Giáo án môn Lịch sử 6 - Sơ lược về môn Lịch Sử

Giáo án môn Lịch sử 6 - Sơ lược về môn Lịch Sử

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Vì vậy, học lịch sử là cần thiết.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn.

3- Kĩ năng:

Bước đầu học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh lớp học trường làng xưa.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

I- Ổn định và tổ chức:

II- Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra SGK, vở ghi của học sinh.

III- Giới thiệu bài mới:

- GV giới thiệu qua về chương trình LS lớp 6 vả cả bậc THCS.

- Khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học LS cụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì, học lịch sử để làm gì? Đó là nội dung bài hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Sơ lược về môn Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở đầu
=========================== –&— ===========================
Tuần: 1
Ngày soạn: 4 / 9 / 2007
Tiết: 1
Ngày dạy: 7+8/ 9 / 2007
Bài: 1
Sơ lược về môn lịch sử
mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Vì vậy, học lịch sử là cần thiết.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn.
3- Kĩ năng:
Bước đầu học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế.
Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh lớp học trường làng xưa.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra SGK, vở ghi của học sinh.
III- Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu qua về chương trình LS lớp 6 vả cả bậc THCS.
- Khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học LS cụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì, học lịch sử để làm gì?Đó là nội dung bài hôm nay.
IV- Dạy và học bài mới:
Lịch sử là gì?
Hoạt động dạy-học
Ghi bảng
-? Theo em, cây cỏ, muôn loàingay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không? Vì sao?
- GV: LS mà chúng ta sẽ học là LS xã hội loài người.
-? Có gì khác nhau giữa LS một con người với LS xã hội loài người?
- GV: Một con người chỉ có hoạt động riêng mình, còn xã hội loài người ở phạm vi rộng có liên quan tới tất cả đối tượng.
-? Vậy, theo em LS còn có nghĩa là gì?
- GV ghi bảng.
- GV: LS phong phú và đa dạng như vậy nên cần có quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập.
- HS trả lời:
Sự vật, cỏ cây, làng xóm, đất nước con người có được như ngày hôm nay đều phải trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi.
- HS trả lời:
+ LS một con người là quá trình hình thành- tồn tại và phát triển- tiêu biến.
+ LS xã hội loài người là quá trình hình thành- tồn tại và phát triển- liên tục biến đổi.
- HS trả lời:
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người, xã hội loài người trong quá khứ.
Học lịch sử để làm gì?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1 (SGK- Tr3)
-? Em quan sát được gì từ hình 1. Lớp học trong làng thời xưa có giống lớp học ngày nay không? Vì sao có sự khác nhau đó?
-? Chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
- GV: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như chúng ta nhận thấy, vì vậy chúng ta phải tìm hiểu để biết những gì đã có trong quá khứ và quý trọng những gì hiện có.
-? Vậy học lịch sử để làm gì?
GV: Liên hệ cội nguồn dân tộc Việt Nam, lấy VD trong cuộc sống, gia đình, quê hương
- GV: Mỗi con người cần biết mình thuộc dân tộc nào, tổ tiên, cha ông mình là ai, con người đã làm gì có như ngày hôm nay.
- HS trả lời:
- HS thảo luận:
- HS trả lời (Dựa theo SGK):
- Biết cội nguồn tổ tiên, dân tộc.
- Truyền thống lịch sử dân tộc.
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Dựa vào đâu để biết lịch sử và dựng lại lịch sử?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV: Hướng dẫn HS đọc SGK.
-? Dựa vào đâu để biết lịch sử?
-? Em có thể kể tên các truyền thuyết đã học và đọc?
-? Để biết và dựng lại lịch sử ta có thể dựa vào đâu?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1-2 (SGK- Tr3, 4).
-? Theo em chúng ta có thể xếp chúng vào loại tư liệu nào?
-? Em có biết những câu chuyện lịch sử nào? Câu chuyện đó em được đọc ở đâu?
- GV kết luận: 
 + Đó chính là các loại tư liệu chữ viết.
 + Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm thấy được. Đó là tư liệu- bằng chứng đảm bảo độ tin cậy về lịch sử.
- Học sinh quan sát hình 1-2 (SGK- Tr3, 4).
-HS trả lời: Tư liệu hiện vật.
-HS trả lời:
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật.
- Tư liệu chữ viết.
V- Củng cố bài học:
-? Em thu nhận được gì qua tiết học này?
-? Tại sao nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
VI- Hướng dẫn về nhà:
- HS nắm chắc lịch sử là gì, sự cần thiết phải học lịch sử, những căn cứ để hiểu và dựng lại lịch sử.
- Đọc trước bài 2 “Cách tính thời gian trong lịch sử”:
+ Chuẩn bị tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối bài.
+ Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ lịch treo tường.
	Ngày 5/9/2007

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan(1).doc