Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí

Tiết 46: ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

A. Mục tiêu:

 Giúp HS cảm nhận dược vẽ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng đội, đồng chí và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

Nắm dược đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh cô đúc, gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 Rèn luyện năng lực cảm thụ, phân tích

 Cảm phục và yêu mến anh bộ đội.

B. Phương pháp: Phân tích, thảo luận.

C.Chuẩn bị: -HS đọc và soạn bài.

 -GV chuẩn bị một số hình ảnh: ảnh tác giả, hình minh họa bộ đội đứng gác.

D.Tiến trình :

I.Ổn định:

II.Kiểm tra bài củ:

 ? Đọc đoạn thơ kể việc LVT đánh bọn giặc cướp Phong Lai trong đoạn trích LVT cứu KNN . Vì sao chỉ một mình mà Vân Tiên vãn xông vào đánh cướp?

III.Bài mới:

 Nền thơ hiện đại VN có rất nhiều bài thơ hay viết về người lính, trong đó Đồng chí của Chính hữu được coi là một tượng đài về người lính CM trong những năm kháng chiến chống Pháp với vẽ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng sáng ngời lí tưởng chiến đấu vì độc

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết 46: Đồng chí
 (Chính Hữu)
Mục tiêu: 
 Giúp HS cảm nhận dược vẽ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng đội, đồng chí và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
Nắm dược đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh cô đúc, gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 Rèn luyện năng lực cảm thụ, phân tích
 Cảm phục và yêu mến anh bộ đội.
B. Phương pháp: Phân tích, thảo luận.
C.Chuẩn bị: -HS đọc và soạn bài.
 -GV chuẩn bị một số hình ảnh: ảnh tác giả, hình minh họa bộ đội đứng gác.
D.Tiến trình : 
I.ổn định:
II.Kiểm tra bài củ:
 ? Đọc đoạn thơ kể việc LVT đánh bọn giặc cướp Phong Lai trong đoạn trích LVT cứu KNN . Vì sao chỉ một mình mà Vân Tiên vãn xông vào đánh cướp?
III.Bài mới: 
 Nền thơ hiện đại VN có rất nhiều bài thơ hay viết về người lính, trong đó Đồng chí của Chính hữu được coi là một tượng đài về người lính CM trong những năm kháng chiến chống Pháp với vẽ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng sáng ngời lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của tổ Quốc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
 Hoạt động của gv, hs.
 Kiến thức trọng tâm
1. HĐ1: 
- HS đọc phần chú thích *(sgk)
?Qua giới thiệu của SGK, hãy cho biết năm
 sinh năm mất của nhà thơ Chính Hữu?
? Em biết bài thơ Đồng chí ra đời trong 
hoàn cảnh nào?
+GV cung cấp tư liệu (ảnh t/g, tập thơ)
-HS đọc bài thơ(nhịp chậm, giọng trầm,
chú ý nhịp thơ : miệng cười-buốt giá, chân 
không giày).
-Chú thích 1,3,4.
? Bài thơ viết về ai, về điều gì? 
Cho biết thể thơ và bố cục của bài thơ?( Câu
 thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng.Mạch cảm xúc và suy 
nghĩ trong bài thơ được triễn khai ntn trước và
 sau dòng thơ đó?)
 +-GV giới thiệu mạch của bài thơ (Cơ sở của tình đồng chí-7 dòng thơ đầu; Những biểu hiện của tình đồng chí-10 dòng tiếp; Biểu tượng về người lính-3 dòng cuối.) 
 HĐ2: 
-HS đọc 6 dòng thơ đầu. 
? Những con người cụ thể nào đang được 
 nói tới trong những dòng thơ đầu? Hình ảnh 
thơ nào cho thấy giữa họ có sự tương đồng ? 
Đó là điều gì ?(cùng cảnh ngộ, cùng chung 
giai cấp)
? Hình ảnh Súng bên súng đầu sát bên đầu
gợi nên cảm nhận gì về đội ngũ của những 
người lính ?
? Tri kỉ nghĩa là thế nào? Hình ảnh Đêm rét
 chung chăn thành đôi tri kỉ gợi cho ta
 điều gì nữa về cơ sở của tình đồng chí?
? Như vậy, cơ sở của tình đồng chí là gì?
 Em có cảm nhận gì về dòng thơ thứ 7 ?
(Dòng 7 chỉ 2 tiếng như một lời khẳng định,
Là bản lề gắn kết 2 phần của đoạn thơ)
+GV nêu cấu trúc X của bài thơ.
-HS đọc 10 dòng thơ tiếp theo.
?Những chi tiết, hình ảnh nào biểu hiện tình 
đồng chí, đồng đội của những người lính ?
ở đây tác giả đã sử dụng các b.pháp ng.th gì?
?Em hiểu ntn về các chi tiết và hình ảnh đó? 
?Như vậy, vẽ đẹp nào của tình đồng chí đã 
được gợi mỡ qua những hình ảnh và chi tiết
 trên?(hình ảnh bàn tay nắm bàn tay nói lên
 điều gì?)
?Hãy đọc chậm, diễn cảm 3 dòng thơ cuối bài?
Cảnh tượng người lính đứng bên nhau chờ giặc
 giữa rừng dêm đã phản ánh điều gì?
TL: Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh
 thực hay là tưởng tượng ? Hình ảnh đó gợi 
nên những liên tưởng nào về người lính và 
cuộc chiến đấu của họ ?
(xa -gần, súng - trăng, thực tại - mơ mộng, 
chất chiến đấu - chất trữ tình, chiến sĩ - thi sĩ.. )
?Tại sao tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí ?
Qua bài thơ em có cảm nhận gì về hình ảnh 
anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
-HS đọc ghi nhớ (sgk)
 HĐ3:
-HS làm bài tập trắc nghiệm.
I. Tìm hiểu chung:
-Chính Hữu (1926 -2007), nhà thơ chiến sĩ.
-Đồng chí (1948) được in trong tập Đầu 
súng trăng treo (1966).
+Bài thơ viết về những người lính cách mạng, 
 và tình đồng chí của họ.
+Thể thơ tự do.
+Bố cục: 3 ý.
II.Phân tích:
1.Cơ sở của tình đồng chí:
+Anh với tôi , đôi người xa lạ-quen nhau
+Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá 
 -> Cùng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
+ Súng bên súng đầu sát bên đầu 
 -> Cùng chung nhiệm vụ, cùng sát cánh bên nhau trong chiến đấu. 
+Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 ->Cùng sẽ chia gian lao, gắn bó bền chặt
Sự tương đồng về cánh ngộ, cùng giai cấp, cùng mục đích nhiệm vụ, lí tưởng làm nên tình đồng chí.
 +Đồng chí ! -> Câu thơ đặc biệt, vừa khẳng định, vừa gợi mở.
2.Những biểu hiện của tình đồng chí:
-Ruộng nương để bạn thân cày
 Gian nhà không,
 Giếng nước gốc đa nhớ
-Biết từng cơn ớn lạnh...rét run người
-áo anh rách, quần tôi vá, chân không giày buốt giá
-Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
-> Câu thơ sóng đôi, hình ảnh đối xứng.
=> Sự đồng cảm và thấu hiểu.
 Cùng trải qua, cùng sẽ chia gian khổ. 
 Cùng tiếp thêm tình cảm và ý chí.
 =>Tình đồng chí là sức mạnh của những người lính.
3.Biểu tượng về người lính:
+Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
->Hiện thực gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp 
->Hình ảnh đẹp về tình đồng chí ,về người lính cách mạng. 
+Đầu súng trăng treo.
=>Hình ảnh thực, giàu biểu tượng đẹp về người lính cách mạng.
* GHI NHớ : 
III.Luyện tập:
1.Trắc nghiệm.
IV. Củng cố:
?Đọc thuộc lòng bài thơ.
E.Dặn dò:
 -HS học thuộc lòng bài thơ.
 -Viết đoạn văn nêu cảm nhận đoạn cuối bài thơ.
 -Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 46 Dong chi.doc