Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống; nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.

II. phương tiện dạy học.

- đọc tìm hiểu nội dung bài học trong SGK.

III. Hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. bài giảng:

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/1/2009.
Ngày giảng: 20/1/2009. Tập làm văn
 Tiết 99 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống; nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
II. phương tiện dạy học.
- đọc tìm hiểu nội dung bài học trong SGK.
III. Hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: không.
bài giảng:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nghị luận về một hiện tượng đời sống
GV yêu cầu HS đọc văn bản "Bệnh lề mề" trong SGK.
- Văn bản bàn về vấn đề gì?
HS trả lời.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Văn bản: "Bệnh lề mề"
- Vấn đề nghị luận: bệnh lề mề.
Lề mề trở thành thói quen, thành bệnh ở một số người.
- Có thể chia văn bản trên làm mấy phần, ý của mỗi phần là gì?
Bố cục 3 phần:
- Mở bài (đoạn 1): Thế nào là bệnh lề mề?
- Thân bài (đoạn 2 - 3 - 4): Những biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề.
- Kết bài (đoạn cuối): Đấu tranh với bệnh lề mề, một biểu hiện của con người có văn hoá.
- Tác giả nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó bằng cách nào? 
Tác giả đã nêu được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể, xác đáng, rõ ràng.
- Tác giả đã trình bày vấn đề qua những luận điểm nào? Những luận điểm đó đã được thể hiện qua những luận cứ nào?
HS thảo luận, GV có thể gợi ý theo những câu hỏi chi tiết:
- Có thể xác định luận điểm thứ nhất của văn bản là gì?
- Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào?
HS lần lượt trình bày từng vấn đề.
Luận điểm 1: Những biểu hiện của hiện tượng lề mề.
+ Coi thường giờ giấc: Họp 8 giờ. 9 giờ mới đến. Giấy mời 14giờ. 15 giờ mới đến.
+ Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
+ Ra sân bay - lên tàu không đến muộn
+ Đi họp, hội thảo đến muộn không ảnh hưởng, không thiệt đến mình.
Sự muộn giờ có tính toán, có hệ thống, trở thành thói quen không sửa được.
- Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì? (Thực chất, người lề mề có biết quý thời gian không? Tại sao cũng vẫn con người đó, khi làm việc riêng lại rất nhanh, còn khi làm việc chung lại thường chậm trễ?).
Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.
- Thiếu trách nhiệm đối với công việc chung.
- Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại như thế nào? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những ý nào?
HS thảo luận, xác định các luận cứ trong văn bản.
Luận điểm 3: Tác hại của bệnh lề mề.
- Gây phiền hà cho tập thể: Đi họp muộn sẽ không nắm được nội dung, kéo dài cuộc họp.
- ảnh hưởng tới những người khác: người đến đúng giờ phải đợi.
- Tạo ra một tập quán không tốt: phải trừ hao thời gian trên giấy mời họp.
- Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
Đánh giá:
Hiện tượng lề mề trở thành một thói quen có hệ thống, tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở thành chứng bệnh không sửa chữa được.
- Theo tác giả, chúng ta phải làm gì để chống lại căn bệnh lề mề? Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như thế nào?
HS căn cứ vào văn bản để trả lời.
- Mọi người phải tôn trọng và hợp tác. Những cuộc họp không cần thiết không tổ chức. Nhưng nếu đó là một công việc cần thiết, mọi người phải tự giác, đúng giờ.
- Quan điểm của tác giả: Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
- Hãy nhận xét bố cục bài viết (mở bài có nêu được hiện tượng cần bàn luận không? Thân bài có làm nổi bật được vấn đề không? Phần kết bài như thế nào?).
HS nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét: Bố cục bài viết hợp lí mạch lạc, chặt chẽ.
Mở bài: Nêu sự việc hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: Nêu các biểu hiện cụ thể, dùng những luận cứ rõ ràng, xác đáng để làm nổi bật vấn đề, dẫn chứng sinh động, dễ hiểu... Phân tích rõ nguyên nhân; các mặt đúng, sai, lợi, hại.
Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi được nhiều suy nghĩ cho người đọc.
- Bài viết đã nêu lên vấn đề gì trong xã hội?
Nêu cao trách nhiệm, ý thức, trách nhiệm tác phong làm việc đúng giờ trong đời sống của con người hiện đại. Đó là biểu hiện của con người có văn hoá.
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- Văn bản "Bệnh lề mề" là văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, vậy theo em thế nào là bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
HS đọc, nêu những ý chính (tóm tắt) phần Ghi nhớ trong SGK.
II. Ghi nhớ
1. Nghị luận về một sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội: Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề cùng các biểu hiện của nó.
- Phân tích mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc, hiện tượng đó.
- Chỉ rõ nguyên nhân, bày tỏ ý kiến của người viết.
3. Yêu cầu về hình thức:
- Bố cục mạch lạc.
- Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp.
- Lời văn chính xác, sống động.
Hoạt động 4. Luyện tập
- HS lên bảng liệt kê các trường hợp cụ thể, sau đó các em bổ sung 
- GV chốt một số trường hợp cụ thể.
III. Luyện tập
 Bài tập 1
Nêu các hiện tượng của các bạn trong trường và ngoài xã hội (việc tốt - việc xấu), sự việc nào cần viết nghị luận.
* Việc tốt:
- Những tấm gương học tốt (những bông hoa điểm tốt).
- HS nghèo vượt khó.
- Đôi bạn cùng tiến (tinh thần tương trợ lẫn nhau).
- Gương người tốt việc tốt (nhặt được của rơi đem trả người mất).
- Gương chăm học không tham lam, giàu lòng tự trọng.
* Hiện tượng xấu:
- Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, chửi bậy, viết bậy lên bàn, bẻ cành hái hoa, ăn mặc đua đòi, lười biếng, bỏ giờ, chơi điện tử, quay cóp, đi học muộn, thói dựa dẫm, ỉ lại, tác phong chậm chạp, lề mề...
IV. Củng cố:
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong cuộc sống?
? khi làm bài văn nghị luận ta cần chú ý điều gì?
V. Dặn dò:
HS về nhà học bài làm bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 99.doc