Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 97: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 97: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kỹ năng: Vận dụng tốt vào bài làm văn nghị luận.

 3. Thái độ: Yêu thích tiếng mẹ đẻ, trân trọng những tác thẩm văn học có giá trị.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đọc, phân tích.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: Lớp 9 TS: 23 V:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 97: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 97 Ngày soạn: ..
TÊN BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (tiếp theo).
 - Nguyễn Đình Thi -
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
 2. Kỹ năng: Vận dụng tốt vào bài làm văn nghị luận.
 3. Thái độ: Yêu thích tiếng mẹ đẻ, trân trọng những tác thẩm văn học có giá trị.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đọc, phân tích.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: Lớp 9 TS: 23 V:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 GV: Em hãy tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản Tiếng nói của văn nghệ ( Nguyễn Đình Thi ).
 3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng. Ông không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc mà còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. Tiếng nói của văn nghệ được thể hiện qua những cảm nhận sâu sắc, chân thành của một trái tim nghệ sĩ. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
 b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 học sinh đọc lại luận điểm 2.
GV: Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
HS: Dựa vào văn bản trả lời. 
GV: Nhận xét, bổ sung. 
GV: Nếu không có văn nghệ đời sống con người con người sẽ như thế nào?
HS: Khô cằn, bi quan.
GV kết luận:
 - Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp chúng ta vui lên, biết rung cảm và ước mơ.
- Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì trong tâm hồn mỗi con người. 
GV: Sức mạnh của văn nghệ được bắt nguồn từ đâu?
HS: Đọc văn bản và trả lời.
GV kết luận:
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn của con người.Nó có sức lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
- Giúp con người tự nhận thức để xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền và sâu sắc.
Hoạt động 3:
 GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Tiếng nói của văn nghệ ?
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, kết luận.
 GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
 HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 4:
 HS: Lấy một tác phẩm mà mình thích và thử phân tích tác động của tác phảm đối với chính mình.
 GV: Nhận xét, cho điểm ( đối với những bài viết tốt, có cảm xúc)
II. Phân tích:
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn cuộc sống của mình.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp chúng ta vui lên, biết rung cảm và ước mơ.
- Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì trong tâm hồn mỗi con người. 
3. Sức mạnh cảm hoá kì diệu của văn nghệ đối với con người:
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
- Giúp con người tự nhận thức để xây dựng mình.
III.Tổng kết: 
1. Nội dung:
- Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc.
- Văn nghệ giúp cho con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
2. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng phong phú
- Giọng văn chân thành.
VI. Luyện tập:
4. Củng cố: 
 GV: Ý kiến nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đối với người đọc?
a. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
b. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc nỗi niềm.
c. Nghệ thuật không đừng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường.
d. Văn nghệ không phải là những bài học đạo đức, luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ. 
5. Dặn dò: 
 Về nhà: Học thuộc bài cũ. 
 Đọc lại văn bản và nắm nội dung .
 Tìm dẫn chứng các tác phẩm văn nghệ, các mẫu chuyện cụ thể.
 Soạn: Các thành phần biệt lập.
—–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 97 tieng noi cua van nghetiet 2.doc