Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 84

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 84

Ngày soạn: 16/11/2009

 Tiết 66 - 67 LẶNG LẼ SA PA

 ( Nguyễn Thành Long )

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện.

B. Chuẩn bị:

 * Giáo viên: Bài soạn, Văn bản hoàn chỉnh

 * Học sinh: Vở soạn văn, vở bài tập ngữ văn.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2009 
 Tiết 66 - 67 LẶNG LẼ SA PA
 ( Nguyễn Thành Long )
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
	 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
	 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện.
B. Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Bài soạn, Văn bản hoàn chỉnh
 * Học sinh: Vở soạn văn, vở bài tập ngữ văn.
C. Tiến trình lên lớp:
 Tiết 1
1/ Ổn định lớp. 
2/ Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn những mâu thuẫn và sự nhất quán trong tình cảm 
 của nhân vật ông Hai trong đoạn trích “Làng” của Kim Lân?
3/ Bài mới: 
*Giới thiệu bài: “ Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Nhân vật chính của truyện chỉ hiện ra trong thoáng chốc nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp.
* Nội dung bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
- Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
? Hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
=> GV giới thiệu tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm cụ Hồ (1905)” ; “Gió bác gió nồm (1956)” ; “Chuyện nhà chuyện xưởng (1962)” ; “Giữa trong xanh (1972)”. 
- Học sinh kết hợp đọc chú thích và giải thích từ ngữ khi đọc văn bản.
? Văn bản là một chuyện ngắn hiện đại, theo em cốt truyện hướng tới nội dung nào?
=>HS: Cốt truyện hướng tới những sinh hoạt và lao động bình thường.
? Trong ba nhân vật: ông họa sĩ, cô gái và anh thanh niên, ai là nhân vật tập trung sự miêu tả của tác giả?
=>HS: Nhân vật anh thanh niên.
? Truyện được kể với sự đan xen các phương thức biểu đạt nào?
=>HS: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận -> tạo hứng thú
? Hãy tóm tắt văn bản theo diễn biến của câu chuyện?
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
- GV đọc 1 đoạn; gọi học sinh đọc tiếp đoạn chính: cuộc gặp gỡ của 3 nhân vật trên đỉnh Yên Sơn.
- Hướng dẫn đọc kết hợp với chú thích từ ngữ.
*GV: Truyện có 4 nhân vật; Nhân vật chính: anh thanh niên ở trạm khí tượng. Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh; chỉ trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa; anh hiện ra chỉ đủ cho mọi người cảm nhận “trong cái lặng im của Sa Pa”.
? Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác. Qua “điểm nhìn” ấy, em thấy anh thanh niên có hoàn cảnh sống và công việc như thế nào?
? Em có nhận xét gì về điều kiện sống và công việc của anh thanh niên?
=>HS: Điều kiện sống khó khăn, khắc nghiệt; Công việc âm thầm, lặng lẽ
? Qua nhũng lời giới thiệu về anh thanh niên, em thấy đâu là chi tiết bình thường? đâu là chi tiết khác thường ở anh? Điều đó nói với chúng ta những gì về con người anh?
=>HS thảo luận: Đó là con người trẻ tuổi bình thường, với những công việc bình thường trong cuộc sống.
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn truyện?
=> Hs: Miêu tả gián tiếp qua lời kể của bác lái xe và ông họa sĩ + trực tiếp qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
? Từ đó đặc điểm nào trong cách sống của anh được bộc lộ?
=> HS thảo luận: Con người yêu công việc, có ý thức cao với công việc.
? Ở nhân vật anh thanh niên có những nét tính cách và phẩm chất gì độc đáo, gây được thiện cảm với mọi người?
- HS đọc: “Những lời giới thiệu”
? Trong điều kiện sống và công việc ấy, điều gì đã khiến anh vượt qua những khó khăn ấy?
=> HS: Ở nhân vật anh thanh niên có những nét tính cách và phẩm chất độc đáo, giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh, chiến thắng bản thân.
+Thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người “phát hiện đám mây khô”
+ “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”
+ Cuộc sống không buồn tẻ, cô đơn vì có nguồn vui khác nữa: đọc sách -> như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.
+ Tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động.
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ khi có khách xa đến; nhiệt thành giới thiệu người khác đáng cảm phục
=>Hs: Anh thanh niên là một người trẻ tuổi bình thường , với công việc bình thường, nhưng yêu quí con người đến tân tụy, sống giản dị, hiểu và say mê công việc; luôn vượt lên mọi khó khăn; có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và cộng đồng
? Anh thanh niên tiêu biểu cho lớp người như thế nào?
( Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử đất nước)
=>Hs: Anh thanh niên có ý thức trách nhiệm với công việc, cuộc sống, có suy nghĩ sâu sắc; hơn nữa là sự cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm; khao khát được gặp người là nét phẩm chất đáng quí; thể hiện cách sống mới mẻ, tích cực, là tấm gương sáng về lao động xdựng CNXH.
I. Giới thiệu chung:
1/ Tác giả- tác phẩm:
* Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông viết văn từ khá sớm ( 17 tuổi) và viết khá nhiều. Truyện của ông thường mang dáng dấp người thực việc thực và có chất hồn nhiên trong sáng, tin yêu ở cuộc đời.
* Tác phẩm: rút trong tập “ Giữa trong xanh”, viết năm 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai.
2. Đọc - Chú thích:
 3. Bố cục:
- Phần 1: Cuộc gặp gỡ giữa người lái xe với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
- Phần 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên và bác họa sĩ, cô kĩ sư.
- Phần 3: Cảnh chia tay của họ.
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Nhân vật anh thanh niên: 
* Hoàn cảnh sống và công việc: 
- Sống một mình trên đỉnh cao 2600 m
- Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đấtphục vụ sản xuất, chiến đấu => Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. 
=> Anh thanh niên sống trong điều kiện và công việc hết sức khó khăn, khắc ngiệt của thời tiết, của hoàn cảnh nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, thiếu hình dáng con người,vượt lên hoàn cảnh đặc biệt để chiến thắng chính bản thân.
*Những phẩm chất, tính cách đáng quý của anh thanh niên.
- Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được giá trị của công việc và hạnh phúc khi công việc có ý nghĩa lớn lao.
- Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người.
- Ham mê đọc sách.
- Chủ động gắn mình với cuộc sống ấy.
- Sống cởi mở, chân tình, quý trọng tình người, chủ động gắn cuộc sống và công việc của mình với mọi người một cách hồn nhiên, khiêm tốn. 
=> Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho nhân vật xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. -> Hình ảnh anh thanh niên là mẫu người luôn hết lòng vì công việc, năng động, hồn nhiên, chân thành. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu cho con người lao động mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Những nét đẹp đáng quí ở nhân vật anh thanh niên?
- Điều gì giúp anh thanh niên vượt qua mọi khó khăn của điều kiện sống và công việc?
- Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại.
 TIẾT 2
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
? Trong truyện, bức chân dung “anh thanh niên” hiện ra trong cách nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
=>HS: Nhân vật ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe.
àGv: Trong truyện có một người lặng lẽ quan sát, xúc cảm, suy nghĩ và ghi chép; nhân vật này không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm; Những điều tác giả suy ngẫmvề con người, về nghệ thuật được gửi gắm trong ông
? Dưới cái nhìn của họa sĩ, cảnh Sa Pa hiện lên trong nắng như thế nào?
=>HS: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới”->Năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú, đầy cảm xúc và bay bổng =>Yêu vẻ đẹp
àGV: Nhưng xúc cảm của họa sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn từ chính những con người đâng âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa.
? Vì sao ông “xúc động mạnh” khi nhìn thấy người thanh niên vì “ thèm người” mà dùng gỗ chặn xe ô tô chở người?
=> HS: Đó là biểu hiện của nhu cầu sống không chịu cô độc, không khuất phụ hoàn cảnh.
? Khi thấy anh thanh niên hái hoa tặng cô gái, nghe anh kể về công việc, vì sao ông lại cảm thấy “ bối rối”? 
=>HS: Vì “ họa sĩ đã bắt gặp 1 điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, 1 nét thôi đủ khẳng định 1 tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”
? Em có nhận xét gì về nhân vật ông họa sĩ?
? Sự xuất hiện của các nhân vật khác có ý nghĩa như thế nào?
=>HS: Cuộc gặp gỡ, trò chuyệnkhiến cô “bàng hoàng”, “hiểu thêm cuộc sống” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa, cô đang đi tới; cái “ bàng hoàng” giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo và quyết định của mình
? Hình ảnh “một bó hoa nào khác nữacủa những háo hức và mơ mộng” gợi những cảm nhận gì nơi cô gái?
? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong tác phẩm? Nhân vật phụ góp phần tô đậm hình ảnh nhân vật chính như thế nào?
=> Hs: Thủ pháp miêu tả của tác giả làm nổi bật nhân vật chính.
? Ở các nhân vật này có điểm chung nào đáng chú ý?
? Tác phẩm có sự thể hiện sâu sắc bởi sự kết hợp các yếu tố trữ tình với bình luận, tự sự. Hãy chỉ ra những chi tiết trữ tình ấy?
? Tác dụng của chất trữ tình trong tác phẩm?
=> Hs: Truyện có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện: từ thiên nhiên đến con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, con người. Tác gỉa đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người bình dị => Bộc lộ rõ chủ đề tác phẩm. 
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh thanh niên trong truyện?
=>HS bộc lộ.
? Từ đó, hãy nêu bật chủ đề ý nghĩa của truyện?
2. Hình ảnh các nhân vật khác:
*Nhân vật ông họa sĩ:
- Dưới cái nhìn của họa sĩ, Sa Pa đẹp một cách kì lạ.
- Khi nghe kể và khi được gặp người thanh niên, ông họa sĩ đã “xúc động mạnh” và cảm thấy “bối rối” -> ông thấy ở anh thanh niên là biểu hiện mãnh liệt của con người không chịu cô độc, không khuất phục hoàn cảnh. Sự “bối rối” của ông chính bởi ở sự từng trải, ở niềm khao khát của người đi tìm cái đẹp nay bỗng thấy cái đẹp ở trước mắt mình.
=> Những xúc cảm và suy tư của người họa sĩ về thiên nhiên, về nghệ thuật, về Sa Pa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
*Các nhân vật khác :
+) Nhân vật cô kĩ sư:
- Cuộc gặp gỡ khiến cô “ bàng hoàng”=> đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc s ... ng cũ”
- Tâm trạng tiếc nuối, buồn thương, xót xa.
=> Thoạt đầu, quê hương thật đẹp trong tâm trí “tôi”, nó gắn với 1 kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ, với Nhuận Thổ. Khoảng cách thời gian (hơn 20 năm), không gian( hơn 2 ngàn dặm) cùng sự khắc nghiệt của thời tiết càng làm tăng nỗi khao khát gặp lại cố hương. Nhưng khi nhìn cảnh làng cũ, nhân vật “ tôi” hoài nghi về bức tranh ảm đạm, thiếu sức sống đang hiện ra trước mắt mình.
b. Những ngày ở cố hương:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với những người dân ở làng quê, “tôi” ngạc nhiên đến hoảng hốt.
 + Nhuận Thổ vì khốn khổ mà trở nên đần độn, thê thảm, có khổ mà không nói ra được hết.
 + Thím Hai Dương – nàng “Tây Thi” xưa - nay thành xấu xí, vụ lợi, đanh đá, nanh nọc, mồm mép luôn áp đặt cho người khác => Đó là tính cách lưu manh, côn đồ, là sự sa sút về nhân cách đạo lí của con người.
- “ Tôi” trân trọng và cảm thông với những con người quê cũ, nhất là khi 
“ tôi” nhớ đến Nhuận Thổ xưa.
c. Khi rời cố hương:
- “Tôi” cảm thấy cố hương không còn đẹp đẽ, ấm áp, trong lành như xưa mà chỉ là sự xơ xác, nghèo hèn, xa lạ từ cảnh vật đến con người.
- “Tôi” hi vọng quê hương sẽ đổi thay, tình cảm con cháu sẽ chan hòa và sẽ được sống cuộc sống tốt đẹp.
=> Nhà văn dành tình yêu thương, hi vọng cho lớp trẻ: Nhớ đến Nhuận Thổ thời ấu thơ, giờ lại có lời hẹn của Thủy Sinh và Hoàng => “Tôi” hi vọng “ không muốn chúng nó phải khốn khổ,1 cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.”
=> Cố hương là niềm mong đợi đổi thay đến cháy bỏng của tác giả.
c. Vài nét về nghệ thuật:
- “Tôi” là hình tượng một nhân vật tích cực, nhân vật trung tâm của truyện. Với “tôi”, người đọc có tình cảm yêu mến, trân trọng khi ngợi ca người dân lao động, thái độ phê phán tích cực, ước mơ vươn tới 1 tương lai tốt đẹp. Cảm xúc yêu mến quê hương nơi nhân vật “tôi” tạo chất trữ tình dậm đà cho tác phẩm.
- “Cố hương” là hình tượng bao trùm trong tác phẩm vì nó là nơi bộc lộ các nét tính cách nhân vật. Đó là bức tranh tổng hợp của làng quê, từ nhân vật, từ hình ảnh bao quát đến chi tiết => “Cố hương” là nơi tập trung tư tưởng, chủ đề tác phẩm; “Cố hương” tiêu biểu cho chiều hướng suy vong, tàn tạ và “tôi” tiêu biểu cho thế hệ cấp tiến của xã hội.
- Hình ảnh con đường cuối tác phẩm có ý nghĩa khẳng định niềm tin của “tôi” vào tương lai, vào cuộc sống của thế hệ trẻ, dù khó khăn đến mấy quê hương sẽ cũng có ngày đổi thay.
- Sự có mặt của các nhân vật: Nhuận Thổ, Hai Dương, Hoàng, Thủy Sinh, mẹ “tôi” đều là hình ảnh quê hương, con người quê hương, tô đậm thêm hình ảnh cố hương: 1 vùng quê thuần hậu ấp iu những nét quý của đời người dù nơi ấy còn nghèo khổ, lạc hậu.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập:
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
*Củng cố: Cảm nhận của em sau khi học văn bản “Cố hương”.
* Hướng dẫn về nhà: - Phân tích hình ảnh nhân vật trong truyện và nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả.
 - Tìm hiểu diễn biến tâm trạng “ tôi” qua cái nhìn về cảnh vật, con người cố hương.
 - Soạn văn bản “ Những đứa trẻ” ( Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản)
 - Ôn tập chuẩn bị cho thi học kì 1.
 Ngày soạn:
 Tiết 82 - 83 - 84 
 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Đề cương ôn tập, bảng phụ.
 * Học sinh: Vở bài tập ngữ văn, phiếu học tập.
C. Tiến trình lên lớp:
 Tiết 1
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập ngữ văn.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
? Kể tên các kiểu văn bản đã học ở lớp 9? 
=>HS: - Văn bản thuyết minh.
 - Văn bản tự sự.
? Nêu vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? Cho ví dụ?
=> Học sinh thảo luận, hệ thống hóa kiến thức
=> Gv: Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khiến bài văn thuyết minh tránh khô khan và thêm sinh động.
- Gv dùng bảng phụ.
- Học sinh so sánh văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả.
 - Học sinh thảo luận và nhận xét. Gv đưa ra kết luận ( Bảng phụ)
? Nêu các nội dung trọng tâm về kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp 9?
? Nêu vai trò, vị trí và tác dụng của việc đan xen các yếu tố đó trong văn bản tự sự?
- Học sinh thảo luận và đưa ra kết luận.
- Học sinh nêu ví dụ về các đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, và 1 đoạn văn có cả yấu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
? Tìm ví dụ về các đoạn văn có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
? Cho ví dụ về văn bản tự sự người kể ở ngôi thứ nhất, thứ 3?
- Ví dụ: Văn bản “ Trong lòng mẹ”, “ Tôi đi học”, “ Chiếc lược ngà”, “ Cố hương”=> Ngôi thứ nhất.
 Văn bản “ Làng”, “ Lặng lẽ Sa Pa”. ..=> Ngôi thứ 3.
? Vai trò của mỗi loại người kể chuyện? ( Hs thảo luận)
A. Nội dung cơ bản:
I. Văn bản thuyết minh:
1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
- Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
- Ví dụ: Khi thuyết minh về ngôi chùa cổ: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa
2. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
- Giúp cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng, làm cho bài viết cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
-Ví dụ: Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung ra ngôi chùa có dáng vẻ, màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh
3. So sánh sự khác nhau giữa thuyết minh và miêu tả:
 Miêu tả
Thuyết minh
- Đối tượng thường là các sự vật , con người, hoàn cảch cụ thể.
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
- Đối tượng thường là các loại sự vật, đồ vật
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật. 
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học.
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau ( mẫu).
- Đơn nghĩa.
II. Văn bản tự sự: 
1. Sự kết hợp giữa tự sự với yếu tố biểu cảm và miêu tả nội tâm.
2. Sự kết hợp giũa tự sự với yếu tố nghị luận.
3. Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
4. Người kể chuyện và vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
* Ví dụ: 
1/ “ Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được con đường làng dài và hẹp.” ( Lí Lan) => Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm.
 2/ “ Vua Quang Trung cưỡi voi  ta không nói trước.” ( Ngô Gia Văn Phái) => Tự sự + yếu tố nghị luận.
 3/ “Lão không hiểu tôi một thêm đáng buồn” ( Nam Cao) => Tự sự + yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 4/ “tôi cất giọng véo von vào tổ tao đâu” ( Tô Hoài) => Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
5. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất và thứ ba:
D. Củng cố - Hướng dẫn học bài: 
	- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn: thuyết minh, tự sự.
	- Chuẩn bị thực hành viết ở tiết 80.
 Tiết 2:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở BTNV
3. Bài mới
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
- Dựa vào nội dung trọng tâm đã học ở lớp 9 với lớp 6,8 HS rút ra những kiến thức mới => Yêu cầu của thể loại.
=>Gv: Ở lớp 9 có một số nội dung mới yêu cầu cần có ở văn bản tự sự: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự. Những nội dung này vừa lặp lại, vừa nâng cao đối với cả việc rèn kĩ năng, cung cấp kiến thức.
- Học sinh lấy VD minh họa bằng các ngữ liệu trong sgk.
? Vì sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự? 
? Theo em có khi nào tồn tại một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
=> Hs: Khi gọi tên văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có thể có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
- HS thảo luận sự đan xen các phương thức biểu đạt trong các văn bản tiêu biểu. 
6. So sánh nội dung kiểu văn bản tự sự ở lớp 9 với kiểu văn bản tự sự ở lớp 6,8:
7. Văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: ở đó các yếu tố này chỉ có tính chất bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính.
III. Đánh dấu vào ô trống thích hợp: 
STT
Kiểu VB chính
 Các yếu tố kết hợp 
 với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm 
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
x
x
6
Điều hành
VD: - Các đoạn trích trong “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du)
 - Chiếc lược ngà. (Nguyễn Quang Sáng)
 - Tôi đi học ( Thanh Tịnh)
D. Củng cố - Hướng dẫn học bài:
 - Hệ thống kiền thức về thể loại thuyết minh, tự sự.
 - Lên kế hoạch tự ôn tập phần tập làm văn.
 - Chuẩn bị bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1.
 Tiết 3 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích “ Mã Giám sinh mua Kiều” ( trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Bài mới
 Hoạt động của GV - HS
 Nội dung bài học
*HS tìm hiểu tiếp các phần 10,11,12 trong SGK.
? Một số tác phẩm tự sự đã học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần. Tại sao bài tự sự của học sinh vẫn phải đủ, rõ 3 phần đã nêu?
=> Hs thảo luận: Bài văn tự sự của học sinh phải đủ 3 phần bởi yêu cầu với hsinh phải rèn luyện thao những chuẩn mực của nhà trường: Rèn kiến thức, kĩ năng hành văn, học văn
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và Tiếng việt có liên quan như thế nào đến kiểu văn bản tự sự?
Ví dụ: - Các đọan trích “ Truyện Kiều”; “Làng” yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; Miêu tả nội tâm;
 - Văn bản tự sự giúp học sinh: có đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc
IV. Bố cục của bài văn tự sự:
Gồm 3 phần: + Mở bài
 + Thân bài
 + Kết bài
V. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự:
 Khi đọc hiểu văn bản hay phần tiếng Việt tương ứng giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Đồng thời, kiến thức về kiểu bài tự sự lại soi sáng thêm cho việc đọc hiểu văn bản.
D. Củng cố - Hướng dẫn học bài: 
 - Hệ thống kiền thức về thể loại thuyết minh, tự sự.
 - Lên kế hoạch tự ôn tập phần tập làm văn.
 - Chuẩn bị bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tiet 6684.doc