Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 23

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 23

Tiết 111-112 ( 111) CON CÒ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 111-112 ( 111) CON CÒ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
Ổn định tổ chức
 Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
 Giới thiệu bài có thể bắt đầu bằng việc đọc một vài câu ca đao, một vài lời hát ru có hình ảnh con cò để dẫn vào giới thiệu bài thơ. 
 - Giới thiệu về tác giả :Chế Lan Viên (1920 - 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại
*Hoạt động 2: Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫ HS đọc :
Đọc văn bản 
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
- GV đọc mẫu một lần, gọi 2 hs đoc. 
- Cho Hs đọc chú thích về Chế Lan Viên và từ Đồng Đăng
Hs thực hiện tập đọc: Các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru. Khi đọc cần 
Chú ý thể hiện đúng nhịp điệu của từng câu, từng đoạn. Thường mỗi đoạn được đầu bằng những câu thơ có nhịp ngắn, lặp lại về câu trúc, sau đó là những bài mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy ngẫm triêt lí. Khi đọc cần thể hiện được sự thay đổi giọng điệu và nhip điệu phù hợp 
1.Tác giả Chế Lan Viên (SGK)
2.Từ khó :
 Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
 II. Đọc - hiểu văn bản.
 II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ 
1. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ 
1. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ 
- Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. 
- Thử đọc những câu ca dao có dùng hình tượng con cò. Hãy cho biết hình tượng con cò trong ca dao thường nói lên điều gì ?
- Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói lên điều gì ?
- Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa, mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ: Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tình tốt đẹp và niềm vui sống.
- Ở đoạn đầu bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu qụen thuộc trong những bài ca dao ấy. Nhưng trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
- Nét độc đáo khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru
 2. Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ 
2. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ 
2. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ 
- Bài thơ được tác giả chia làm 3 đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? –Theo em ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ ?
- Tác giả đã tự chia bài thơ thành ba đoạn 
 + Đọan 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. 
 + Đoạn 2 :Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời. 
 + Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Bố cục này được dẫn dắt sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ – hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người. 
a. Hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người. 
Ở đoạn đầu của bài thơ, những câu ca dao nào được vận dụng ? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả? 
- Những hình ảnh :Con cò bay lảđồng Đăng, cửa phủ có ý nghĩa như thế nào ?
Hãy đọc thuộc bài thơ “con cò mà đi ăn đêm”.
Hình ảnh “con cò đi ăn đêm” gợi cho em những liên tưởng gì ? Từ hình ảnh con cò đi ăn đêm, em nhớ đến hình ảnh những người nào nữa ?
- Em cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh những con cò xuất hiện trong lời ru và ý nghĩa của nó trong đoạn thơ này ?
- Hãy đọc những câu thơ cuối đoạn và nêu cảm nhận của em về hình ảnh kết thúc này ?
+ ở đoạn 1 hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao (Con cò bay lã bay la, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng .bay về Đồng Đăng..con cò mà đi ăn đêm) (chỉ lấy lại vài chữ nhằm gợi nhớ những câu ca dao)
- Con cò bay lảđồng Đăng, cửa phủ : gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá; gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa. 
- Con cò mà đi ăn đêm tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống , gợi nhớ đến : Con cò lặn lội bờ sông... ; Cáí cò đi đón cơn mưa – Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.. hay hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương : Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 Qua những lời ru hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca da dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. ở tuổi ấu thơ
- Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống : Ngủ yên ! Ngủ yên ! ... chẳng phân vân. 
b. Qua những lời ru hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca da dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. ở tuổi ấu thơ
 IV. Củng cố :
- Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con cò xuất hiện trong đoạn đầu bài thơ ?
 V. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc bài thơ
- Nắm vững bố cục bài thơ, nội dung chính của từng đoạn 
- Soạn tiếp những câu hỏi còn lại.
Tuần 23
Tiết 111-112 (112) CON CÒ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tuợng.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học thuộc bài thơ
 - Em cảm nhận như thế nào về hìh ảnh con cò xuất hiện trong đoạn đầu bài thơ ?
 III.Bài mới: 
*Hoạt động 2:Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
+ Trong đoạn 2, từ hình ảnh con cò trong ca dao, bài thơ nói đến hình ảnh con cò trong những giai đoạn nào của con người ?
- Theo em hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được xây dựng bằng cách nào ? Tác dụng của cách xây dựng hình ảnh con cò trong đoạn thơ như thế nào ? (Hs thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp )
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức , trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. ( hình ảnh con cò tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người: ngủ cùng cò- theo cò đi học-lớn lên làm thi sĩ ).
- Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. 
- Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời tư tuổi ấu thơ trong nôi 
- Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
+ Ở đoạn 3 tác giả viết “Cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con” Em hiểu như thế nào về hình ảnh con cò ở đây ?
- Như thế hình ảnh con cò ở đoạn thơ này có ý nghĩa như thế nào ?
Gv nhấn mạnh :Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí . Đó là pôhng cách Chế Lan Viên
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời 
- Từ đó khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc :” Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
 Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí –(phong cách Chế Lan Viên ). 
 Phần cuối bài thơ quay trở lại với âm hưởng lời ru vả đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy 
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời 
3. Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ 
3.Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ 
3.Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ 
- Em có nhận xét gì về thể thơ ? Tác dụng của nó trong việc diễn đạt cảm xúc ?
- Giọng điệu của bài thơ có gì đáng chú ý ?
- Chế Lan Viên có những sáng tạo độc đáo về hình tượng thơ. Em hãy làm rõ điều đó
- Về thể thơ : sử dụng thể thơ tự do (có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ). các đoạn thường được bắt những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. 
- Giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm, có cả triết lí.
- Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh : vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, tạo ý nghiã biểu tượng gần gũi, rất quen thuộc hàm chứa ý nghĩa mới biểu cảm. 
- Về thể thơ 
- Giọng điệu của bài thơ 
- Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh 
Tổng kết.
Tổng kết.
Tổng kết.
Dựa vào phần Ghi nhớ, GV tổng kết bài
Hs đọc ghi nhớ
Ghi nhớ (SGK)
Hướng dẫn luyện tập. 
Luyện tập. 
Luyện tập. 
Bài tập 1
- Ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả vừa trò chuyện với đối tượng với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu.
 - Ở bài thơ của Chế Lan Viên, gợi lại điệu hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống mỗi người.
V. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc bài thơ
- Hãy nêu cảm nhận của em về câu thơ:
 "Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
- Chuẩn bị bài mới :"Mùa xuân nho nhỏ”
Tuần 23
 Tiết 113 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN (SỐ 5)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Chấm kĩ, tổng kết những ưu khuyết điểm của HS.
 - Học sinh : Đọc trước SGK, suy nghĩ lại bài viết của mình, nắm chắc về thể loại.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: 
 Bài mới:
Hoạt động 2 :Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
I.Nhận xét đánh giá chung:
I.Nhận xét đánh giá chung:
1. Ưu điểm: 
HS nghe nhận xét 
1. Ưu điểm: 
- Về tìm hiểu đề và tìm ý
- Về bố cục,liên kết, diễn đạt
- Về những suy nghĩ, nhận xét sâu sắc có tính sáng tạo.
2. Khuyết điểm:
2. Khuyết điểm:
- Những biểu hiện xa đề, lạc đề.
- Bố cục thiếu cân đối, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các phần.
- Sao chép, thiếu sáng tạo.
- Các lỗi về diễn đạt.
3.Kết quả điểm số:
3.Kết quả điểm số:
- Điểm khá, giỏi:
- Điểm trung bình:
- Điểm yếu, kém:
II. Đọc -Bình:
II. Đọc -Bình:
- GV cho HS đọc, nhận xét, so sánh: 
+ Hai bài loại khá giỏi.
+ Hai bài loại trung bình.
+ Hai bài loại yếu kém.
III. Trả bài:
III. Trả bài:
- GV trả bài và yêu cầu HS trao đổi, rút kinh nghiệm.
 IV. Củng cố :
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là một kiểu bài thông dụng ai cũng có lúc phải dùng đến.
 V. Hướng dẫn học tập
Về nhà tập viết nốt những đề còn lại trong SGK.
Tuần 23
Tiết 114-115 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nhắc lại nội dung nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống 
III. Bài mới:
*Hoạt động 2: Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Tìm hiểu các đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Tìm hiểu các đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
I.Tìm hiểu các đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Cho HS đọc một số hoặc tất cả các đề bài.
Nêu câu hỏi cho HS nhận xét về các dạng đề.
 - Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. 
Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh.
- Có loại đề có mệnh lênh
- Có loại đề không có mệnh lệnh
- Hai dạng đề này có sự khác biệt như thế nào ? 
- Thực chất bình luận là bàn bạc, nhận định, đánh giá ; nghĩa là trình bày những ý kiến nhận xét đúng - sai, tốt - xấu, lợí-hại có lập luận thuyết phục
Sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. 
- Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận (nghị luận) là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. 
- Khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận. 
 Hướng dẫn tự ra đề
 HS nghĩ ra một số đề bài tương tự. 
GV yêu cầu HS ghi một số đề ra giấy
Một hai học sinh ghi đề lên bàng (hoặc giấy trong, dùng đèn chiếu . Cả lớp thảo luận và nhận xét.
Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ý.
Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ý.
II.Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ý.
- GV đọc đề trong SGK, nêu câu hỏi để HS tìm hiểu đề.
- Gv gợi ý : Muốn làm đề này, HS vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến, tức là phải biết cách suy nghĩ (tư duy). Cách suy nghĩ sẽ thể hiện ở bước sau là tìm ý. 
HS thảo luận về ý nghĩa của hai chữ suy nghĩ: Hs thể hiện sự hiểu biết, đánh. giá ý nghĩa của đạo lí uống nước nhớ nguồn. 
- Xác định tính chất của đề
- Xác định yêu cầu về nội dung
- Xác định những tri thứcc cần có 
Tìm ý cho bài làm:
- Việc đầu tiên là giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ. Theo em nên bắt đầu từ những từ ngữ nào ?
- Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì ?
- Theo em đạo lý ấy có những ý nghĩa nào ?
- Giải thích nghĩa bóng. “Nước” là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình...) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật...). “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình,
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả. .
-”Nhớ nguồn” là lương tâm, trách nhiệm đối với nguồn.
-“Nhớ nguồn” là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo 
 -Nhớ nguồn là không vong ân bội nghĩa. 
-“Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới.
- Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc 
- Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
- Tìm ý để giải thích nghĩa đen nghĩa bóng (Đối với nội dung nghị luận lồng trong tục ngữ , danh ngôn)
- Tìm ý nghĩa của đạo lý 
 IV. Củng cố :
Nhắc lại yêu cầu từng phần của dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 
 V. Hướng dẫn học tập
Về nhà dựa vào kết quả phần tìm hiểu đề và tìm và hãy lập một dàn bài chi tiết 
. 
Tuần 23
Tiết 114-115 (115 ) CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhắc lại yêu cầu từng phần của dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 
 III. Bài mới:
 *Hoạt động 2: Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Lậpdàn bài chi tiết. 
Lậpdàn bài chi tiết. 
Lập dàn bài chi tiết. 
Dàn ý mở bài 
- Theo em phần mở bài ta nên nêu nội dung gì?
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí : đạo lí làm người, đạo lí cho cho toàn xã hội.
1.Mở bài :
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạolí 
Dàn ý thân bài.
- Phần thân bài có những nội dung chủ yêu nào ?
- Thử nêu những ý cơ bản để trong nội dung giải thích nghĩa đen nghĩa bóng câu tục ngữ
-Thử nêu những nhận định đánh giá về câu tục ngữ cần thể hiện trong phần thân bài ?
a) Giải thích câu tục ngữ
-“Nước" ở đây là gì ? Cụ thể hoá các ý nghĩa của nước.
- Uống nước có ý nghĩa gì ?
- Nguồn ở đây là gì ? Cụ thể hoá nội dung của nguồn.
- Nhớ nguồn ở đây là thế nào ? Cụ thể hoá những nội dung nhớ nguồn.
b) Nhận định, đánh giá (tức bình luận).
 	- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 	- Câu tực ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
 	- Câu tực ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
 	- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
2.Thân bài :
a) Giải thích câu tục ngữ 
b) Ý kiến nhận định đáng giá 
Dàn ý kết bài. 
- Thử nêu luận điểm kết bài 
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam
3.Kết bài : Nhận định đánh giá chung về đạo lý
Viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa.
Viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa.
Viết bài, đọc lại bài và sửa chữa.
GV giới thiệu phần Viết bài ở SGK để HS hình dung khâu viết nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau
Sau khi viết bài HS cần đọc và sửa chữa, hoàn thiện bài làm. 
Ghi nhớ.
GV cho HS đọc phần Ghi nhớ, kiểm tra mức độ hiểu của HS.
Luyện tập: Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 7 mục 1 ( Tinh thần tự học) Hs viết trong vở, gv chấm 2 em nhận định đánh giá và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp
HS đọc phần Ghi nhớ,
Hs xác định được 2 nội dung quan trong : giải thích rõ thế nào là tự học (Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn luôn là tự học. ) và cần có tinh thần tự học như thế nào ( Ai học thì người ấy có kiến thức. Không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. Nêu một số tấm gương tự học)
Ghi nhớ,
Luyện tập:
IV. Củng cố :
Nhắc lại yêu cầu từng phần của dàn ý bài nghị
luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 
V. Hướng dẫn học tập
Chọn 1 trong 10 đề còn lại lập dàn ý vào vở bài tập
Chuẩn bị bài mới : Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích )

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc