Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 3

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 3

A. MTCĐ: Giúp HS:

- Thấy được phần nào thực trạng đời sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trong của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Củng cố kiểu loại vb nhật dụng : nghị luận chính trị-xã hội.

- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn – Những điều cần lưu ý (SGV/31)- bảng phụ.

+ HS: Soạn bài, tìm hiểu Quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991- 2000.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Kể ra những mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay.

 + Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?

 + Sáng kiến của Mác-két có ý nghĩa gì?

- Dẫn vào bài mới:

Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụcnhưng đồng thời cũng đang gặp nhiều thách thức, cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Một phần bản Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại Hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp quốc (Mĩ) 1990 đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.

 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 BÀI 3 	
Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
(Trích: Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)
 Tiết 11-12
 VĂN HỌC 
MTCĐ: Giúp HS:
Thấy được phần nào thực trạng đời sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trong của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Củng cố kiểu loại vb nhật dụng : nghị luận chính trị-xã hội.
Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn – Những điều cần lưu ý (SGV/31)- bảng phụ.
+ HS: Soạn bài, tìm hiểu Quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991- 2000.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Kể ra những mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay.
 + Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?
 + Sáng kiến của Mác-két có ý nghĩa gì?
Dẫn vào bài mới:
Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụcnhưng đồng thời cũng đang gặp nhiều thách thức, cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Một phần bản Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại Hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp quốc (Mĩ) 1990 đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)
* GV: hướng dẫn tìm hiểu xuất xứ đoạn trích:
* HS tìm hiểu phần chú thích (µ) trả lời câu hỏi:
+ Xuất xứ đoạn trích bản tuyên bố?
+ Giải thích các từ: Chế độ A-pác-thai; công ước; tị nạn
* GV : hướng dẫn đọc và phân tích bố cục
+ Đọc văn bản (giọng mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết.)
+ Kiểu loại văn bản ? (Văn bản nhật dụng: nghị luận chính trị xã hội.)
+ Bố cục? Nội dung của từng phần?
 à ( GV chốt nội dung ghi bảng )
* PHÂN TÍCH
* HS đọc mục 1-2 ( phần Mở đầu) trả lời câu hỏi:
+ Nội dung và ý nghĩa của từng mục? Cách vào đề?
Định hướng:
- Mục 1: Mở đầu, nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới.
- Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống và được phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Cách vào đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định.
Hết tiết 11- chuyển tiết 12
* HS đọc mục 3-7 ( phần Thách thức) trả lời câu hỏi:
+ Vai trò và vị trí của từng mục 3, 7 ?
+ Các từ hằng ngày, mỗi ngày bắt đầu các mục 4,5,6 có tác dụng gì?
Định hướng:
- (3) Có vai trò chuyển đọan, chyển ý, giới hạn vấn đề. (7) kết luận cho phần Sự thách thức: trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu.
- (4,5,6) nêu những hiện tượng, những vấn đề thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội 
- GV nói thêm: nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, phạm tội, trẻ em sau động đất, sóng thần.
* HS: đọc mục 8-9 ( phần Cơ hội) suy nghĩ thực hiện:
+ Tóm tắt những điều kiện thuận lợi nêu trong 2 mục 8-9.
* GV chốt nội dung ghi bảng.
* HS tự suy nghĩ, trao đổi:
+ Liên hệ thực tế hiện tại trong nước về sự quan tâm cụ thể của Đảng và Nhà nước, nhận thức và tham gia các tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức của toàn xã hội về vấn đề này.
Định hướng:
- Trường cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh cơ nhở, các bêïnh viện nhi, công viên, nhà hát, nhà xuất bản cho thiếu nhi.
* HS đọc mục 10-17 ( phần Nhiệm vụ) thảo luận nhóm:
+ Phát hiện sự sắp xếp một cách có dụng ý các nhiệm vụ. Phân tích cụ thể từng mục.
* GV khái quát cho HS thấy được tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra. Ý và lời văn phần này dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
 Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút)
* HS: suy nghĩ độc lập thực hiện:
+ Tình bày nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.
Định hướng:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em la ømột trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại
- Qua chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính chất cụ thể, toàn diện.
* HS đọc ghi nhớ SGK/35
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
+ Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay.
( Trình bày miệng trước lớp)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
 (SGK)
II.Bố cục:
- Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố.
- Sự thách thức: Thực trạng trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.
- Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể.
III. Phân tích:
1. Mở đầu:
-Mục đích và nhiệm vụ của Hôi nghị cấp cao thế giới.
2. Sự thách thức:
-Trẻ em bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng thôn tính của nước ngoài.
- Bị thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
- Chết do suy dinh dưỡng, bệânh tật.
3. Cơ hội:
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường cho trẻ em 
3. Những nhiệm vụ:
- Bản Tuyên bố đã xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia, từ tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng đến phát triển giá dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội, từ đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội,
VI. Tổng kết :
 ( Ghi nhớ – SGK/35)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5 : Đánh giá ( 5 phút)
* Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay, em tự nhận thấy mình phải làm gì?
* GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6 : Dặn dò ( 5 phút)
* Xem trước bài CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
* * *
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
 Tiết 13
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS: 
	- Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hi6ị thoại vào thực tế giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/35 – bảng phụ ví dụ minh hoạ
+ HS: Tìm hiểu bài (hệ thống lại các phương châm hội thoại đã học) 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Thế nào là phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, lịch sự?
 + Kiểm tra vở bài tập ( 4 em).
Dẫn vào bài mới: Để giao tiếp thành công, người nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp. Và các phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc mọi người nhất thiết phải tuân thủtrong bất kì tình huống giao tiếp nào. Nội dung bài học tiết 13 hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những điều đã nêu.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 15 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
* HS đọc và tìm hiểu truyện cười “ Chào hỏi” trả lời các câu hỏi:
+ Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao ?
+ Câu hỏi đó được sử dụng có đúng lúc, đúng chỗ không? Tại sao?
+ Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Định hướng:
- Có tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ vì người đang đựơc hỏi ở trên cành cây cao phải vất vả trèo xuống để trả lời.
à Khi giao tiếp không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm,mục đích gì?
* HS đọc Ghi nhớ SGK / 36
+ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
* HS suy nghĩ , thảo luận nhóm, trả lời:
+ Các phương châm hội thoại đã học? Những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
Định hướng:
- Có 5 phương châm hội thoại đã học (lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự).
- Chỉ có 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống cò lại không tuân thủ.
* HS đọc đoạn đối thoại, trao đổi, tranh luận,trả lời:
+ Câu trả lới của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?
+ Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
+ Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu?
Định hướng:
- Không đáp ứng được yêu cầu của An.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ ( không cung cấp đủ thông tin).
- Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.
* HS trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
+ Việc “nói dối” của bác sĩ có thể chấp nhận được không? Tại sao?
+ Hãy nêu một số tình huống mà người nói không nên tuân thủ phương châm ấy một cách máy móc.
Định hướng:
- Không tuân thủ phương châm về chất.
- Có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.
* HS suy nghĩ, trả lời:
+ Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
+Theo em, ý nghĩa của câu nói trên như thế nào? Hãy nêu một số cách nói tương tự.
Định hướng:
- Xét về mặt hiển ngôn thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét nghĩa hàm ẩn thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải làmục địch cuối cùng của con người. Vì vậy không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả.
- Chiến tranh là chiến tranh, nó vẫn là nó 
 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút)
* HS khái quát vấn đề đã tìm hiểu:
+ Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? 
* HS đọc Ghi nhớ (SGK/ 37)
 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố (10 phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
 BT 1: HS suy nghĩ độc lập trả lời
 - Vi phạm phương châm cách thức, vì không phù hợp với nhận thức của cậu bé.
 BT2: HS trao đổi trả lời
- Vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là phi lí.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Trong giao tiếp cần chú ý đặc điểm của tình huống giao tiếp
 II. Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại:
 Nguyên nhân:
 - Do vô ý hoặc thiếu văn hoá giao tiếp.
 - Do ưu cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
 - Nhằm gây sự chú ý để hiểu theo một hàm ý nào khác.
 III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: (SGK/ 37)
B/ Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích việc vi phạm phương châm hội thoại của ông bố
Bài tập 2: Tìm phương châm bị vi phạm
 Hoạt động 5: Đánh giá (10 phút)
 * Cho ví dụ về một trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặên dò ( 3 phút)
 * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị làm bài viết số 1 văn thuyết minh (tiết 14-15)
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
 Tiết 14-15
TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Viết được văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả thiên nhiên hợp lí, hiệu quả.
- Rèn luyện kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản có bố cục ba phần.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Đề bài
+ HS: Tổng hợp các kiến thức về kiểu bài thuyết minh.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: ( thông qua)
Dẫn vào bài mới:
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (85 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* GV phát đề – Nêu yêu cầu chung của bài làm:
+ Nắm kĩ đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
+ Kết hợp phương pháp thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
* HS làm bài tại lớp
Biểu điểm:
+ Điểm 9-10: 
- Đáp ứng đầy đủ nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết trôi chảy.
- Ít mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 7-8:
- Đáp ứng nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết đôi chỗ chưa trôi chảy, lưu loát.
- Còn mắc một vài lỗi chính tả.
+ Điểm 5-6:
- Chưa nêu được đầy đủ các đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- Mắc lỗi chính tả nhiều.
+ Điểm 3-4:
- Chưa đáp ứng các yêu cầu của bài làm; văn viết tối nghĩa. lủng củng; bố cục không rõ ràng.
- Sai chính tả từ 5 lỗi trở lên.
+ Điểm 0-2:
- Chưa nắm kiểu bài; bài làm hời hợt, sơ sài, quá cẩu thả.
- Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
 Đề: 
 Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em
Yêu cầu cụ thể:
+ MB: Giới thiệu chung về động vật hay vật nuôi ở quê.
+ TB: Nêu được các đặc điểm cơ bản của vật nuôi, có kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả:
Giới thiệu về họ- loài
Miêu tả kích thước, hình dáng, đặc điểm bên ngoài .
Tập tính sinh hoạt.
Vai trò trong đời sống, quan hệ với con người
+ KB: 
Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của con vật nuôi.
Thái độ, tình cảm của em, của mọi người 
 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố (3phút)
 * Thu bài.
 * GV nhận xét tiết làm bài.
 Hoạt động 4: Dặên dò ( 3 phút)
 * Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, đọc văn bản- kể tóm tắt văn bản- trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
* * *
Trắc nghiệm
Nối các từ với phần giải thích nghĩa thích hợp:
1. Thôn tính	a- Nhà nho nổi tiếng
2. Công ước	b- Tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tai họa nghiêm trọng.
3. Danh nho 	c- Xâm chiếm đất đai của nước khác sát nhập vào nước mình.
4. Giải trừ quân bị	d- Giảm bớt hoặc hạn chế vũ khí và lực lượng vũ trang của các nước.
5. hiểm họa	e- Điều ước do nhiều nước cùng kí kết đề qui định các nguyên tắc, thể lệ cho từng vấn đề trong quan hệ quốc tế.

Tài liệu đính kèm:

  • doc3-VAN9-TUAN 3.doc