Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 18

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 18

A. MTCĐ: Giúp HS:

- Thấy được những ưu, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.

- Củng cố kiếnthức đã học.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/243

+ HS: Xem lại kiểu bài tự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)

- Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được những ưu và nhược điểm trong bài viết số 3 về tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm

 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 Tiết 86
TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Thấy được những ưu, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Củng cố kiếnthức đã học.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/243
+ HS: Xem lại kiểu bài tự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)	 
Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được những ưu và nhược điểm trong bài viết số 3 về tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * HS nhắc lại đề bài và yều cầu cần đạt của bài viết:
 Yêu cầu cần đạt :
- Viết đúng thể loại: tự sự có kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm.
 - Đối tượng kể chuyện: các bạn cùng trang lứa.
Phải là một kỉ niệm đáng nhớ
Thể hiện rõ nội dung sự việc (thời gian, diễn biến)
Bài học về tình cảm, đạo lí (miêu tả nội tâm)
Vai trò đạo lí thầy trò trong cuộc sống (Nghị luân)
Xác định ngôi kể phù hợp
+ Xác định kiểu bài
+ Nội dung yêu cầu của đề bài?
+ MB: cần giới thiệu câu chuyện như thế nào?
(cách dẫn nhập, nêu tình huống kể chuyện với bạn)
+ TB: Cần thể hiện nội dung gì?
+ Nội dung nào cần thể hiện yếu tố miêu tả nội tâm?
+ Nội dung nào có thể thể hiện nghị luận?
+KB: cần thể hiện những gì”?
* GV: Nhận xét – đánh giá bài làm của HS
 (chuẩn bị bảng phụ trích dẫn một số câu văn, đoạn văn tiêu biểu cho từng loại lổi mắc phải của HS để lớp nhận xét , sửa chữa, rút kinh nghiệm)
* Thống kê kết quả từng lớp.
* Đọc tham khảo các bài văn khá giỏi đề tham khảo.
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút)
 + Nêu những ưu – nhược điểm của bản thân.
 Đề: 
 Nhân ngày 20-1, kể cho bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
I/ Tìm hiểu đề – lập dàn ý:
Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Tự sự
Nội dung: câu chuyện về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
Yêu cầu: 
+ Kết hợp nghị luận và yếu tố miêu tả.
+ Kể cho bạn nghe.
Dàn bàiù:
+MB: Giới thiệu câu chuyện về kỉ niệm với thầy (cô) giáo cũ.
+ TB: 
Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
Tại sao đáng nhớ?
Bài học tình cảm, đạo lí (thể hiện yếu tố miêu tả nội tâm)
Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống (nghị luận)
+ KB: Cảm nghĩ về kỉ niệm đáng nhớ đó.
II/ Nhận xét, đánh giá:
* Ưu điểm:
- Nắm được nội dung, yêu cầu của đề.
- Cơ bản nắm được kiểu bài tự sự.
- Tạo được tình huống phù hợp với câu chuyện.
- Bố cục bài tương đối rõ ràng, rành mạch.
* Nhược điểm:
- Một số bài chưa nắm yêu cầu của đề bài: Thời gian xảy ra câu chuyện chưa đúng, sử dụng ngôi kể không phù hợp (kể với bạn).
- Tình huống nảy sinh câu chuyện chưa hợp lí, thiếu tính hấp dẫn, bất ngờ
- Nội dung câu chuyện chưa thật để “đáng nhớ”; sự việc, diễn biến tẻ nhạt, câu chuyện chưa thể hiện được giá trị tư tưởng.
- Chưa chú ý kết hợp nghị luận và yếu tố miêu tả nội tâm (hoặc sơ sài).
- Bố cục không rõ ràng, chi tiết sắp xếp chưa hợp lí.
- Lổi về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt là phổ biến và nặng trầm trọng.
 * Kết quả:
 + Lớp 93: 
 G: 3/43; K:6/ 43; TB: 17/43; Y-K:17;
 + Lớp 94:
 G: 1/40; K: 3/40 ; TB: 22/40; Y-K:14
 * Đọc tham khảo:
 * Phát bài – vào điểm:
 Hoạt động : Đánh giá ( 5 phút)
 * Vào điểm.
 * Gv nhận xet tiết học.
 Hoạt động : Dặn dò ( 5 phút)
 * Chuẩn bị Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
***
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Tiết 87
 TIẾNG VIỆT
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Đánh giá việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức vòa thực hành về TiếngVIệt.
- Củng cố kiến thức đã học.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/243
+ HS: Xem lại kiếnthức đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)	 
Dẫn vào bài mới:Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được những ưu và nhược điểm trong bài kiểm tra Tiếng việt về các kiến thức đã học : các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (38 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * GV nhắc lại yêu cầu cầu bài làm:
* HS xác định lại đáp án phần trắc nghiệm.
* Nêu yêu cầu của từng câu tự luận.
* GV củng cố lại phần kiến thức đã học.
* Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
	+ Cẩn thận khi làm trắc nghiệm. Tránh tẩy xoá
	+ Trình bày các ý rõ ràng (tự luận)
 Đáp án – Biểu điểm:
	I/ TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
7
8
Trả lời
D
C
C
C
D
D
C
	Câu 6: Sinh hoc, Trường sơn, Chiến sĩ, Công trường
 - Điền đúng 4 từ cho 0,5 điểm, đúng 2 từ trở lên cho 0,25 điểm
II/ TỰ LUẬN:
	Câu1 : (2điểm)
	- Viết đúng mỗi cách dẫn cho 1 điểm	 
Câu 2: ( 2điểm)
 +Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: nhà cửa, sách vở
	+Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa: to lớn, xinh đẹp
	+ Tìm đúng mỗitừ ghép cho 0,5 điểm
Câu 3: (2 điểm)
	+ Từ địa phương: te = rách, mè = vừng, rày = nay, đàng = đường
 Hoạt động 3: Đánh giá ( 5 phút)
 * Vào điểm. 
 * Gv nhận xét tiết học
 Hoạt động 4: Củng cố – dặên dò ( 2 phút)
 * Chuẩn bị Trả bài kiểm tra Văn
***
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 Tiết 88
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Thấy rõ những ưu – khuyết điểm trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức đã học.
- Rèn luyệnkĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của bản thân.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/243
+ HS: Xem lại kiếnthức đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)	 
Dẫn vào bài mới:Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được những ưu và nhược điểm trong bài kiểm tra Văn về Thơ và truyện hiện đại
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * GV nhắc lại yêu cầu cầu bài làm:
* HS xác định lại đáp án phần trắc nghiệm.
* Nêu yêu cầu của từng câu tự luận.
* GV củng cố lại phần kiến thức đã học.
* Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
	+ Cẩn thận khi làm trắc nghiệm. Tránh tẩy xoá
	+ Trình bày các ý rõ ràng (tự luận)
 Đáp án – Biểu điểm:
	I/ TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
A
E
C
C
D
D
A
B
II/ TỰ LUẬN:
	Câu1 : (3điểm)
	 “Làng”: 
- Ông hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây từ những người đàn bà chạy tản cư dưới quê lên.
 “Lặng lẽ Sapa” :
 - Cuộc gặp gỡ bật ngờ thú vị giữa bác họa sĩ, cô kĩ sư với anh thnah niên làm công tác khí tượng.
 “Chiếc lược ngà” : 
 - Những ngày về thăm nhà của anh Sáu.
 - Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà.
* Đúng mỗi ý cho 1 điểm.
Câu 2: ( 2điểm)
 * Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
	+Nàng hoàng, sững sờ.
+ Xấu hổ, nhục nhã, đau khổ, căm tức làng Chợ Dầu.
+ Lo lắng sợ hãi
+ Bế tắc, tuyệt vọng
	+ Sung sướng tột độ khi nghe tin làng được cải chính.
-> Tình yêu làng quê sâu nặng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nước, yêu cách mạng.
Câu 3: (1 điểm)
	+ Phát biểu cảm nghĩ về ý nghĩa khuyên răn, giáo dục, nhắn nhủ của bài thơ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
 Hoạt động 3: Dặn dò ( 5 phút)
 * Vào điểm. 
 * Chuẩn bị Tập làm thơ tám chữ (lồng ghép chủ đề ma tuý và chất gây nghiện)
***
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp theo)
 Tiết 89
 TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Tiềm hiểu những bài thơ tám chữ.
- Tập làm thơ tám chữ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn-
+ HS: Tìm hiểu các đặc điểm, khả năng miêu tả của thơ tám chữ 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: (thông qua)
Dẫn vào bài mới: Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ. Và tiếp tục làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
I/ 
* Nhận xét: Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, cách ngắt nhịp cũing rất linh hoạt.
II/ 
* Tập làm thơ theo đề tài
 - Trường, lớp , bạn bè
- Ma tuý và các chất gây nghiện.
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút)
 + Kinh nghiệm để làm thơ tám chữ.
 I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
 1- Xuân Diệu:
 Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
 (Tiếng gió)
 2- Thế Lữ:
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cánh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
 (Cây đàn muôn điệu)
Vũ Hoàng Chương:
Nhổ neo rồi , thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi.
 (Phương xa)
 II/ Thực hành làm thơ tám chữ theo đề tài:
Nhớ trường:
Nơi ta đến hằng nagỳ quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
Con sông quê hương:
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ
Ma tuý – chất gây nghiện
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 5 phút)
 * Những yêu cầu của bài thơ tám chữ?
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 5: Dặn dò ( 5 phút)
 * Chuẩn bị Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
***
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỢP CUỐI HỌC KÌ I
 Tiết 90
 VĂN HỌC
(thực hiện như các tiết trả bài làm văn)
***

Tài liệu đính kèm:

  • doc18-VAN9-TUAN18.doc