Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Thuế máu

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Thuế máu

Tiết 105 - Văn bản

THUẾ MÁU

 (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc)

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu rõ bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.

- Số phận bi thảm của những người bị bóc lột thuế máu .

- Thấy rõ tính chiến đấu, cách mạng rất sâu, rất mạnh, ngòi bút lập luận sắc bén trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

 II/ Tiến trình các hoạt động dạy học:

1, Ổn định tổ chức: 8B:

2, Kiểm tra bài cũ:

 ? Mục đích chân chính của việc học là gì? Muốn học tốt, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua QT thực hiện những chính sách gì? Em nhận xét gì về những chính sách ấy?

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Thuế máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 8/03/2010
Thực hiện: 8B: 10/3/2010
Tiết 105 - Văn bản
Thuế máu
 (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn ái Quốc)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu rõ bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. 
- Số phận bi thảm của những người bị bóc lột thuế máu.
- Thấy rõ tính chiến đấu, cách mạng rất sâu, rất mạnh, ngòi bút lập luận sắc bén trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận.
 II/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức: 8B:
2, Kiểm tra bài cũ: 
 ? Mục đích chân chính của việc học là gì? Muốn học tốt, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua QT thực hiện những chính sách gì? Em nhận xét gì về những chính sách ấy?
3, Bài mới
GV: Giới thiệu bài: Chúng ta biết rằng 20 năm đầu của thế kỷ 20, là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người chiến sĩ trẻ tuổi, kiên cường Nguyễn ái Quốc. Trong suốt 20 năm đầu thế kỷ 20 đó, Người đã bôn ba ở nước ngoài, chủ yếu là ở Pa ri để tìm hiểu chủ nghĩa thực dân là như thế nào ? và tìm hiểu hệ thống thuộc địa của chúng trên toàn thế giới nói chung cũng như ở Đông Dương nói riêng. Cũng trong thời gian này Người đã hoàn thành Bản án chế độ thực dân Pháp. Vậy tác phẩm nổi tiếng đó phản ánh điều gì ? Hôm nay chúng ta trực tiếp tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm là chương I- Thuế máu. 
(Ghi đầu bài)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cơ bản
 HĐ 1: Tìm hiểu chung
Mời một em đọc phần chú thích * tr90
Phần tác giả, tác phẩm SGK đã trình bày rất rõ, các em đọc và nghiên cứu trong SGk tr90
Trình chiếu: Chân dung NAQ - HCM (Các em quan sát lên màn hình, đây là chân dung Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh) Ngoài thông tin trong SGK cô cung cấp thêm:
Cuộc đời Nguyễn ái Quốc gắn liền với với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, Cả cuộc đời Người hoạt động cách mạng, Người là nhà chính trị thiên tài, lỗi lạc, là danh nhân văn hoá Thế giới. Người còn là nhà văn nhà thơ lớn với những tác phẩm nổi tiếng như: Nhật kí trong tù, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Đường Cách mệnh...
GV Nhấn mạnh:
 Trong suốt thời gian hoạt động sối nổi đó. NAQ đã sử dụng văn chương để làm vũ khí đấu tranh rất có hiệu quả. “BACĐTDP” là một minh chứng rất rõ cho điều này.
Trình chiếu: Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
GV: Giới thiệu cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp:
- Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm được Nguyễn ái Quốc dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức nhất trong những năm 1922- 1925. Để hoàn thành tác phẩm, Người đọc rất nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng để thu thập dẫn chứng xác thực cho bài viết của mình. 
Hoạt động 2: HD đọc và tìm hiểu thể loại VB.
GV: Kết hợp nhiều giọng điệu: khi mỉa mai, châm biếm; khi đau xót, đồng cảm; khi căm hờn, phẫn nộ; khi giễu nhại, trào phúng; khi bác bỏ mạnh mẽ
- Nhấn mạnh các từ: chiến tranh vui tươi, những đứa con yêu, những người bạn hiền“ ấy thế mà”, “Đùng một cái’, nhất là hai đoạn văn có sử dụng nhiều câu hỏi ở cuối phần II và phần III
GV đọc mẫu -> HS đọc (3 ) -> nhận xét 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích khó
? Văn bản thuộc thể loại gì?
GV: Nhấn mạnh:
Toàn bộ bài viết của NAQ và những câu hỏi trong SGK cho thấy, BACĐTDP đã thể hiện bằng một nghệ thuật trào phúng rất sắc sảo. Tác phẩm là một phóng sự và phóng sự này đã đạt tới tầm cỡ quốc tế. NAQ đã dùng giọng văn chương trào phúng để phản ánh hiện thực “Thuế máu” mà thực dân thực hiện ở thuộc địa.
? Văn bản có bố cục mấy phần?
HS: Trình bày
=> Bố cục rất độc đáo, gây ấn tượng, đẩy đủ 3 phần.
? Nhận xét và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (Nhan đề Thuế máu gợi cho em cảm nhận gì?)
- Tên chương: “ Thuế máu” => gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thức thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống.
 Thuế máu là cách gọi của NAQ, trên thực tế không có thứ thuế này, cách đặt tên như vậy là nhằm phản ánh một thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa: biến người dân nơi đây thành vật hy sinh của cuộc chiến tranh phi nghĩa.-->bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán, tố cáo của NAQ.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản
- Học sinh chú ý phần 1.
Phần 1 nói đến nội dung gì?
GV: Trong phần này, tác giả nói đến cuộc “chiến tranh vui tươi”
H’: Nói đến “cuộc chiến tranh vui tươi”, em hiểu NAQ muốn nói đến cuộc chiến tranh nào? 
- Đó là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). Đó là cuộc xung đột ác liệt giữa các nước đế quốc đang tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi thời kì bấy giờ.
? Vì sao Nguyễn ái Quốc lại gọi đây là "cuộc chiến tranh vui tươi"? (Đã là chiến tranh thì có thể vui tươi được không?)
- Tính từ “ vui tươi” thể hiện sự mỉa mai thâm thuý, đây là nghệ thuật trào phúng mà tác giả dùng xuyên suốt toàn văn bản này. Thực chất đây là cuộc chiến tranh đầy đau khổ, đẩy người dân vào tình cảnh đau thương, thì lấy đâu ra sự vui tươi!
Trong chiến tranh thế giới I các nước đế quốc thi nhau xâu xé và bóc lột thuộc địa để thoả lòng tham về vật chất, thế còn thái độ của của chúng đối với người dân bản xứ ra sao (ghi bảng)
HS theo dõi SGK từ đầu đến "tự do" (Chiếu cho học sinh quan sát bức hình tr87, Bức tranh cho em biết điều gì?)
? So sánh thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm: Trước chiến tranh & khi cuộc chiến tranh xảy ra? 
HS: trình bày – GV chiếu bảng phụ.
Trước chiến tranh
(Trước năm 1914)
. Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.
Khi chiến tranh xảy ra (Sau năm 1914)
 .“Con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý, tự do”
? Tại sao bọn thực dân lại có thái độ thay đổi nhanh chóng đến như vậy?-->Vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của chính quyền thực dân.
H’: ở đây, em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
 Việc đặt những cụm từ “Con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý, tự do” trong dấu ngoặc kép có dụng ý nghệ thuật gì?
=> Đây chính là nghệ thuật trào phúng đặc sắc của NAQ.
Thực chất người dân bản xứ không phải là "những đứa con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" mà họ là những vật hi sinh, họ phải đóng một thứ thuế không nằm trong văn bản luật thông thường: Đó là thuế máu=> Một thứ thuế phải nộp bằng xương máu, tính mạng con người.
 HS đọc VB: Đọc thầm đoạn tiếp
? Nội dung của đoạn vừa đọc? 
 ? Tìm những chi tiết thể hiện số phận của người bản xứ trong chiến tranh ? (Khi xảy ra chiến tranh họ phải làm gì? Tình cảnh của họ ra sao? Những luận cứ nào chứng minh điều đó?) 
- Phải đột ngột xa gia đình, quê hương 
- Chết thảm nơi chiến trường xa lạ.
=> Rời xa qh vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Kẻ ở lại hậu tuyến chẳng khác nào người ra trận “ đằng nào cũng thế thôi” có mà chạy đằng trời trước cuộc chiến tranh “để bảo vệ công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào”.
- Cách dùng từ ngữ, lập luận: “ấy thế mà”.... “lập tức”.... “đi phơi thây”.... (T86)
.... bảo vệ Tổ Quốc của các loài thuỷ quái”....”đưa thân cho người ta tàn sát”... “lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt quế,”... “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của ngài thống chế”...
-> Sử dụng một loạt động từ mạnh: "đưa thân, lấy máu, tưới lên, chạm nên." đây là cách dùng từ rất đắt, rất sắc sảo, giàu hình ảnh làm nổi rõ bản chất "thuế máu".
? Em nhận xét gì về cách lập luận và giọng điệu của đoạn văn? 
- Daón chửựng baống hỡnh aỷnh, soỏ lieọu cuù theồ, sinh ủoọng , coự sửực thuyeỏt phuùc.
? Cách lập luận ấy cho thấy bản chất gì của bọn thực dân?
Đồng thời cho thấy số phận bi đát, thảm thương của người dân thuộc địa.
HS: quan sát đoạn cuối (Tác giả đã nêu những con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mạng trên đất Pháp trong c/ tg thứ nhất: 8vạn/ 70 vạn người...)
? Việc nêu các con số cụ thể ở cuối đoạn 1 có ý nghĩa gì?
-Vì cuộc chiến tranh phi nghĩa này mà rất nhiều người dân bản xứ đã mất mạng –> Chính những con số đó đã..
Liên hệ: Chợ Đồn ta cũng là một địa phương chịu sự bóc lột dã man và thủ đoạn của TDP cụ thể là ở mỏ kẽm chì Bản Thi, biết bao người dân địa phương ta đã bị đánh đập tàn nhẫn, thậm chí phải mất mạng trong hầm mỏ, mãi mãi không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời. Đó chẳng phải là sự bóc lột kiệt cùng "Thuế máu" hay sao?
? Qua văn bản "Thuế máu" em hiểu thêm gì về Nguyễn ái Quốc?
- Yêu nước, thương người dân thuộc địa, Căm thù bọn thực dân, quỷ quyệt, tàn bạo; Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, xót thương với người dân các nước thuộc địa. "Thuế máu" bên cạnh việc phản ánh hiện thực còn mang một giá trị nhân văn cao cả. -> Thấy rõ ngòi bút sắc sảo trong những bài viết chính luận của Nguyễn ái Quốc.
? Bản thân em có thái độ ntn với các cuộc chiến tranh? 
- HS tự bộc lộ: Chiến tranh dù lớn hay nhỏ cũng làm xáo trộn cuộc sống bình yên của con người. Chúng ta may mắn được sống trong hoà bình vì thế hãy cùng nhau xây dựng một cuộc sống đẹp, an bình, nhân văn: "Người với người sống để yêu nhau".
? Qua phần 1 em hiểu được những gì về bản chất của bọn thực dân Pháp? 
GV: Chốt nội dung tiết học.
 Trong suốt 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ. Sưu thuế dã man làm tan nát, điêu linh bao gia đình. Đọc chương “ Thuế máu” trong “BACĐTDP”, ta càng thấy rõ bộ mặt kinh khủng đáng ghê tởm của bọn thực dân Pháp. “Thuế máu” là một trong những tội ác tày trời của chúng. 
VB “Thuế máu” đã bóc trần luận điệu “khai hoá”, “bảo hộ” của chế độ thực dân trong chiến tranh thế giới. 
P2, 3 của VB sẽ cho ta thấy rõ bộ mặt xảo trá của TDP, giờ sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả:, Tác phẩm: SGK
- “Bản chế độ TDP” gồm 12 chương và một phần phụ lục - viết bằng tiếng Pháp - xuất bản tại Pa ri 1925.
- Đoạn trích “ Thuế máu” nằm trong chương I của "Bản án CĐ thực dân Pháp"
2. Đọc - Thể loại.
- VBNL- chính trị:
(Phóng sự - Chính luận)
3. Bố cục: 3 phần
4. ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”: Bị bóc lột xương máu, mạng sống.
II - Phân tích
1. Chiến tranh và “người bản xứ”
a)Thái độ của quan cai trị đối với người dân bản xứ.
- Trước chiến tranh:
Dân bản xứ bị khinh miệt, rẻ rúng, làm phu xe, bị đánh đập
Miệt thị, coi thường
- Khi chiến tranh xảy ra: 
 Được tâng bốc vỗ về, được phong danh hiệu cao quý
Tâng bốc, phỉnh nịnh
-> Coi dân bản xứ là vật hi sinh, là bia đỡ đạn.
NT: Đối lập, tương phản.
-> Mỉa mai châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân Pháp.
b/ Số phận của người dân thuộc địa trong chiến tranh:
- ở chiến trường: Chết thảm.
- ở hậu tuyến: Kiệt sức trong các công xưởng, nhà máy.v.v
-> Họ bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền Pháp. 
NT:
-> Giọng điệu trào phúng, sâu cay, lập luận sắc sảo.
-> Bản chất tráo trở, lừa bịp xảo quyệt của bọn thực dân.
–>Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, thể hiện lòng căm thù phẫn nộ của người dân bản xứ.
4. Củng cố: Hệ thống bài
5. Dặn dò: - Về nhà học kĩ bài 
 - Đọc lại toàn bộ văn bản 
 - Soạn phần tiếp theo.
 Thực hiện
Tiết 106:
Văn bản: Thuế máu (tiếp theo)
 (Nguyễn ái Quốc)
I/Mục tiêu cần đạt
 - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của TDP qua việc dùng người dân các nước thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh đế quốc tàn khốc. Số phận bi thảm của những người bị bóc lột thuế máu theo trình tự kết án của tác giả.
- Thấy rõ tính chiến đấu, tính cách mạng rất sâu, rất mạnh, ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn Chính luận.
II/ Các bước:
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
 ? Hãy phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của sự thay đổi thái độ của TD Pháp đối với người bản xứ khi chưa có chiến tranh, và trong CT?
(Dùng những T2 - DT hào nhoáng, đẹp đẽ => thủ đoạn lừa dối, mỵ dân để che dấu b/c tàn bạo, độc ác của TD Pháp.
3, Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
Gọi HS đọc, tóm tắt phần 2
? Em hiểu ntn là "Tình nguyện"?
- Là tự giác, sẫn sàng
? Thực dân Pháp đã huy động đội quân lính tình nguyện này ntn?
- Đầu tiên thì bắt con nhà nghèo sau đó chúng mới đòi đến con nhà giàu.Nếu cứng cổ chống đối chúng sẽ tìm ngay ra dịp để sinh chuyện
? Em có nhận xét gì về kiểu huy động quân của TDP?
- Tiến hành lùng bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Lợi dụng việc bắt lính mà doạ nạt, xoay sở kiếm tiền nhà giàu.
- Sẵn sàng trói xích, nhốt như người ta nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu có chống đối.
? Kiểu huy động quân như vậy đã gây ra hậu quả ntn?
- Gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn
? Em hiểu những vụ "Nhũng lạm" là gì?
 GV: Là cơ hội làm giàu của bọn quan chức trên tính mạng người bản xứ
- Là cơ hội để chúng củng cố địa vị, thăng quan tiến chức, tỏ lòng trung thành
? Qua những chi tiết vừa phân tích ,em có nhận xét gì về chế độ lính tình nguyện của TDP?
GV nhấn manh:
 Bản thân cụm từ “ chế độ lính tình nguyện” đã là một cách gọi giễu cợt mỉa mai nhằm che đậy một sự thật bên trong hoàn toàn ngược lại. Thực chất “tình nguyện” ở đây là chế độ cưỡng bức, bắt lính một cách tàn bạo, dã man.
 GV: Các em quan sát tiếp từ "Những người bị tóm đi như thế  đến mủ bệnh lậu" 
? Nội dung của đoạn văn này?
- Phản ứng của những người bị bắt lính tình nguyện 
? Phản ứng của họ có gì khác thường? 
- Tìm mọi cơ hội đế trốn thoát
- Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất: Đau mắt toét chảy mủ gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc"
? Tại sao họ lại tự hủy hoại thân mình như vậy ?
- Vì họ không muốn lìa bỏ quê hương, không muốn chết thay cho bọn chủ tây
? Thực trạng như vậy thì còn đúng nghĩa với chữ "Tình nguyện" không?
 GV: Điều đáng buồn cười và mỉa mai ở chỗ là đã tình nguyện mà phải vây bắt 
? Trong khi làm những điều cưỡng bức thanh niên bản xứ đi lính, chính quyền thực dân vẫn rêu rao và tuyên bố điều gì?
- "Các bạn đã tấp nập đầu quân
Các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương  hiến xương máu, hiến dâng cánh tay như người thợ
? Nhận xét về lời lẽ của bon chúng?
? Trong thực tế, những sự thật nào về lính tình nguyện được phơi bày?
- Tốp thì bị xích tay  tốp bị nhốt ở trường TH Sài Gòn, những vụ bạo động ở SG
? Để cho người đọc thấy rõ được hành động và việc làm của chính quyền thực dân, tác giả đã sử dụng cách lập luận như thế nào? 
- Đối lập , tương phản giữa sự thật và lời nói
? ý nghĩa của cách lập luận đó? (Từ chế độ bắt tình nguyện được nói đến trong bài, em hiểu gì về thái độ của tác giả)
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả trong phần cuối của đoạn văn?
- Giọng điệu giễu cợt, phản bác, mỉa mai làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng.
GV bình giảng.
Sau khi công việc bắt lính đã hoàn tất, phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố một cách trịnh trọng, vui vẻ: 
“ Các bạn..đầu quân, không ngần ngại.trìu mến để người thì hiến xướng máu của mình,..như lính thợ”. Sự thật trong việc bắt lính đã bị nhà cầm quyền xuyên tạc đi, tô hồ lên một cách đáng hổ thẹn. Đó là một gian dối không có lương tâm nhằm lừa bịp dự luận cho những kẻ chủ trương. T/g đã vạch trần cái dụng ý tối tăm đằng sau những mĩ từ kệch cỡm.Lời lẽ đoạn văn cuối tuy nhẹ nhàng nhưng sự thật đưa ra như một cái tát vả vào miệng kẻ ăn không nói có không biết ngượng mồm: “ Nếu quả thật người An phấn khởi đi lính đến thế , tại saođạn lên nòng sẵn”
 Sự tương phản giữa lời lẽ tâng bốc, phỉnh nịnh hết lời mà hoàn toàn giả dối với những câu nghi vấn bắt nguồn từ sự thật của việc bắt lính.
GV: chuyển ý
? Đọc phần 3? 
? Ai hy sinh và họ đã hy sinh những gì?
- Những thanh niên bản sứ
- Họ đã phải dời bỏ quê hương, vợ con, gia đình, có người thì bỏ xác hoặc một phần thân thể  khi bị bắt đi lính tình nguyện.
? Những người bị bắt lính ấy được đãi ngộ ntn khi chiến tranh kết thúc?
- Bị lột hết của cải
- Bị kiểm soát, đánh đập vô cớ
- Cho ăn như cho lợn ăn
- Bị nhốt xuống hầm tầu ẩm ướt
- Nếu bị thương hoặc chết thì vợ con được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
? Em có nhận xét ntn về cách đối đãi của bọn thực dân và bọn cầm quyền đối với những người đã bảo vệ chúng?
- Vô cùng tồi tệ( không chỉ với người bản sứ mà ngay lính Pháp cũng chung số phận vì đó là bản chất của bọn thực dân)
? Trong khi chỉ ra cho mọi người thấy cách đối xử của bọn chúng , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật và kiểu câu nào?
- Điệp cấu trúc câu: Chẳng phảiđó sao
- Câu nghi vấn
? Tác dụng?
- Tạo sự nhịp nhàng cho lời văn
- Tăng sức thuyết phục của lý lẽ và chứng cớ.
 GV: Các câu nghi vấn này không dùng với mục đích hỏi mà dùng để khẳng định sự thật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc- sự căm phẫn về thái độ tráo trở của thực dân cai trị -> Hành động nói gián tiếp và cũng chính là ý nghĩa trào phúng của tiêu đề này
? Trong những chính sách hậu chiến của TD Pháp, những chính sách nào là độc ác, thâm hiểu, phi nhân tính nhất?
- Chiến sĩ bảo vệ tự do -> giống người bẩn thỉu
- Lột hết của cải, kiểm soát, đánh đập vô cớ, cho ăn như lợn ăn, xếp xuống hầm tàu chật, bẩn
- Bây giờ không cần nữa, cút đi.
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.
? Qua lời nói và hành động của TD Pháp em đã nhận ra bản chất gì của bọn thực dân cai trị?
- Độc ác, giả dối
? Qua cách lột tả đó, em hiểu thái độ nào của người viết được bộc lộ ntn?
- Khinh bỉ và căm thù, lên án chính quyền thực dân giả nhân giả nghĩa "Đã phạm 2 tội ác với nhân loại" chúng không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.
.Trong văn nghị luận người ta không chỉ có những luận cứ xác thực mà còn có cả những yếu tố biểu cảm bộc lộ cảm xúc
Thảo luận nhóm:
? Em có nhận xét gì về trình tự bố cục của các phần trong chương "Thuế máu"?
- Được sắp xếp theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ nhất
? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì?
- Thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa trơ trẽn, bản chất tàn bạo ,của cường quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột "thuế máu" được phơi bày toàn diện, triệt để, đồng thời thấy được thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở xứ thuộc địa.
? Hãy PT nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của T/g?
- Giọng điệu trào phúng , ngôn từ mỉa mai châm biếm.
- Cách lập luận tương phản, đối lập
 2, Chế độ lính tình nguyện
- Thực chất là chế độ cưỡng bức, bắt lính một cách tàn bạo, dã man.
- Nhưng được che dấu bởi lời lẽ bịp bơm, giả dối của bọn cầm quyền.
=> Lập luận tương phản, đối lập giữa sự thật và lời nói -> T/g tố cáo thủ đoạn lừa phỉnh của chính quyền thực dân đối với người bản xứ.
3, Kết quả của sự hy sinh
- Không được hưởng bất kì lợi ích nào, bị đánh đập vô cớ, đối sử thô bỉ và bị đẩy vào con đường nham hiểm , độc ác
à Thái độ tráo trở, nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp đối với người lính thuộc địa nói chung và người lính Việt Nam nói riêng.
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- NT lập luận trào phúng, mỉa mai châm biếm.
- Sử dụng thành công NT phản bác.
- Yếu tố TS & yếu tố B/c được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
- Bố cục theo trình tự .
? Qua bài học em hiểu thêm ntn về "Thuế máu"?
? Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
? Nêu nhận xét của em về những yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
2. Nội dung:
"Thuế máu" cho ta thấy lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ bị lợi dụng của tác giả Nguyễn ái Quốc.
* Ghi nhớ: SGK.
IV- Luyện tập:
- Kể để nêu ra những bằng chứng rõ ràng, các sự kiện, con số đều lấy từ thực tế.
- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt bỉ ổi của cường quyền thực dân.
- Yếu tố TS chứa đựng, bao hàm yếu tố biểu cảm chúng được thể hiện qua nhau.
4. Củng cố: 
? Văn bản "Thuế máu" đã thể hiện 1 cách viết nghị luận độc đáo ntn?
- Gọi HS đọc phần cuối của VB đảm bảo sắc thái biểu cảm.
5. Hướng dẫn HS học bài: 
- Đọc lại 3 phân của VB, đọc diễn cảm.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài "Đi bộ ngao du"

Tài liệu đính kèm:

  • docThue mau Van 8.doc