Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 84 + 85: Văn bản: Những đứa trẻ. (trích : thời thơ ấu) - M. go – rơ - ki

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 84 + 85: Văn bản: Những đứa trẻ. (trích : thời thơ ấu) - M. go – rơ - ki

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.

2. Thái độ.

- Học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số một.

 3. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự .

B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.

* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.

* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C.Tổ chức các hoạt động dạy và học.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. ( 1)

Tuổi thơ luôn gắn liền với tình bạn, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình bạn của cậu bé A-li-ô-sa có gì đặc biệt tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 84 + 85: Văn bản: Những đứa trẻ. (trích : thời thơ ấu) - M. go – rơ - ki", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/08 
Ngày dạy: 26/12/08 
Tiết 84+ 85- Văn bản: Những đứa trẻ.
	 ( Trích : Thời thơ ấu )
 - M. Go – rơ - ki.
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Thái độ.
- Học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số một.
 3. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự .
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.
* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. ( 1’)
Tuổi thơ luôn gắn liền với tình bạn, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình bạn của cậu bé A-li-ô-sa có gì đặc biệt tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
* Hoạt động 3 : Bài mới. )
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung chính.
- GV : Nêu yêu cầu đọc : Chú ý những đoạn đối thoại phù hợp với từng nhân vật.
 +Đối với những học sinh khá yêu cầu đọc đúng chính tả và đọc diễn cảm
 +Đối với những học sinh trung bình yêu cầu đọc đúng chính tả không sai và biết cách ngắt nghỉ đúng dấu câu
 +Đối với những học sinh còn yếu yêu cầu đọc đúng chữ và biết cách ngắt nghỉ đúng dấu câu.
-GV đọc mẫu cho học sinh một đoạn và gọi từng đối tượng học sinh đọc.
->GV và học sinh nhận xét sửa sai.
? Việc những đứa trẻ con ông đại tá chơi thân với A – li - ô - sa , bất chấp sự cấm đoán của bố cho thấy tình bạn của bọn trẻ như thế nào ?
? Qua hành động A – li -ô - sa trèo cây tìm bạn và cả bọn cùng trèo lên xe trượt tuyết cũ , ngắm nghía nhau cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau như thế nào ?
? Trong đoạn này , tác giả sử dụng chủ yếu kiểu ngôn ngữ nào ?
? A – li - ô - sa đã trèo cây bắt chim vì nó hót hay, nhưng A – li -ô - sa cũng nhanh chóng từ bỏ ý định này khi một đứa bạn nhỏ nhất phản đối, cậu ta sẵn sàng bắt một con bạch yến theo ý muốn của bạn. Từ đó em nghĩ gì về tình bạn của A – li -ô sa ? 
? Cách kể của tác giả trong đoạn truyện này có gì đặc biệt ?
? Từ đó hình ảnh những đứa trẻ hiện lên như thế nào ? Tình bạn cuả chúng ra sao ?
? Nhân vật A – li - ô - sa hiện lên như thế nào trong mắt những người bạn của cậu ?
? Khi người cha xuất hiện, bọn trẻ con lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà như những chú ngỗng con ngoan ngoãn. Em hiểu gì về bọn trẻ từ những chi tiết này ?
? Bọn trẻ đã kể cho A –li -ô - sa về cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy đượcđang sống ra sao, nhưng chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Em nghĩ gì vè cuộc sống của bọn trẻ từ những chi tiết này ?
? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này, A- li -ô - sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào ?
? A –li -ô - sa cảm thấy tin yêu lắm và luôn muốn làm cho chúng vui thích. Em hiểu tình bạn của A- li -ô - sa như thế nào từ suy nghĩ đó 
? Nhận xét về nghệ thuật tự sự trong đoạn này?
? Từ đó em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ ? về tình bạn của chúng ?
? Em hiểu thêm gì về A – li -ô - sa ?
I. Hướng dẫn đọc.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm.
-Luôn hướng về nhau , đoàn kết và quan tâm đến nhau.
- Ngôn ngữ đối thoại.
- Biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật . Kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với cổ tích.
- Sinh động và chân thực. Gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hy vọng.
- Yêu quí, đồng cảm, sẻ chia mọi buồn vui của bạn.
- Bọn trẻ ngoan ngoãn nhưng cam chịu và thật đáng thương.
- Âm thầm và cô độc , thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt.
- Đồng cảm , chia sẻ và nâng đỡ. 
- Một tình bạn xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Đơn độc , sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ. đó là cuộc sống bất hạnh. 
- Yêu quí, gắn bó, thuỷ chung. Đó là một tình bạn trong sáng , ấm áp, sâu sắc và cao cả.
- Hiểu biết, chân thành, giàu lòng nhân ái.
	* Hoạt đông 4 : Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:.
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ một.
	-Học kĩ lại các kiến thức đã học của cả ba phân môn.
Ngày nhận đề:21/12/08
Ngày kiểm tra:22/12/08 
Tiết 87+ 88: Kiểm tra học kì I
(Theo đề và đáp án của Sở giáo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 84-85 - VH.doc