ chạp, cúng bái  Còn Tám Xoan cấy ở vùng Hải Hậu, Nam Định là một đặc sản nổi tíêng rồi . Chị bíêt không gạo Tám Xoan , đem nấu cơm nóng mà ăn với gìo chả thì ngon tuyệt . Còn miền Nam , quê ngọai em có Dì Hương – thường đuợc gọi Nàng Hương hay Móng Chim , Lúa Gòn ở miền Trung quả là nổi tiếng về hương thơm và bổ dưỡng , lại ngon miệng .
- Phong phú thật, thế còn đặc điểm cơ thể và quá trình sinh trưởng của 3m như thế nào ?
- Chúng em thuộc lọai thân cỏ, rễ chùm, rất thích nghi với ruộng nước . Dân gian chẳng nói “ Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” mà lại . Quá trình gieo trồng của chúng em lại càng linh họat tùy theo thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng miền . Miền Bắc khí hậu lạnh thì người ta cấy , người miền núi trên những thửa ruộng bậc thang giữa sườn đồi không có nước nổi, người dân tộc anh em lại tra hạt, trỉa giống để chờ mưa. miền Trung và Nam bộ, trên những cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay, họ lại dùng phương thức gieo sạ . Dù phương thức nào, sau mười đến 15 ngày, khi chúng em bắt đầu phát triển , bà con nông dân sẽ bón phân, chăm nước , làm cỏ chăm sóc cho chúng em lớn nhanh, xanh mượt . Đến khi chúng em được gọi “ Lúa đang thì con gái “ , họ càng tưng tiu , yêu quí chúng em . Trong suốt quá trình sinh trưởng ngòai đồng ruộng , chúng em chẳng lo lắng gì cả , vì người nông dân VN nào cũng bíêt rõ đặc tính của chúng em “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” . Một hạt thóc làm ra là cả bao công lao vất vả của con người . Chúng em nhớ từng lời ru của họ , thắm đẫm giọt mồ hôi nhọc nhằn 
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mổ hôi thánh thóat như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
	Chính vì khó nhọc, vất vả như thế, nên người dân gọi chúng em là “hạt ngọc của trời” và họ rất trân trọng nâng niu chúng em .
- Trong phát triển chung của đất nước và trong cuộc sống thường ngày các en đã có những đóng góp gì ?
- Vai trò của chúng em đối với đất nước, đối với dân tộc to lớn vô cùng . Chị bíêt không ! Đất nước ta phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp, thì họ hàng nhà Lúa chúng em đóng góp số 1 rồi ! Có tới trên 80% dân số sống bằng nghề Nông “ Cấy cày vốn nghiệp nông gia ..”. Hiện nay, VN là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới đấy . Còn trong cuộc sống thường ngày , chúng em hiến thân tất cả cho con người . Gạo để ăn, nếp được dùng trong lễ hội, ăn mừng, trấu để đun bếp và làm phân bón, cám nuôi heo, gà ,vịt .. thân rạ rơm lợp nhà, làm nấm, cho trâu bò ăn , hạt lúa rơi vãi ngòai đồng ruộng thì làm thực phẩm chính nuôi vịt đàn . Chị biết không ! sau mỗi mùa gặt bội thu người dân ai cũng hớn hở tràn đầy hạnh phúc . Hương cốm mới ngào ngạt hương đồng nội hay nồi xôi gấc tươi tắn, ăn trong tíêt trời thu se lạnh buổi giao mùa , hay bánh tét, bánh chưng ngày giỗ Tết của dân tộc là đặc sản cũng là món ăn tinh thần mà mỗi khi xa quê ai có thể quên được . Kể làm sao cho hết những đặc sản ẩm thực văn hóa Việt Nam từng vùng miền từ lúa gạo . Chỉ bánh tráng thôi , đã có bao nhiêu lọai đặc sản bánh mè, bánh dừa , bánh ruốc, bánh phồng tôm, bánh phồng, bánh nướng, bánh cuốn, bánh ướt .  mang đậm bản sắc quê hương, nước Việt .
Ngày nay, Việt Kiều dù đang sinh sống ở nước ngòai . Họ vẫn không thíêu được các thứ bánh của quê hương .
- Thật tuyệt vời ! Bây giờ chị muốn em đang có những ước mơ gì ?
- Giờ đây làng quê đã có nhiều đổi mới, em chỉ mong con người cải tiến kĩ thuật , sản xuất được niều giống lúa không chỉ ngon mà còn năng suất cao . Kĩ thuật canh tác IBM , ICM được người nông dân áp dụng rộng rãi , để chúng em tung tăng thẳng bước, ra các nước trên Thế giới không còn bị kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi lượng nữa .
- Cuộc trao đổi hôm nay thật là có ý nghĩa . Qua đây chị đã hiểu được nhiều điều về họ hàng nhà Lúa . Oâi ! trời nắng rồi , bác Mặt trời đang cười tươi kia . Thôi , chị phải về víêt lại bài để kịp đăng trên báo . Cảm ơn Lúa đã giúp chị . Chị chào lúa nhé ! 
- Chào chị Gió. Chúc chị thượng lộ bình an .
Trích Văn học &Tuổi trẻ Tháng 8/ 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 9 tuan 6.doc