Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 4

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 4

A. MTCĐ: Giúp HS:

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương – người phụ nữ Việt Nam, nạm nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong,

- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Giáo dục thái độ biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn – Những điều cần lưu ý (SGV/43) – Sưu tầm bản dịch.

+ HS: Soạn bài, tìm hiểu thể loại Truyền kì, nội dung – nghệ thuật của tác phẩm.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Nêu nhận thức của em về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

 + Kiểm tra bài soạn (2 em).

- Dẫn vào bài mới: Ở lớp 8, chúng ta được tìm hiểu một số thể loại của văn học trung đại như Hịch, Cáo Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một thể loại khác: Truyền kì qua Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. Đồng thời thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến cùng với những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 BÀI 4 	
Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích: Truyền kì mạn lục) * Nguyễn Dữ * 
 Tiết 16-17
 VĂN HỌC 
MTCĐ: Giúp HS:
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương – người phụ nữ Việt Nam, nạm nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong,
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Giáo dục thái độ biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ.
CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn – Những điều cần lưu ý (SGV/43) – Sưu tầm bản dịch.
+ HS: Soạn bài, tìm hiểu thể loại Truyền kì, nội dung – nghệ thuật của tác phẩm.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : + Nêu nhận thức của em về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
 + Kiểm tra bài soạn (2 em).
Dẫn vào bài mới: Ở lớp 8, chúng ta được tìm hiểu một số thể loại của văn học trung đại như Hịch, Cáo  Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một thể loại khác: Truyền kì qua Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. Đồng thời thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến cùng với những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)
	Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* GV: hướng dẫn tìm hiểu tác giả-tác phẩm:
* HS tìm hiểu phần chú thích (µ) trả lời câu hỏi:
+ Nêu tóm tắt nét chính về tác giả?
+ Giải thích: Truyền kì mạn lục;
+ Nội dung – nghệ thuật chính của truyền kì?
+ Xuất xứ của chuyện Người con gái Nam Xương?
Định hướng:
- Giai đoạn đương thời của tác giả: triều đại phong kiến VN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, vua chúa tranh giành quyền vị, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến  Tác giả có nhân cách cao thượng: từ quan, sống gần gũi với nhân dân. Đó là những điều kiện cho sự thành công của Truyền kì mạn lục.
- Truyện thuộc loại truyện truyền kì, viết bằng chữ Hán. Nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương. Nhân vật chính là người phụ nữ bình thường có phẩm chất tốt đẹp, khao khát hạnh phúc song bất hạnh.
* GV : hướng dẫn đọc và kể (đọc diễn cảm, phân biệt đoạn tự sự và lời đối thoại, thể hiện tâm trạng nhân vật trong từng hoàn cảnh)
* HS kể lại toàn truyện, lớp nhận xét. ( kể theo kết cấu: Vũ Nương sống ở dương gian; lấy chồng; xa chồng; nỗi oan; được giải oan và ở lại thủy cung.)
* HS trao đổi tìm đại ý và bố cục:
+ Nội dung câu chuyện kể về ai? Như thế nào? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
+ Câu chuyện có thể chia làm mấy phần? Nội chính của từng phần?
 à ( GV chốt nội dung ghi bảng )
- Đoạn 1: từ đầu --> “như đối với cha mẹ đẻ mình”.
- Đoạn 2: tiếp theo --> “ nhưng việc trót đã qua rồi”.
- Đoạn 3: phần còn lại.
(Hết tiết 16 - chuyển tiết 17)
* PHÂN TÍCH
* HS đọc đoạn1, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì ?
- Trước khi lấy chồng?
- Khi lấy TrươngSinh?Khi Trương Sinh ra lính?
- Khi bị nghi oan? (lời thoại 1,2,3 của Vũ Nương)
- Qua việc phân tích nhận vật Vũ Nương, em hãy nhận xét sự sáng tạo của truyền kì so với truyện cổ tích?
Định hướng:
- Cảnh1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng “giữ gìn khuôn phép,không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”ø.
- Cảnh 3: không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được trở về bình an; cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng; nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình.
- Cảnh 3: khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết; là người mẹ hiền, dâu thảo.
- Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan: tìm mọi cách phân trần, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình và hành động để bảo toàn danh dự.
 (GV : Chốt nội dung ghi bảng)
à Nét sáng tạo: nhân vật có đời sống, có tính cách rõ rềt
* HS đọc đoạn 2, tranh luận trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương?
Cuộc hôn nhân có bình đẳng?
Tính cách của Trương Sinh như thế nào?
Lời nói ngây thơ của đứa trẻ?
Cách xử sự của Trương Sinh?
+ Qua cái chết oan khuất của Vũ Nương, hãy cho biết truyện có giá trị hiện thực gì, giá trị tố cáo như thế nào?( phản ánh hiện thực như thế nào? tố cáo ai?tố cáo điều gì?)
Định hướng:
- Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”
- “ Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”
- Lời nói ngây thơ của đứa trẻ kết hợp tính đa nghi củaTrương .
- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
( GV chốt giá trị hiện thực, giá trị tố cáo của truyện – ghi bảng)
* GV hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật
* HS tự suy nghĩ, trao đổi:
+ Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện như thế nào?
 + Nghệ thuật của đoạn thoại, lời tự bạch?
 + Yếu tố hoang đường, kì ảo? Tác dụng?
Định hướng:
- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện: có sắp xếp lại tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tính tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến qua trình diễn biến câu chuyện.
- Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật.
- Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện kịch sử  làm cho thế giới lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy.
 Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút)
* HS: tổng hợp, khái quát nội dung nghệ thuật của câu chuyện:
+ Khái quát nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Định hướng:
 - Câu chuyện về cuộc đời, số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt dưới chế độ phong kiến, đồn g thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 51
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố (10 phút)
+ Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
+ Đọc thêm bài Lại bài viếng Vũ Thị –Lê Thánh Tông-
( Trình bày miệng trước lớp)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
 - Nguyễn Dữ (?-?) sống thế kỉ XVI, đời Lê – Mạc. Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, nội chiến kéo dài. Học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm quan một năm, cáo quan.
 - Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền): (SGK).
 - Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 / 20 truyện, có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
II.Kết cấu:
+ Đại ý:
 - Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng. 
 + Bố cục:
- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thuỷ cung, Vũ Nương đuợc giải oan.
III. Phân tích:
1. Vũ Nương – ngươi phu nữ đẹp nết đẹp người:
- là phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục,lại đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
Vũ Nương đã bị đối xử một cách bất công, vô lí dẫn đến cái chết oan khuất.
à Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến nam quyền , đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giảvới số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3. Giá trị nghệ thuật:
VI. Tổng kết :
( Ghi nhớ – SGK/51)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5 : Đánh giá ( 5 phút)
* Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” em hiểu được những điều sâu sắc nào về hiện thực cuộc sống và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
* GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6 : Dặn dò (10 phút)
* Xem trước bài XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 
* * *
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 
 Tiết 18
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Nắm được hệ thống từ ngữ thường dùng để xưng hô trong hội thoại.
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/39 – Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Nêu các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
 + Kiểm tra vở bài tập ( 4 em).
Dẫn vào bài mới: Xưng hô không phải là một nội dung mới, ở lớp 9 chúng ta được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này: Sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các phương tiện xưng hô được xét trong các tình huống giao tiếp.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG
* HS trao đổi, thảo luận, thực hiện các yêu cầu:
+ Nêu một số từ ngữ để xưng hô và cho biết cách sử dụng.
 Định hướng:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao,  chúng tôi, chúng tao
- Ngội thứ hai: mày, mi, chúng mày 
- Ngội thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ 
- Suồng sã: mày, tao
- Thân mật: anh, chị, em 
- Trang trọng: Quý ông (bà), quý cô (chú), quý vị 
* HS đọc ví dụ, tìm hiểu hai đoạn trích trả lời:
 + Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên.
 + Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt qua hai đoạn trích. Giải thích cách xưng hô đó.
 + Qua ví dụ trên, chúng ta rút ra điều gì khi giao tiếp?
Định hướng:
- em, anh, ta, chú mày
- Đ1: Dế Choắt: em – anh ; Dế Mèn: ta – chú mày
--> cách xưng hô bất bình đẳng, Choắt:mặc cảm; Mèn: ngạo mạn, hách dịch
- Đ2: cả hai : tôi – anh 
-->cách xưng hô bình đẳng, Mèn: hối lỗi, Choắt: hết mặc cảm, sợ hãi.
à Cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp
 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
* HS đọc Ghi nhớ SGK / 39
 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố (25 phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
 BT 1: HS suy nghĩ phát hiện sự nhầm lẫn trong vịêc dùng từ
 - “ chúng ta” bao gồm cả người nói và người nghe.
 BT2: HS trao đổi trả lời
- Thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn
 BT3: HS trao đổi trả lời:
- Gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường
- Gọi sứ giả là ta – ông là khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết.
 BT4:
- Cả hai đều tôn trọng lẫn nhauà đối nhân xử thế rất thấu tình, đạt lí.
 BT 5,6 : HS làm ở nhà
Tìm hiểu cách xưng hô, ý nghĩa và tình huống xưng hô.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
- Trong giao tiếp, cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK/ 39)
B/ Luyện tập
Bài tập1: Nhận xét cách dùng từ
Bài tập 2: Tại sao trong các văn bản khoa học, tác giả hay xưng “ chúng tôi” mà không dùng “tôi”
 Bài tập 3: Phân tích từ xưng hô của cậu bé.
 Bài tập 4: Nhận xét cách xưng hô của hai người.
 Bài tập 5,6: (làm ở nhà)
 Hoạt động 3: Đánh gia ù(5 phút)
 * Em học tập và vận dụng được gì qua bài học?
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 4: Dặên dò ( 5 phút)
 * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị bài CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
* * *
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
 Tiết 19
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.
	- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/51 Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Nêu cách xưng hô trong hội thoại
 + Kiểm tra vở bài tập ( 4 em).
Dẫn vào bài mới: Trong khi nói hoặc viết, chúng ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay nhân vật bằng những cách thức khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu và sử dụng đúng lời dẫn.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
* HS đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi:
+ Phần in đậm nào là lời nói phát ra thành lời?Phần nào là ý nghĩ trong đầu?.
+ Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đừng trước nó bằng những dấu gì?
+ Có thể đảo vị trí các phần in đậm lên trước được không? Khi đảo, hai bộ phận đó sẽ được ngăn cách bằng dấu gì?
 Định hướng:
- Phần vd (a) lời nói phát ra thành lời.
- Phần vd (b) là ý nghĩ trong đầu.
- Được tách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo được. Khi đảo, cần thêm dấu gạch ngang.
 + Thế nào là cách dẫn trực tiếp? 
chốt nội dung ghi nhớ 1
+ TÌM HIỂU CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
* HS đọc ví dụ, tìm hiểu hai đoạn trích, trao đổi trả lời:
 + Phần in đậm (a), (b) là lời nói hay ý nghĩ?
 + Nó được tách khỏi phần đứng trước bằng dấu gì?
 + Có thể đặt từ rằng, là trước phần in đậm không?
Định hướng:
- (a) là lời nói; (b) là ý nghĩ.
- (a) không có dấu hiệu; (b) có dấu hiệu là từ rằng
- Có thể đặt một trong hai từ đó trước từ hãy 
-->cách xưng hô bình đẳng, Mèn: hối lỗi, Choắt: hết mặc cảm, sợ hãi.
 + Thế nào là cách dẫn gián tiếp?
à chốt nội dung ghi nhớ 2
* HS đọc Ghi nhớ SGK/54
 Hoạt động 3: Luyện tập (15phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
 BT 1: (a) là dẫn lời, (b) là dẫn ý à là cách dẫn trực tiếp.
 BT2: HS tự suy nghĩ, viết đoạn văn theo yêu cầu
 - a. Dẫn trực tiếp:
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
 - b. Dẫn gián tiếp:
Trong Báo cáo chính trị , Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc 
 BT3: HS làm ở nhà: ( Cách làm tương tự như bài tập 2)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Cách dẫn trực tiếp:
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ
- Tách bằng dấu hai chấm(:, đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp:
- Thuật lại có điều chỉnh.
- Không dùng dấu ngoặc kép.
 III/ Ghi nhớ: (SGK/ 54)
B/ Luyện tập
Bài tập1: Tìm lời dẫn, xác định cách dẫn.
Bài tập 2: Viết đoạn nghị luận có cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
 Bài tập 3: Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương theo hai cách 
 Hoạt động 4: Củng cố – dặên dò ( 5 phút)
 * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 54
 * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị bài LUYỆN TẬP TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ .
* * *
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 Tiết 20
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Oân tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã học.
	- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo yêu cầu khác nhau: ngắn gọn hơn.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/57-58. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : thông qua
Dẫn vào bài mới:Ở lớp 8, các em đã được tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, cách tóm tắt cũng như luyện tập tóm tắt, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành kĩ năng này.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 20 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ:
* HS đọc ví dụ trong SGK, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Trong cacù tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
+ Hãy nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 Định hướng:
- Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học; vì vậy, có thể nói, việc tóm tặt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra
 - Báo cáo văn tắt về một trường hợp vi phạm nội qui của lớp cho gvcn.
 - Kể vắn tắt cho mẹ nghe về một thành tích của mình được nhà trường khen thưởng.
 + THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ:
* HS đọc II(1) suy nghĩ trả lời:
 + Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa? (thiếu sự việc quan trọng nào không?vì sao phải nêu?)
 + Các sự việc nêu đã hợp lí chưa?cần thay đổi gì không?
Định hướng:
Sự việc cần bổ sung: một đêm chàng Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bnóng của chàng trương trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây ; nhờ vịệc này, Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình đã bị oan.
Giữ nguyên từ sự việc 1-> 6 ; sự việc 7: một đêm chàng Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bnóng của chàng trương trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây ; nhờ vịệc này, Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình đã bị oan.
Sự việc 8: Trương nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn tràng giải oan bên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
 Hoạt động 3: Tổng kết (3phút)
+Sự cần thiết của việc tóm tắt tác phẩm?
* HS đọc Ghi nhớ SGK/59
 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố ( 15phút)
 BT1: Thực hành tóm tắt tác phẩm đã học.
A/ Tìm hiểu bài:
I/ Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
 II/ Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
 III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: (SGK/ 59)
B/ Luyện tập
Bài tập1: -Tóm tắt tác phẩm “Lão Hạc”
 - Tóm tắt tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” 
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * GV nhận xét tiết học.
	 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị soạn bài CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRINH (thể loại tùy bút)
* * *
Trắc nghiệm 	
Nối các từ với phần giải thích nghĩa thích hợp:
1. Tiện thiếp	a- Nhan sắc và đức hạnh.
2. Dung hạnh	b- Tàn nhẫn, không một chút thương cảm.
3. Chứng quả	c- Soi xét cho tấm lòng thành thực
4. Ngõ liễu tường hoa	d- Chỉ nơi có những quan hệ trai gái không đứng đắn.
5. Phũ phàng	e- Cách xưng hô khiêm tốn của người phụ nữ ngày xưa.	

Tài liệu đính kèm:

  • doc4-VAN9-TUAN 4.doc