Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 Tiết 1: Giúp học sinh:

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả và tác phẩm.

- Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Tiết 2.

Giúp học sinh:

- Phẩm chất tốt đẹp của người thiếu nữ: Kiều Nguyệt Nga.

- Ước vọng hạnh phúc của Nguyễn Đình Chiều.

- Phần nào hiểu dược sức sống và giá trị của truyện Lục Vân Tiên.

2. Kỹ năng:

Tiết 1:

-Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.

Tiết 2.

- Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.

3. Thái độ:

Tiết 1

-Coi trọng hành động nghĩa khí của con người.

Tiết 2.

- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 -Tiết 38 ,39 
Ngày soạn: 18.10.2009
(Trích: Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức:
	Tiết 1:	Giúp học sinh: 
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Tiết 2.
Giúp học sinh: 
- Phẩm chất tốt đẹp của người thiếu nữ: Kiều Nguyệt Nga.
- Ước vọng hạnh phúc của Nguyễn Đình Chiều.
- Phần nào hiểu dược sức sống và giá trị của truyện Lục Vân Tiên.
Kỹ năng:
Tiết 1:
-Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
Tiết 2.
- Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
Thái độ:
Tiết 1
-Coi trọng hành động nghĩa khí của con người.
Tiết 2.
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 9 – Tập I; Bình giảng Ngữ văn 9.
Tập Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Những tư liệu về lời bình của đoạn trích “Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”– soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
H1: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” và cho biết tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích?
YCTL: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
+ Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người,tố cáo thế lực của đồng tiền.
+ Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp, hạ thấp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: (1 phút)
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi lòng căm thù quân xâm lược, chứa chan lòng yêu nước thương dân trong cảnh loạn li, là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo làm người. Truyện Lục Vân Tiên đã làm cho tên tuổi của đồ Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp. Đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp của Nguyễn Đình Chiểu. Cụ thể đoạn trích này như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
b.Tiến trình tiết dạy
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
30’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
* GV gọi HS đọc chú thích (*)
H1: Nêu vắng tắt quê hương, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả?
H2: Những tính cách, bài học rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp?
* GV gọi HS đọc đoạn tóm tắt tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
* GV: cung cấp cho HS biết vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Tác phẩm được viết khoảng đầu những năm 50 TK XIX với 2082 câu thơ lục bát. 
* * GV hướng dẫn HS đọc. 
( Đọc cần chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh và lời nói của hai nhân vật chính.)
GV đọc mẫu.
GV gọi HS đọc.
(YC các HS khác phải theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc theo yêu cầu của thầy.)
GV gọi HS đọc chú thích số SGK.
GV giải thích những từ khó.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục, đại ý văn bản.
H3: Dựa vào tóm tắt truyện SGK, hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
H4: Hãy tóm tắt nội dung sự việc được kể trong đoạn truyện này từ các nhân vật?
+ Nhân Vật LVTiên?
+ Nhân vật KNNga?
H5: Nhân vật chính của đoạn trích này là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính?
H6: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần?
* GV hướng dẫn HS phân tích:
H7: Hãy thuật lại sự việc đánh cướp của Vân Tiên trong đoạn đầu văn bản?
H8: Sự việc đánh cướp được kể qua các hành động, lời nói điển hình nào của LVTiên?
H9: Theo em, chi tiết nào diễn tả rõ nhất khí phách của LVTiên? Vì sao như thế?
* GV: Tác giả đã dùng phép so sánh hành động của LVTiên với Triệu Tử ngày trước.
H10: Theo em, hành động nào là đẹp nhất?
H11: Sau khi đánh tan bọn cướp, LVTiên được KNNga đền ơn, đáp nghĩa. Vì sao chàng không nhận?
H12: Câu thơ nào nói lên điều đó? Giải thích câu thơ đó?
* GV phân tích hành động và nghĩa cử cao đẹp của LVTiên.
H13: Em nhận xét như thế nào về nhân vật LVTiên?
HS đọc.
TL: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) 
TL: Nghị lực sống, cống hiến cho đời.
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
HS đọc.
HS lắng nghe.
HS đọc.
HS đọc chú thích số.
TL: Vị trí đoạn trích: nằm phần đầu truyện.
TL: LVTiên một mình đánh tan bọn cướp, cứu KNNga. Hai người kết nghĩa ân tình.
TL: LVTiên trên đường đi thi trở về, tình cờ gặp bọn cướp, VTiên đành ra tay đánh tan bọn cướp, cứu một người thiếu nữ. Chàng hỏi chuyện biết được nàng là Nguyệt Nga, con quan, chàng từ chối ý định báo đấp, đền ơn của nàng.
TL: KNNga là một thiếu nữ, con quan trên đường đi Hà Khê đến chỗ cha làm việc bị bọn cướp vây bắt, may được LVTiên cứu thoát. Cảm kích trước hành động này nàng muốn bày tỏ ơn nghĩa nhưng chàng đã từ chối.
TL: LVTiên là nhân vật chính.
Vì nhân vật này là trung tâm của hai sự việc: đánh cướp và trò chuyện với KNNga.
TL: 2 phần.
+ Từ đầu  thân vong:
LVTiên đánh cướp.
+ Còn lại: 
Cuộc trò chuyện giữa LVTiên và KNNga.
TL: Là một thư sinh trên đường đi thi trở về, gặp bọn cướp, Vân Tiên bèn dùng cây làm gậy một mình đánh tan bọn cướp.
TL: Hành động: 
Bẻ cây  xông vô.
Tả đột hữu xung.
* Lời nói: 
Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ – Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
TL: HS tự bộc bạch.
TL: Hành động của Vân Tiên đánh cướp cứu người lương thiện, còn Triệu Tự phá vòng vây quân Tào để bảo vệ A Đẩu con Lưu Bị chỉ vì chủ tướng.
 TL: Vì Vân Tiên nghĩ rằng đó là người anh hùng phải trọng nghĩa, khinh tài. Làm ơn không mong được đền đáp.
TL: Làm ơn há dễ mong người trả ơn
Nhớ câu . 
 .. cũng phi anh hùng.
TL: Là người anh hùng, trọng nghĩa, khinh tài, có hí phách – căm ghét áp bức.
I/ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1.Tác giả và tác phẩm:
-Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) 
Nghị lực sống, cống hiến cho đời.
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 Tác phẩm được viết khoảng đầu những năm 50 TK XIX với 2082 câu thơ lục bát
2. Đọc:
Đọc cần chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh và lời nói của hai nhân vật chính
3. Tìm hiểu chú thích:
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Ví trí đoạn trích: nằm phần đầu truyện.
2. Bố cục: (2 phần)
+ Từ đầu  thân vong:
LVTiên đánh cướp.
+ Còn lại: 
Cuộc trò chuyện giữa LVTiên và KNNga.
III. PHÂN TÍCH:
a. Lục Vân Tên đánh cướp:
* Hành động: 
Bẻ cây xông vô.
Tả đột hữu xung
/Hành động anh dũng, giàu nghĩa khí/
+ Lời nói: Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ – Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
/Thẳng thắn, bênh vực kẻ yếu/
Làm ơn há dễ mong người trả ơn
Nhớ câu . 
 .. cũng phi anh hùng.
/Là người anh hùng, trọng nghĩa, khinh tài, có khí phách – căm ghét áp bức./
HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT2
HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT2
HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT2
30’
5’
5’
4’
* GV hướng dẫn HS phân tích (tt)
H1: Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện của LVTiên và KNNga?
Theo dõi nhân vật LVTiên trong cuộc đối thoại và cho biết:
H2: Nhân vật Vân Tiên chủ yếu miêu tả bằng những chi tiết nào?
H3: Những lời nói nào có giá trị khắc họa rõ nhất nhân vật LVTiên?
H4: Từ những lời nói trên, em hiểu gì về con người Vân Tiên?
H5: Từ đó em cảm nhận vẻ đẹp gì ở Vân Tiên?
Theo dõi nhân vật KNNga trong cuộc đối thoại này và cho biết: 
H6: Loại chi tiết chủ yếu để khắc họa nhân vật này là gì?
H7: Theo em, lời nói nào của Nguyệt Nga có giá trị khắc họa rõ nét tính cách nhân vật này?
H8: Theo em, đặc điểm tính cách nào nhân vật Nguyệt Nga được bộc lộ qua đoạn trích?
H9: Từ đó, Kiều Nguyệt Nga đã tự bộc lộ vẻ đẹp nào của nàng?
H10: Từ cuộc trò chuyện của Vân Tiên và Nguyệt Nga, em mong ước điều gì ở họ?
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS tổng kết
H11: Đọc đoạn trích, em cảm nhận những vẻ đẹp nào của những con người trẻ tuổi như LVTiên và KNNga?
H12: Nghệ thuật sử dụng qua đoạn trích?
H13: Nhiều ý kiến cho rằng số phận và tính cách nhân vật LVTiên có nhiều nét tương đồng với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, em hiểu gì về Nguyễn Đình Chiểu qua các nhận xét sau:
- Coi trọng nghĩa khí.
- Trân trọng giá trị đạo đức truyền thống.
- Khát vọng hạnh phúc
- Khát vọng hành động giúp đời.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS đọc lại đoạn trích.
Củng cố: 
--Vân Tiên là người như thế nào qua đoạn trích?
-Em học hỏi được gì từ những lời nói của LVTiên qua đoạn trích?
-Những phẩm chất tốt đẹp nào của LVTiên dược thể hiện qua đoạn trích?
HS đọc.
TL: Sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên nghe tiếng khóc trong kiệu liền hỏi vọng vào. Từ trong Nguyệt Nga giải bày sự việc gặp nạn, xin được đền ơn. Vân Tiên gạt đi vì theo chàng “Làm ơn há dễ trong người trả ơn.”
TL: Hành động và lời nói. 
TL: Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai.
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
TL: Coi trọng danh dự và bổn phận.
- Vô tư, trong sáng trong việc cứu người.
- Coi trọng khí phách của người anh hùng.
TL: Ngay thẳng, nghĩa hiệp.
TL: Quê nhà – Hà Khê – Làm con – cũng đành.
Lâm nguy  một hồi
Trước xe quân tử  sẽ thưa.
Hà Khê  cho chàng.
TL: Lời nói nhân vật.
TL: Chân thật, hiếu thảo, trong trắng, nết na, ân nghĩa.
TL: Vẻ đẹp tâm hồn, chân thật nết na, ân tình.
TL: HS tự bộc lộ theo cảm nhận riêng.
TL: Lục Vân Tiên: khí phách cao thượng.
Kiều Nguyệt Nga: nết na, tình nghĩa.
Thể hiện khát vọng hành đạo để giúp đời của tác giả qua việc khắc họa phẩm chất hai nhân vật LVTiên và KNNga.
TL: Nghệ thuật: xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
TL: Tất cả các ý trên.
HS đọc.
b. Cuộc trò chuyện giữa LVTiên và KNNga:: 
* LVTiên:
Khoan khoan  chớ ra
Nàng là .. ta là phận trai.
Vân Tiên .. liền cười
Làm ơn  người trả ơn.
Nhớ  cũng phi anh hùng
- Coi trọng danh dự và bổn phận.
- Vô tư, trong sáng trong việc cứu người.
- Coi trọng khí phách của người anh hùng.
- Ngay thẳng, nghĩa hiệp.
* KNNga:
Quê nhà – Hà Khê – Làm con – cũng đành.
Lâm nguy  một hồi
Trước xe quân sẽ thưa.
Hà Khê  cho chàng.
/Chân thật, hiếu thảo, trong trắng, nết na, ân nghĩa./
IV. TỔNG KẾT: 
-Thể hiện khát vọng hành đạo để giúp đời của tác giả qua việc khắc họa phẩm chất hai nhân vật LVTiên và KNNga.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói
III. Luyện tập:
Đọc lại đoạn trích.
 4 Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút)
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn phần bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”.
-------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van9 tiet38.doc