Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều

Văn bản

Mã Giám Sinh mua Kiều

(Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :Cảm nhận tư cách bỉ ổi kiểu con buôn của MGS và thân phận tủi cực của Kiều.thực trạng XH xấu xa và tấm lòngngân đạo của nhà thơ Nguyễn Du.

Bút phap nghệ thuật tả thực ước lệ ,khắc hoạ tính cách nhân vậtqua miêu tả cử chỉ,lời nói,thể lục bát uyển chuyển trong kể chuyện ,miêu tả.

2. Kỹ năng :Đọc phân tích nhân vật

3. Thái độ : căm ghét kẻ buôn thịt bán người, chà đạp lên nhân phẩm con ngườicảm thương sâu sắc nỗi khổ của con người bất hạnh .

B- Chuẩn bị :

Gv nghiên cứu SGK,SGV soạn bài

C- Phương pháp:

 -Sử dụng phương pháp qui nạp

 -Tích hợp dọc

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	Tuần 7 : Tiết :31+32
Giảng:
Văn bản
Mã Giám Sinh mua Kiều
(Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :Cảm nhận tư cách bỉ ổi kiểu con buôn của MGS và thân phận tủi cực của Kiều.thực trạng XH xấu xa và tấm lòngngân đạo của nhà thơ Nguyễn Du.
Bút phap nghệ thuật tả thực ước lệ ,khắc hoạ tính cách nhân vậtqua miêu tả cử chỉ,lời nói,thể lục bát uyển chuyển trong kể chuyện ,miêu tả.
2. Kỹ năng :Đọc phân tích nhân vật 
3. Thái độ : căm ghét kẻ buôn thịt bán người, chà đạp lên nhân phẩm con ngườicảm thương sâu sắc nỗi khổ của con người bất hạnh .
B- Chuẩn bị : 
Gv nghiên cứu SGK,SGV soạn bài
C- Phương pháp: 
 -Sử dụng phương pháp qui nạp
 -Tích hợp dọc
D. Tiến trình bài giảng:
I. ổn định 
II. Kiểm tra :Đọc thuộc lòng Cảnh ngày xuân Phân tích cảnh ngày xuân ở đoạn 1
?Đọc thuộc lòng Cảnh ngày xuân Phân tích cảnh lễ hội kết thúc và tâm trạng của chị em Thuý Kiều?
Bài mới:
Sau đêm thề nguyền, giao ước Kim- Kiều, Kim Trọng phải về Liêu Dương để hộ tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Bọn sai nha ập đến nhà Kiều chúng đánh đập bắt bớ, cha, em Kiều để tra khảo vơ vét sạch của cải trong nhà và ép gia đình Kiều phải nộp 300 lạng bạc thì mới tha cho. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Đoạn trích học hôm nay sẽ kể lại việc Mã Giám Sinh đến nhà Kiều để xem mặt và mua Kiều.
Hoạt động của Thầy và trò
? Như vậy đoạn trích nằm trong phần nào của Truyện Kiều? 
Chú ý đọc phân biệt giọng từng nhân vật 
Giáo viên đọc mẫuHọc sinh đọc bài
Em hiểu thế nào là “Viễn khách”?
? MGS được hiểu như thế nào?
H/s tìm hiểu thêm trong chú thích SGK
? Theo em đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Tại sao văn bản lại có nhan đề là “Mã Giám Sinh mua Kiều” ?
- Vì văn bản kể lại việc MGS đến nhà để mua Kiều
? Như vậy ta có nên chia đoạn văn bản này không?
Ta không phân đoạn mà sẽ phân tích theo nhân vật 
(Người mua: MGS- Kiều- nạn nhân của cuộc mua bán)
? MGS đến nhà Kiều với tư cách gì?
- Tư cách hỏi vợ: Xem mặt
- Thực chất là mua Kiều
? Nhân vật MGS được tác giả giới thiệu bằng những câu thơ nào?
1 em đọc lại
Hoạt động nhóm bàn:
? Nhân vật MGS được kể và tả qua các phương diện nào? Hãy liệt kê ra giấy?
- Viễn khách: Khách từ xa đến
- Diện mạo: Mày râu nhẵn nhụi người thiếu 
- ăn mặc: áo quần bảnh bao đứng đắn
-Tuổi tác: Ngoại tứ tuần
- Tác phong: Chải chuốt
? Em có nhận xét gì về vẻ bề ngoài của Mã?
- H/s trong nhóm lên nhận xét 
? Em hiểu gì về chi tiết: “Trước thầy sau tớ lao xao” gợi cho em thấy cảnh tượng ntn?
- 1 đám người lộn xộn, ầm ĩ, không nề nếp
- G/v: Khác hẳn với Kim Trọng: 
“Đề huề lưng túi gió trăng
Đi sau theo một vài thằng con con”.
- Em nhận xét gì về cử chỉ, hành động, lời nói của Mã khi vào nhà Kiều?
- Lời nói: Hỏi tên rằng, hỏi quê rằng
=> Cách trả lời cộc lốc, trống không dấu tên, dấu quê
- Cử chỉ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
? Từ “Tót” diễn tả hành động ntn?
- Nhanh, thoắt cái nhảy lên ghế dành cho người cao tuổi trong gia đình để ngồi chỗm trệ vắt vẻo.
=> Cử chỉ thô lỗ, trịnh thượng thiếu văn hoá.
? Giới thiệu về tên họ Mã này nhà văn Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào?
- Bút pháp tả thực 
? Vậy qua bút pháp tả thực của tác giả, qua cách giới thiệu chân dung của MGS em có nhận xét gì về tên họ Mã này?
Hết tiết 1
Nội dung ghi bảng
I. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc”.
*. Đọc- chú thích:
II. Phân tích văn bản:
Nhân vật MGS:
Về ngoại hình và hành động:
Qua cách giới thiệu cử chỉ, lời nói, hành động, tác giả đã thể hiện phần nào bản chất thô lỗ gian trá, kém văn hóa của MGS
Tiết 2:
ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu của đoạn trích ?
Phân tích chân dung của MGS qua những câu thơ đó?
Bài mới: 
Giáo viên nhận xét và chuyển ý vào bài mới:
- 1 em đọc tiếp từ câu 11 đến hết
G/v: Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tên họ Mã này qua cuộc mua bán.
Đọc thầm đoạn “Đắn đo”
? MGS đến nhà Kiều với tư cách là hỏi Kiều về làm vợ, nhưng các em nhận xét gì về cách xem mặt nàng Kiều của hắn có gì đặc biệt?
? Em hiểu “ Đắn đo” có nghĩa ntn?
- Cân nhắc kỹ lưỡng từng ly từng tí, xem xét như một món hàng, một đồ vật đem bán, cân đong đo đếm cả nhan sắc và tài hoa, lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều mà chỉ chăm chú vào việc thử, ép, xem hàng.
? 2 câu thơ trên bộc lộ bản chất gì của Mã?
- Bất nhân, bản chất con buôn lõi đời.
? Bản chất con buôn của gã còn được thể hiện trong câu thơ nào?
Mua ngọc.
Sính nghi bao nhiêu
? Em nhận xét gì về lời lẽ của hắn?
- Lời lẽ có vẻ văn hoa nhưng vẫn để lộ ra bản chất con buôn, vì tiền.
? Trong những câu thơ kể về cuộc mua bán, mặc cả của MGS theo em từ ngữ nào có giá trị lột tả được bản chất con buôn của Mã nhất?
“Cò kè”
? Hành động cò kè ta thường gặp ở đâu? Từ đó em liên tưởng tới cảnh tượng ntn?
- Gợi tả cảnh kẻ mua người bán, đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên đặt xuống.
? Hành động này bộc lộ bản chất gì của Mã?
- Bủn xỉn, keo kiệt.
? Em hãy so sánh hành động “ Cò kè” và hành động “Ghế trên ngồi tót” khi mới bước chân vào nhà Kiều của Mã?
- Nếu trước đó khi dành ghế trên thì Mã vội vàng ngồi tót lúc mua Kiều thì hắn lại hết sức chậm rãi tính toán chi li.
? Tóm lại em có nhận xét gì về cuộc mặc cả này?
( H/s thảo luận)
Đó là một cuộc mặc cả rất lâu, rất kỹ lưỡng tỏ rõ một tên lõi đời trong việc buôn bán.
? Mục đích cuối cùng của cuộc mặc cả này là gì?
-Giảm giá, ép giá để mua được hàng rẻ mạt nhất.
? Qua cuộc mặc cả mua bán này ta đánh giá gì về bản chất thực của tên họ Mã này?
? Em nhận xét gì về bút pháp tả người của Nguyễn Du?
( H/s thảo luận nhóm)
G/v: Ngoài nhân vật MGS tác giả còn miêu tả hình ảnh của Thuý Kiều.
? Vậy hình ảnh nàng Kiều được khắc hoạ qua những câu thơ nào? Hãy đọc lại?
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh nàng Kiều qua những câu thơ đó?
(H/s thảo luận nhóm)
? Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nhận xét gì về bút pháp miêu tả của tác giả?
- Miêu tả, biểu cảm, bút pháp ước lệ
? Em nhận xét gì về tâm trạng của Thuý Kiều?
- Nỗi mình- Nỗi nhà
- Một bước- lệ mấy hàng
? Em hiểu gì về ý nghĩa của câu thơ này?
- Đau đớn, tủi nhục, xót xa? 
? Qua dáng hình của nàng Kiều, em hiểu gì về thân phận của nàng trong XH ấy?
? Thông qua bút pháp miêu tả, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ đối với nhân vật ntn?
(H/s thảo luận)
? Tại sao đối với nhân vật MGS thì Nguyễn Du miêu tả theo phương pháp tả thực còn với nàng Kiều ông lại dùng phương pháp ước lệ, tượng trưng?
- Căm ghét, khinh bỉ những n/v phản diện và thương cảm những n/v chính diện.
? Qua đoạn trích giúp em hiểu gì về hiện thực xã hội phong kiến ngày xưa?
? Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích này?
G/v: Bằng nét bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã phơi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và những thế lực tàn bạo trà đạp lên tất cả. Đồng tiền đã đem tai họa đến gieo lên cuộc đời những con người lương thiện đã làm cho cuộc đời người con gái tài sắc tuyệt vời bị vùi dập t an nát từ đây.
Bản chất của MGS qua cuộc mua bán:
Qua cách miêu tả cụ thể tác giả làm nổi bật bản chất con buôn với đặc tính giả dối, bất nhân vì tiền của tên họ Mã
Hình ảnh nàng Kiều:
Cô độc, nhân phẩm bị chà đạp.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
Thái độ căm ghét bọn buôn thịt bán người và thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với Thuý Kiều.
III- Tổng kết:
Nội dung:
Đoạn trích là một bức tranh hiện thực thời phong kiến và thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Nghệ thuật:
Khắc họa tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
Ghi nhớ: (SGK-99)
IV- Luyện tập:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật MGS?
(Bài tập về nhà)
IV- Củng cố- hướng dẫn về nhà:
Nội dung nghệ thuật đoạn trích:
Học thuộc lòng đoạn trích
Viết bài phát biểu cảm nghĩ
Chuẩn bị đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
V- Rút kinh nghiệm:
 ................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3132 Ma giam sinh mua Kieu(1).doc