Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 19

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 19

Tiết 87: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

Ngày soạn: 20/12/2008

Ngày dạy: 5/1/2009

A.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.

 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

 - Tích hợp với phần văn qua văn bản “Những đứa trẻ”.

 - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn.

B.Chuẩn bị: - Thầy : Chọn mẫu.Chuẩn bị cho các em những dữ kiện để các em trắc nghiệm khắc sâu kiến thức.Máy tính.

 -Trò : Tìm hiểu về thể thơ 8 chữ. Chuẳn bị bài của mình để cho lớp nghe.

C. Tiến trình hoạt động dạy và học:

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Tiết 87:	TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ	 
Ngày soạn: 20/12/2008 
Ngày dạy: 5/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
 - Tích hợp với phần văn qua văn bản “Những đứa trẻ”.
 - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn.
B.Chuẩn bị: - Thầy : Chọn mẫu.Chuẩn bị cho các em những dữ kiện để các em trắc nghiệm khắc sâu kiến thức.Máy tính.
 -Trò : Tìm hiểu về thể thơ 8 chữ. Chuẳn bị bài của mình để cho lớp nghe. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Đọc 1 bài thơ của em và nêu rõ chủ đề cách sáng tác thơ 8 chữ. 
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Đời sống tinh thần của con người rất phong phú nhưng có lẽ không thể thiếu được thơ và không thể quên vai trò của thơ 8 chữ . Nó là món ăn tinh thần trong khi ta vui buồn.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn luyện thơ tám chữ. Qua việc xem màn hình bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
 Tổ chức cho các em bình phẩm đánh giá thơ của nhau.Từ đó chỉ ra nét thành công và hạn chế của từng bài.
Hoạt động 3: Cho học sinh làm bài theo nhóm. Giáo viên chữa lại biểu dương một số em có ý thức tốt. Các em quan sát những định hướng của GV để sáng tác phù hợp. Cho điểm động viên những bài làm tốt.
Nội dung kiến thức
1.Thể hiện tài năng làm thơ 8 chữ:
Học sinh quan sát màn hình trả lời câu hỏi.
 b. Kết luận: Nhịp thơ 8 chữ rất linh hoạt nhịp nhàng nó phụ thuộc vào ý đồ sáng tác,mạch cảm xúc và bố cục tác phẩm.
2. Luyện tập:
Bài 1 : Đọc thơ của mình cho lớp thưởng thức.
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Nêu rõ vấn đề làm thế nào để có 1 bài thơ 8 chữ hoàn thiện?
 - Dặn dò : Đọc thơ của mình cho gia đình nghe .
Tiết 88-89:	Hướng dẫn đọc thêm	 
Ngày soạn: 20/12/2008	NHỮNG ĐỨA TRẺ
Ngày dạy: 5/1/2009	( Mác Xim Gorki)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. 
- Tích hợp với phần tập làm văn qua bài “Tập làm thơ 8 chữ”.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1. 
- Bồi dưỡng tình cảm tâm hồn giàu lòng nhân ái cho các em.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn Gorki. 
 - Trò : : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của những đứa trẻ trong đoạn truyện tự thuật “Những đứa trẻ” của Gorki?
 III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Trong đoạn trích “Những đứa trẻ”, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích, Mác Xim Gorki đã thuật laịo hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ hôm nay ta cùng nghiên cứu đoạn trích.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS phân tích.
Tìm những đoạn văn, câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
 Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
(GV phân nhóm cho HS thảo luận, thanh 2 nhóm mỗi nhóm 1 hình ảnh để nhận xét).
Sau đó tỏ chức cho HS báo cáo nhận xét.
Hoạt động 3 : 
Chuyện đời thường và vườn cỏ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
 Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
Thảo luận: Vì sao câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc đến tên của bọn tre ûnhà đại tá? (câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích).
Hoạt động 4 : HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời. GV bổ sung.
Nội dung kiến thức
1. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “ chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” ® Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
® Sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện, “ chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng...” ® So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
2. Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ ® Aliôsa liên tưởng đến nhân vật mụ dì nghẻ độc ác trong truyện cổ tích® Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
- Chi tiết người “mẹ thật” Aliôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích® Động viên các bạn nỗi thất vọng trẻ thơ® khát khao tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu : Kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khái quat
“Có lẽ tình cảm những người bà đều tốt”
Chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc ® Nhớ nhung, hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
® Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ® ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu.
3. Luyện tập : 
Bài 1 : Chia bài văn thành 3 phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần.
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Đọc diễn cảm đoạn trích .Tóm tắt câu chuyện thật hợp lý.
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Trả bài kiểm tra Tiếng Việt” Tiết 86.
Tiết 90: 	TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I	 
Ngày soạn: 3/1/2009 
Ngày dạy: 7/1/2009 
A.Mục tiêu: 
 - Ôn lại kiến thức kĩ năng về phân tích, cảm thụ thơ và truyện hiện đại.
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng về mảng nội dung này.
- Tích hợp với các văn bản, các phần Tiếng Việt và TLV đã học.
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B.Chuẩn bị: - Thầy : Hệ thống những ưu nhược điểm .Hướng khắc phục ..
 - Trò : Ôn tập kiến thức đã học.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Không 
III/ Bài mới: Hoạt động1: Đây là dịp quan trọng cho HS nhìn lại những nhược điểm của mình để có hướng khắc phục.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2 : GV hệ thống những ưu, nhược điểm của HS qua 2 bài viết, chỉ ra cho các em những kiến thức chưa nắm được còn nhầm lẫn.
Hoạt động 3 : GV cho học sinh quan sát đáp án, cùng luyện tập để khắc phục.
GV nêu câu hỏi để tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pha” cần chú trọng những tình tiết nào?
HS tóm tắt GV nhận xét bổ sung.
Tương tự như thế để kể được về hình ảnh ông Hai các em cần chú trọng điều gì?
Hoạt động 4 : Hô điểm
1. Đánh giá chung những ưu, nhược điểm.
a. Ưu điểm : Đa số các bài viết đã thực hiện được nội dung chính đạt yêu cầu, các em nắm được kiến thức cơ bản, xác định được trọng tâm yêu cầu đề ra.
Nhiều bài viết phần trắc nghiệm thực hiện tốt , phần tự luận bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, có cảm xúc biết vận dụng các yếu tố nghệ thuật vào bài viết của mình 
b. Nhược điểm : Một số bài viết tỏ ra chưa vững vàng về kiến thức, cho nên thực hiện trắc nghiệm còn sai, phần tự luận sa vào kể lễ dài dòng, chưa xác định đúng trọng tâm đề ra. Kĩ năng
viết câu còn vụng, một số bài quá cẩu thả. Chữ viết nghoạch ngoạc, sai lỗi chính tả quá nhiều, ý thức học tập của một số em chưa cao.
2. Hướng khắc phục :
a. Chữa những lỗi thông thường :
- Câu hỏi trắc nghiệm : Không được tẩy xoá, phải nháp trước khi điền vào ô trống.
- Đầu dòng phải viết hoa, câu phải đủ thành phần, đoạn phải có câu chủ đề.
b. Cho HS quan sát dàn ý :
*) Văn học – Tóm tắt Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Cần chú ý những tình tiết sau :
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ mọi người được biết về anh thanh niên một con người cô độc nhất thế gian và lại hay thèm người.
- Nhưng đây chính là một mẫu hình lý tưởng với phẩm chất quý giá, quan tâm đến người khác, sống gọn gàng, ngăn nắp, yêu công việc, có tinh thần vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, luôn tự trọng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người...
*) Tiếng Việt – Muốn kể được câu chuyện phải biết hoá thân vào đúng văn cảnh, đúng con người có tình yêu lớn lao với truyện “Làng” của Kim Lân, biết kết hợp tốt các yếu tố nghệ thuật làm cho câu chuyện hấp dẫn cuốn hút người đọc.
3. Hô điểm : 9A,B
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Em rút được kinh nghiệm gì qua tiết trả bài này?
 - Dặn dò : Chuẩn bị tiết 91 ‘Bàn về đọc sách”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 ngu van 92 cot.doc