Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120

Văn bản

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 - Thanh Hải -

A.Mục tiêu:

 GV giúp HS :

- Giúp học sinh cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi các nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời, yêu cuộc sống, sống có ích.

B. Chuẩn bị:

- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm. Cuốn “Nhà văn của em”.

- HS : Soạn bài, Sgk, vở ghi.

C. Các HĐ dạy – học :

 I. Tổ chức : Ổn định lớp, kiểm ta sĩ số 9B : / 38

II.Kiểm tra bài cũ:

 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.

? Em hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

? Hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài thơ.

- Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.

III.Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài học.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 116 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Soạn : 23/ 2/ 08
Tiết : 116 Giảng : / 2/ 08
Văn bản
Mùa xuân nho nhỏ
 - Thanh Hải - 
A.Mục tiêu:
 GV giúp HS :
- Giúp học sinh cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi các nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời, yêu cuộc sống, sống có ích.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm. Cuốn “Nhà văn của em”.
- HS : Soạn bài, Sgk, vở ghi.
C. Các HĐ dạy – học :
 I. Tổ chức : ổn định lớp, kiểm ta sĩ số 9B : / 38
II.Kiểm tra bài cũ:
	? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.
? Em hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
? Hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài thơ.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt đọng của GV - HS
Kiến thức cơ bản
- GV cho học sinh đọc chú thích * Sgk - Tr56
? Em hãy nêu một vài nét về nhà thơ Thanh Hải.
- GV cung cấp thêm thông tin về tác giả trong cuốn “ Nhà văn của em”
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nội dung chính của bài.
- Gv chốt một số nội dung cơ bản.
- GV HD đọc : giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh bừng bừng phấn khởi, khẩn trương, lúc chậm khoan thai, càng về cuối càng lắng chậm. GV đọc mẫu, gọi HS đọc
- Cho học sinh tìm hiểu chú thích SGK t57. Giới thiệu chú thích 3,4
? Nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ.
? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần. Em hãy nêu nội dung chính của từng phần theo bố cục mà em đã chia
? Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phát hiện và phác hoạ qua những hình ảnh nào.
? Cấu tạo của 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt. Em có nhận xét gì về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong những câu thơ này.
? Tác giả có cảm xúc gì trước cảnh đát trời vào xuân
- HS phát hiện và cảm nhận.
- GV chú ý cho HS khai thác nghệ thuật. Bình: cảm xúc của tác giả được diễn tả tập chung ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”.
+Giọt có thể là giọt mưa xuân long lanh, trong sáng. Có thể là giọt âm thanh của tiếng chim.(Hiểu theo nghĩa thứ hai- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). Từ mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước. 
? Mùa xuân đất nước được tác giả cảm nhận qua hình ảnh nào
? Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nhưng liên tưởng gì. 
? Em có cảm nhận gì về từ “Lộc “
? Tác giả còn hình dung như thế nào về hình ảnh đát nước khhi mùa xuân về.
? Biện pháp tu từ nà đã được sử dụng khi nói về hình ảnh đất nước? Tác dụng.
- Gv cho HS khai thác kĩ nhịp thơ, cảm xúc của tác giả.
?Em có nhận xét gì về thể thơ của bài thơ? Thể thơ này đã góp phần vào diễn tả tâm trạng của tác giả như thế nào.
? Qua phần tìm hiểu em hãy nêu những nét nghệ thuật chính được tác giả sử dụng trong bài.
? Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK t58
 Hướng dẫn học sinh về nhà viết đoạn văn theo nội dung luyện tập.
+ Đoạn văn khoảng 7-10dòng
+ Lựa chọn khổ thơ mang lại cho em nhiều ấn tượng nhất.(Về nội dung hay, nghệ thuật được sử dụng rất thành công trong việc diễn đạt dụng ý của tác giả.)
I. Giới thiệu chung :
1.Tác giả.
-Thanh Hải(1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn.
- Ông hoạt động văn nghệ từ những năm kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng Miền nam từ những ngày đầu.
 ( TK thêm Sgk – 56 ).
2.Tác phẩm.
- Được viết 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
-Thể hiện tình yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước mơ của tác giả.
II.Đọc-Hiểu văn bản.
1.Đọc – chú thích: ( Sgk- )
2. Bố cục: 4 phần
- Thể thơ 5 tiếng, nhịp thơ 3/2; 2/3
- 6 dòng thơ đầu : Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- 10 dòng tiếp : Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước ( mx lớn )
- 8 dòng tiếp : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước ( mx nho nhỏ )
- 4 câu cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
3. .Phân tích.
a.Mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Mùa xuân của thiên nhiên: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
+ Các tính từ : chỉ màu sắc, âm thanh đặc trưng của mùa xuân Không gian 3 chiều rộng lớn, hài hoà. 
- Nghệ thuật : chuyển đổi cảm giác, dùng từ cảm thán, đảo ngữđã nhấn mạnh niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất lúc vào xuân
- Mùa xuân của đất nước: Hình ảnh người cầm súng và hình ảnh người ra đồng Biểu trưng cho hai nhiệm vụ: Chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
+ “ Lộc non”: Điệp từ, nhấn mạnh sức sống của đát nước ( mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng, người ra đồng hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước )
- Đoạn 3: nhịp thơ nhanh, hối hả, khẩn trương, hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: đát nước đẹp, toả sáng như một vì sao, đát nước đang tiến thẳng đáen tương lai bằng sức mạnh của “bốn ngàn năm vất vả và gian lao”. Các câu thơ bộc lộ niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước. 
b.Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
- Điệp từ “ta làm”: diến tả một cách tha thiết, tô đậm khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, tâm niệm được dâng hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
( con chim, cành hoa, nốt trầm )
 III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
-Thể thơ gần với ca dao, dân ca.
-Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, có ý nghĩa khái quát, biểu tượng.
-Cấu tứ chặt chẽ.
2.Nội dung.
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ đuợc cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
*Ghi nhớ. SGK t58
IV. Luyện tập.
Học sinh theo hướng dẫn của thầy cô về nhà viết bài.
IV.Củng cố. 
? Hãy chỉ ra những nét đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời, đất nước trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
	?Em hãy nêu nội dung chính bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của nhà thơ Thanh Hải.
V.Hướng dẫn học bài. 
-Học lại bài cũ 
-Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: Viếng lăng Bác.
Tuần 26 Soạn : 23/ 2/ 08
Tiết : 116 Giảng : 27/ 2/ 08
Văn bản
Viếng lăng bác
 - Viễn Phương - 
A.Mục tiêu:
 GV giúp HS :
 . Giúp HS thấy đợc: - Cảm xúc sâu sắc của nhà thơ MN lần đầu tiên đợc vào lăng viếng Bác; hình ảnh thơ phù hợp với tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Rèn kĩ năng đọc, PT thơ trữ tình ( có nhiều hình ảnh ẩn dụ, tợng trng); Tích hợp với TLV: Nghị luận về thơ.
- GD tình cảm với Bác Hồ, sống, CĐ, HT và LĐ vĩ đại.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm. Cuốn “Nhà văn của em”.
- HS : Soạn bài, Sgk, vở ghi.
C. Các HĐ dạy – học :
 I. Tổ chức : ổn định lớp, kiểm ta sĩ số 9B : / 38
II.Kiểm tra bài cũ:
 - Học thuộc bài thơ " Mùa xuân".
 - Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài học.
 ( Dẫn dắt về đề tài Bác Hồ trong thơ -> vào bài).
- Dựa vào chú thích SGK, trình bày lại những hiểu biết về tác giả bài thơ, GV nhấn mạnh về P/cách thơ TG và HC sáng tác bài thơ.
- GV HS đọc, đọc mẫu 1 lợt.
- Gọi 2 HS đọc.
- Cho NX cách đọc, bổ sung.
- HD HS tìm bố cục, ý và cho Nxét về bố cục.
+ Mạch cảm xúc vận động ntn?
+ Bố cục ra sao ( t/c).
( GV nhấn mạnh: Tự nhiên hợp lí).
- GV đọc khổ 1, HD HS HĐ tập thể lớp.
? Nhà thơ từ MN ra " thăm" Bác điều đó có ý nghĩa ra sao? Cách xng hô " con" và từ " thăm" gợi mối qhệ ra sao?
? Hình ảnh được MT đậm nét trọng khổ thơ đầu là h.ảnh nào? ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng?
- HS đọc khổ 2, 3
HD HS Hđộng theo dãy.
? Tìm những hình ảnh thơ được MT trong khổ thơ 2,3 ( H.ảnh đặc sắc).
? Những hình ảnh đó tả thực về điều gì? Gợi những liên tưởng ra sao? ( Nxét về k/cảnh đó)
? BPNT nào gợi trong ta những liên tưởng đó.
( Kết hợp cho HS q.sát tranh chụp ảnh vầng trăng Ba Đình và đọc 1 vài câu thơ " Vầng trăng Ba Đình " ( PN Cảnh).
? Tâm trạng của nhà thơ khi Viếng Bác ( tìm từ nói đúng, rõ nhất, nêu cách hiểu, cảm về từ đó.
- Gọi HS đọc.
? Nhà thơ có ước nguyện ntn? Nhằm MĐ gì? Cách thể hiện có gì đặc sắc ( SS với thơ Thanh Hải)? Tìm H.ảnh lặp lại -> ý nghĩa.
- GV yêu cầu HS khái quát nghẹ thuật và nọi dung tiêu biểu.
- HD HS TK theo ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: - Thơ Viễn Phương nhỏ nhẹ giàu t/c, chất mơ mộng hợp với giới trẻ: ( D/c: Đám cưới giữa mùa xuân).
2. Bài thơ viết trong KK thiêng liêng, xúc động khi công trình lăng HCM đã hoàn thành ( 1976).
. Tác giả từ MN ra thủ đô HN viếng Bác.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
- Giọng thành kính xúc động, chậm rãi, đoạn cuối tha thiết.
2. Bố cục:
- Mạch thơ vận động kết hợp.
- HS tìm trong VB.
- Nhận xét: Mạch thơ vận động kết hợp việc tả cảnh từ bên ngòai vào trong Lăng Viếng Bác, lúc ra về với diễn biến TT của tác giả.
3. Phân tích:
* Khổ 1 ( KC) Định hướng.
- Bác và Miền Nam tình cảm gắn bó như tình cha con ( LH thơ Tố Hữu).
- Cách xưng hô chuyển hóa qhệ lãnh tụ – người dân -> quan hệ cha con ruột thịt.
- Hàng tre: + Tả thực
+ Có ý nghĩa biểu tượng: Tre được nhân hóa cho PC kiên cường bất khuất của DT VN.
* Khổ 2, 3: Cảnh đoàn ngời Viếng Bác, nỗi xúc động.
- Định hướng:
. Hình ảnh mặt trời -> MT trong Lăng.
. Đoàn người -> Tràng hoa.
. Bác yên nghỉ -> trăng sáng, trời xanh
=> Tả thực h.ảnh TN, khung cảnh nói Bác yên nghỉ, những đoàn người vào lăng Viếng Bắc ( cảnh thanh bình, yên ả, trong sáng, hợp với khi Người còn sống).
. Cách nói ẩn dụ, gợi liên tưởng về sự vĩ đại, vĩnh hằng ở Bắc, tấm lòng thành kính
- Tâm trạng: xúc động, xót thơng " Nhói": Nỗi đau cố kìm nén nhng vẫn bật ra.
* Khổ 4: Ước nguyện bên ngời.
- Hóa thân vào TN để đợc gần Bác -> điệp từ ngữ. KĐịnh chí hớng, sự thủy chung gắn bó với sự nghiệp của Ng " cây tre trung hiếu"
4. Tổng kết. Ghi nhớ – Sgk.
IV. Củng cố - Luyện tập: 
Bài 2 (SGK) - HD HS chọn khổ 2 hoặc 3, cách BG ( Dựa vào ND - NT, cảm xúc, quan trọng là cảm xúc cá nhân).
- GV yêu cầu HS khắc sâu nét chính về nội dung, nghệ thuật (ghi nhớ).
V. HD học bài: - Làm tiếp BT (2) - học thuộc;
- Tìm hiểu têm về tác giả và bài thơ.
- CB " Nghị luận về TP truyện".
Tuần 24 Soạn : 2 / 2/ 09
Tiết : 117 Giảng : / 2/ 09
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích). Nắm vững các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Rèn luyện tốt về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B.Chuẩn bị.
- Có ý thức tìm hiểu kiểu bài tập làm văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có kiến thức làm tốt kiểu bài này.
- Giáo viên: giáo án.
- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
C. Các H Đ dạy – học:
I.ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số học sinh của lớp.
II.Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.	
? Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí chúng ta cần chú ý những điểm gì.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
Hoạt động của GV -HS
Kiến thức cơ bản
- Cho học sinh đọc văn bản SGK t61
- GV đắt câu hỏi HD HS tìm hiểu bài.
? Vấn đề nghị luận của bài văn là gì.
? Hãy đặt cho văn bản một nhan đề thích hợp.(Học sinh thảo luận nhóm)
? Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào.
? Em hãy tìm những luận điểm được tác giả triển khai trong bài.(Những câu văn có chứa những luận điểm đó)
? Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận, dẫn dắt, phân tích, chứng minh như thế nào.
? Những căn cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm lấy ở đâu, gồm những điều gì.
- GV HD rút ra ghi nhớ, gọi HS đọc.
? Thế nào là nghi luận về một tác phẩn, đoạn trích.
- Cho học sinh đọc đoạn văn SGK
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏiSGK t63
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì.
? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào? Các ý kiến đó giúp ta hiểu gì về nhân vật lão Hạc.
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1. Ví dụ: Sgk.
 2. Nhận xét:
- Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ , đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Có thể đặt tên cho văn bản là: Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu nơi Sa Pa lặng lẽ.
Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
- Những câu cô đúc luận điểm văn bản.
+ “Dù được............phai mờ”: Các câu nêu vấn đề nghị luận.
+ “Trước tiên...........của mình” :Câu chủ đề nêu luận điểm.
+ “Nhưng anh...........chu đáo” :Câu chủ đề nêu luận điểm.
+ “Công việc............khiêm tốn” :Câu chủ đề nêu luận điểm.
+ “Cuộc...................tin yêu” :Những câu cô đúc vấn đề nghị luận.
- Luận điểm nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý.
- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh, thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể có trong tác phẩm.
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ 3 phần.
3. Kết bài: 
 Ghi nhớ.SGK t63.
 II. Luyện tập.
Học sinh đọc đoạn văn sgk.
-Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.
- Phân tích nội tâm hành động của nhân vật làm sáng tỏ chủ đề.
+ Nhân cách đáng kính trọng.
+ Một tấm lòng hi sinh cao quý.
IV. Củng cố.
? Em hiểu gì về kiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích).
- GV gọi HS đọc nhiều lần ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh: Đay là dạng bài nghị luận văn học ( cho phân biệt với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội.
V.Hướng dẫn học bài.
- Học lại kiến thức bài cũ.
-Tìm đọc một số bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đọc trước bài: Cách làm bài văn nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Tuần 226 Soạn : 24/ 2/ 09
Tiết : 118 Giảng : 28/ 2/ 09
Cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện
 (hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh biêt viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) 
cho đúng với yêu cầu của văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước
- Có ý thức tìm hiểu kiểu bài tập làm văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), thực hành một số thao tác làm bài kiểu văn bản này.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
C.Các hoạt động dạy - học
I. Tỏ chức : ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:.
II.Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là nghị luận một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
- Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
- Cho học sinh đọc đề bài trong SGKt64,65
? Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩn truyện.
? Em hãy chỉ ra sự khác nhau về bài làm các đề có yêu cầu phân tích và nêu suy nghĩ.
- HS nhận xét, đánh giá. GV hướng dẫn.
- Cho học sinhđọc đề bài SGK t65
? Em hãy chỉ ra yêu cầu của đề.
? Suy nghĩ về nhân vật ông Hai cần nêu được những vấn đề gì.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý cho các đề theo câu hỏi SGK t65
- Học sinh đọc câu hỏi để tìm ý.
? Phần mở bài cần nêu được gì.
? Phần thân bài cần triển khai như thế nào.
?Phần kết bài cần nêu được nội dung gì.
- Căn cứ vào phần dàn bài để viết bài.
? Phần mở bài có thể làm theo những cách nào.
- Cho học sinh đọc phần mở bài SGK t66,67
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần thân bài theo gợi ý SGK
- Học sinh chọn một ý trong dàn bài để viết.
? Khi viết phần thân bài cần chú ý gì.
? Viết phần kết bài cần đạt yêu cầu gì.
? Khi viết xong bài, đọc lại bài viết để làm gì
- HS chú ý kiểm tra lại nội dung bàig viết.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK t68
- Giáo viên nhấn mạnh ghi nhớ .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà viết bài theo yêu cầu phần luyện tập
 +Cần viết phần mở bài đáp ứng theo yêu cầu phần mở bài.
 +Chọn một ý em cho là hay trong phần dàn bài và tập viết thành văn.
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
- Đ1:Suy nghĩ về thân phận nhân vật
- Đ2:Phân tích diễn biến cột truyện
- Đ3:Suy nghĩ về thân phận nhân vật.
- Đ4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình....trong tác phẩm.
 Đều có mệnh lệnh.
- Đề phân tích: Yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét.
- Đề suy nghĩ: Yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II.Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Suy nghĩ về nhân vật ....
-Tình yêu làng quyện với lòng yêu nước . Đây là một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2.Lập dàn bài.
-Học sinh trả lời theo dàn bài SGK t66
 3.Viết bài.
- Đi từ khái quát đến cụ thể 
- Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
- Nêu rõ nhận xét.
-ở từng luận điểm cần có sự phân tích , chứng minh cụ thể, chính xác.
- Luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp.
- Học sinh đọc phần kết bài SGK và nêu.
4.Đọc lại bài viết và sửa chữa.
*Ghi nhớ.SGK t68
-Học sinh đọc ghi nhớ.
III. Luyện tập.
-H ọc sinh chú ý theo sự hướng dẫn của thầy giáo về nhà làm phần luyện tập.
IV.Củng cố.
? Em hãy nêu cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện(Hoặc đoạn trích).
- GV cho HS khắc sâu nội dung bài học
V.Hướng dẫn học bài.(1’ )
- Học lại bài cũ.
- Lập dàn bài cho các đề SGK t64,65.
- Chuẩn bị tốt phần chuẩn bị ở nhà cho bài : “Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện(Hoặc đoạn trích)”
Tuần 26 Soạn: 2/03/ 08
Tiết 120 Giảng: / 03/ 08	
Luyện tập làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện
 (hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước
- Có ý thức tìm hiểu kiểu bài tập làm văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), thực hành một số thao tác làm bài kiểu văn bản này.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
C.Các HĐ dạy - học
I. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số học sinh của lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy nêu cách làm bài văn nghị luận một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
Giáo viên cho học sinh nhận xét trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
Hoạt động của thầy- trò
Kiến thức cơ bản
- G/v kiểm tra vở bài soạn của học sinh.
? Em hãy tóm tắt đoạn trích truyện “Chiếc lược Ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- GV gọi HS đọc đề văn SGK t68
? Em hãy nêu những yêu cầu của đề.
Và các ý chính của bài.
? Qua phần yêu cầu của đề trên em cần chú ý vào những chi tiết nào để định hướng bài làm.
- GV yêu cầu học sinh sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí
- GV chi lớp làm 5 nyhons, yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất dàn ý (theo nội dung đã soạn ở nhà).
- Học sinh lập dàn bài và trình bày trước dàn bài trước lớp.
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung thành dàn bài hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS viết thành các đoạn văn cụ thể hoá các ý phần dàn bài.
- GV goi HSđọc đoạn văn phần mình làm.
- GV cho HS khác nhận xét phần bài viết của bạn.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Học sinh viết bài hoàn chỉnh.
- GV cho học sinh khác nhận xét.
I. Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
- Học sinh tóm tắt.
II.Luyện tập.
* Đề bài ( Sgk )
1.Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Cảm nhận về đoạn trích truyện “Chiếc lược Ngà”
 Nghị luận về đoạn trích.
- Vấn đề nghị luận: NX, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Hình thức nghị luận: nêu cảm nhận về đoạn trích.
- Tìm ý:
+ Hoàn cảnh truyện
+ Thái độ và tình cảm của béThu trong hai ngày đầu, trong ngày chia tay.
+ Thái độ của anh Sáu trong ngày về phép và trong buổi chia tay
+ Nghệ thuật của truyện :Tình huống bất ngờ.
+ Nội dung: Những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh tình cảm cha con. Nghị lực và niềm tin của tình cảm cha con.
*Chú ý vào phân tích cử chỉ, hành động, lời nói,diễn biến tâm trạng nhân vật.
2. Lập dàn bài.
a) Mở bài:
- Giới tiệu tác giả, tác phẩm..
b) Thân bài:
- Tình huống truyện : sự xa cách của hai cha con trong 8 năm.
- Thái độ của bé Thu và anh Sáu:
+ Trong buổi gặp gỡ đầu tiên: anh Sáu vui mừng còn bé Thu sợ hãi.
+ Trong hai ngày đầu: anh Sáu vỗ về còn bé Thu xa lánh ( d/c )
+ Ngày cuối : Bé Thu nhận cha song đó là lúc hai cha con phải chia tay nhau ( d/ c ) Nhấn mạnh tình cha con cảm động trong tình huống bất ngờ.
- Bình : tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Đánh giá về nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, dẫn dắt tự nhiên bà hợp lí. Ngôi kể thuyết phục, ngôn ngữ giàu màu sắc Nam Bộ, khai thác tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật.
c) Kết bài: Đánh giá, nhấn mạnh nội dung vấn đề
3.Viết bài.
4. Kiểm tra lại bài viết:
IV.Củng cố.(3’ )
?Khi tìm hiểu ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần chú ý những gì.
- Nêu cách làm bài văn nghị luận về mọt tác phẩm truyệnn hoặc đoạn trích?
V.Hướng dẫn học bài.(2’ )
-Học lại bài cũ.
-Làm bài TLV số 6 ở nhà.
-Soạn bài:Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 TUAN 24 TIET 116 120.doc