Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 44: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 44: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo)

Tiết 44: Tổng kết về từ vựng

 (Tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: củng cố lại kiến thức đã học về từ đồng âm, đồng nghĩa,từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.

- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.

2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết làm bài tập.

II. Chuẩn bị

GV: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.

HS: ôn tập trước phần từ đồng âm, đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 44: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44: Tổng kết về từ vựng
 (Tiếp theo)
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: củng cố lại kiến thức đã học về từ đồng âm, đồng nghĩa,từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.
Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.
Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết làm bài tập.
Chuẩn bị
GV: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.
HS: ôn tập trước phần từ đồng âm, đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.
Tiến trình tiết dạy
Ổn địn tổ chức lớp 9A1:.
Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Phân biệt từ đơn, từ phức? cho VD?
Trả lời: + Từ đơn là từ chỉ có một âm tiết. VD: nhà, cây, trời.
 + Từ phức là từ gồm 2 âm tiết trở lên và được chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép.VD: xanh xanh, xôn xao, quần áo.
Lời vào bài mới.
Ở các lớp trước các em đã được học về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựngĐể các em nắm chắc kiến thức đã học. Hôm nay cô và các em sẽ học bài tiếp theo về tổng kết từ vựng.
Tiến trình bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: gọi HS nhắc lại khái niệm về từ đồng âm?
Trả lời: từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: Kiến bò(1) đĩa thịt bò(2)
Bò 1: là động từ chỉ hoạt động của động vật.
Bò 2: là danh từ chỉ một loài động vật.
g Nghĩa của 2 từ này khác xa nhau nhưng có vỏ âm thanh giống nhau. Đây là từ đồng âm.
GV: gọi một HS nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa?
Trả lời: là một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau, có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VD Chân người: chỉ bộ phận trên cơ thể.
Chân Chân bàn: chỉ bộ phận của đồ dùng.
 Chân núi: chỉ phần thấp nhất của ngọn núi tiếp giáp với đất
g 1 từ “chân” mà có nhiều nét nghĩa khác nhau đây chính là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
GV: gọi HS đọc bài tập 2 trang 124
Hỏi: trường hợp nào trong bài tập là hiện tượng từ đồng âm và hiện tượng từ nhiều nghĩa? Vì sao?
Trả lời: a, hiện tượng từ nhiều nghĩa.
“lá phổi” là hiện tượng chuyển nghĩa của từ “lá” trong “ lá xa cành”. Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
b, hiện tượng từ đồng âm
Đường 1: chỉ con đường đi.
Đường 2: chỉ tính chất của vị giác.
Hai từ này có ý nghĩa khác nhau nhưng có vỏ âm thanh giống nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.
GV: gọi HS nhắc lại khái niệm thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
Trả lời: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Hỏi: từ đồng nghĩa có mấy loại?
Trả lời: 2 loại.
+ Tương đối: không thể thay thế nhau trong mọi văn cảnh. VD: Chết, hi sinh, bỏ mạng, tỏi.
+ Tuyệt đối: có thể thay thế cho nhau trong mọi văn cảnh. VD: Tàu hoả, xe lửa.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2 – T125
GV: Theo em thì cách hiểu nào là cách hiểu đúng?
GV: Lí giải vì sao
a, Không đúng vì hiện tượng từ đồng nghĩa là hiện tượng chung của các ngôn ngữ trên thế giới.
b, Không đúng. Đồng nghĩa có thể quan hệ giữa hai hoặc ba từ. VD: ba, tía, bố, thầy, cha.
c, không đúng các từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
d, Đúng vì các từ đồng nghĩa có thể không thay thế được cho nhau trong mọi văn cảnh. VD: chết, mất, hi sinh, bỏ mạng.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 trang 125
Hỏi: theo em cơ sở nào từ “ xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi” ? tác dụng? 
Trả lời : Xuân ứng với một mùa trong năm, một năm lại tương ứng với 1 tuổi. Tác giả dùng phép hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ toàn thể tác dụng 
nói lên tinh thần lạc quan của Bác.
GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm thế nào là từ trái nghĩa?
Trả lời: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: cao - thấp, ngắn – dài, già - trẻ, đen - trắng.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD: tính lành – tính dữ.
Lành bát lành – bát vỡ.
 áo lành – áo rách.
Từ trái nghĩa sử dụng cho thể đối tạo các hình ảnh tương phản gây ấn tượng mạnh.
VD: 
“ Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”
GV: gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV: vậy trong các cặp từ đó cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
GV: nhận xét câu trả lời và nói mở rộng trong văn cảnh cụ thể thì các từ như voi- chuột, chó- mèo cũng có thể là các cặp từ trái nghĩa.
+ Đầu voi đuôi chuột
+ Cắn nhau như chó với mèo
Đây là các cặp từ trái nghĩa lâm thời trong văn cảnh khác thì sẽ không trái nghĩa.
+ Trong công viên có một con voi và 2 con chuột.
+ Nhà tôi nuôi 1 con chó và 1 con mèo.
GV: gọi HS đọc đề bài.
GV: hướng dẫn cách làm và yêu cầu các em về nhà làm bài.
Þ Các em phải đọc kĩ đề bài, hiểu rõ ý nghĩa của từng từ.
+ Cùng nhóm với sống - chết: chiến tranh – hoà bình, đực – cái, chẵn - lẻ.
Đây là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối có tính chất phủ định lẫn nhau không thể vừa A vừa B.
+ Cùng nhóm với già - trẻ: cao - thấp, yêu – ghét, nông – sâu.
Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối có thể vừa A vừa B.
GV: gọi HS nhắc lại khái niệm?
Trả lời: nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
+ Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
VD: Động vật
 Thú Chim Cá
Hổ Báo Sẻ Sáo Trắm Mè
- Một số từ được coi là hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của một từ khác.
VD: từ “ Hổ” có nghĩa hẹp hơn “động vật” 
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ này có thể đồng thời có nghiã hẹp với một từ khác.
VD: “ Cá” có nghĩa rộng hơn “ Cá Mè” nhưng có nghĩa hẹp hơn với từ “động vật” 
GV: gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
GV: gọi HS lên làm bài tập.
 Từ
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 Đẳng lập Chính phụ L. bộ phận L. hoàn toàn
 Láy âm Láy vần
GV: giải thích
- Từ đơn là từ có 1 âm tiết: Nhà, Biển.
- Từ phức là từ gồm có 2 âm tiết trở lên.
- Từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa là từ ghép, trong từ ghép có ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
- Từ phức có quan hệ với nhau về ngữ âm là từ láy, trong từ láy có láy bộ phận và láy hoàn toàn.
Hỏi: thế nào là trường từ vựng?
Trả lời: trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Hỏi: hãy lấy VD về trường từ vựng đồ dùng học tập?
GV: gọi HS đọc đề bài.
GV: hãy tìm ngững từ có cùng trường từ vựng trong đoạn trích?
Trả lời: “ Tắm - bể” cả 2 từ đều trong 1 trường từ vựng nói về nước.
- Tác giả đã dùng 2 từ này khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và làm tăng giá trị tố cáo.
V.Từ đồng âm
1. Khái Niệm: ( Sgk 7,tập 1- Trang 135)
VD: Kiến bò đĩa thịt bò
Þ Kn từ nhiều nghĩa (Sgk6 tập 1- trang 56).
2.Bài tập.
- Bài tập 2(T124)
a, hiện tượng từ nhiều nghĩa.
b, hiện tượng từ đồng âm.
VI. Từ đồng nghĩa.
1. khái niệm (Sgk7, tập 1- trang 114)
VD: mẹ, má, bầm, bủ
Bài tập
-Bài tập 2( T125)
d, đúng
Bài tập 3(T125)
VII. Từ trái nghĩa
Khái niệm(sgk7 tập 1 trang 128)
VD: già - trẻ, cao - thấp, ngắn – dài.
Bài tập.
Bài tập 2.(T125)
+ Cặp từ trái nghĩa: xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp.
Bài tập 3.(T125)
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Khái niệm
(Sgk 8, tập 1,trang 10)
2.Bài tập.
( trang 126)
IX. Trường từ vựng.
1. Khái niệm.
(Sgk 8, tập 1, trang 21)
VD: thước kẻ, êke, bút, sách, vở.
Bài tập 2.
(Sgk trang 126)
IV. Củng cố.
GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
V. Dặn dò.
- Yêu cầu các em thuộc hết các khái niệm, chưa thuộc thì phải đọc sách lớp 7, lớp 8 để ôn lại kiến thức.
- Về nhà làm bài tập 3 phần từ trái nghĩa trang 125
- Về nhà soạn bài Đồng Chí
VI. Rút kinh nghiệm.
Nhận xét của giáo viên: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 Tong ket ve tu vung tiep theo.doc