Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Thấy được cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, chúa - sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

B/CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn giáo án, đọc thêm tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.

- HS: Đọc văn bản, soạn bài.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I/ Ổn định lớp:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 05	 Ng.soạn:21/09/10
Tiết: 22(VH) Ng.dạy:22/09/10
Bài5: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích: Vũ trung tuỳ bút)
 Phạm Đình Hổ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Thấy được cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, chúa - sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
B/CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn giáo án, đọc thêm tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.
- HS: Đọc văn bản, soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I/ Ổn định lớp:
II/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Tóm tắt truyện “CNCGNX” của Nguyễn Dữ? Vũ Nương bị chồng nghi oan điều gì?
2/ Phân tích nguyên nhân dẫn đến bi kịch Vũ Nương? Việc Nguyễn Dữ sáng tạo thêm đoạn truyện Vũ Nương dưới Thuỷ cung nhằm mục đích gì?
III/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Đến TK XVIII, chế độ PK Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Bọn vua quan PK ăn chơi sa đoạ trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Nhân dân sống lầm than điêu đứng bởi bị áp bức, bóc lột, bị bọn quan lại PK hà hiếp, nhũng nhiễu. Có nhiều tác phẩm ra đời trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã vạch trần cuộc sống thối nát, mục ruỗng của các tập đoàn PK Lê- Trịnh, như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm anh em dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai-Hà Tây, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ...Tiết học này, ta tìm hiểu một đoạn trích trong Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ đó là “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” để thấy được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh, sự nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1- Tìm hiểu chung về văn bản.
Bước1: Tìm hiểu tác giả
- Cho HS đọc chú thích sao-SGK
- GV giới thiệu những nét chính về tác giả.
Bước2: Tìm hiểu tác phẩm
- Cho HS đọc chú thích (1)-SGK.
- GV giải thích nhan đề, sơ lược những nét chính về tác phẩm.
+ Em hiểu gì về thể loại tuỳ bút?
-GV: Tuỳ bút là loại văn ghi lại người thực, việc thực một cách tản mạn, tuỳ hứng theo cảm hứng chủ quan của người viết nhằm bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về con người, cuộc sống.
Bước3: Đọc, tìm hiểu chú thích 
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp(2em).
- GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó (chú ý từ cổ).
+ Em hãy xác định bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 2- Tìm hiểu chi tiết đoạn trích
Bước1: Tìm hiểu cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận:
- Cho HS đọc phần 1-SGK.
+ Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận được phản ánh trong đoạn trích qua những chi tiết, sự việc nào?
+ Tác giả miêu tả cảnh trong phủ chúa như thế nào?
- GV: Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.
+ Qua việc nhận xét “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” tác giả đã bộc lộ cảm xúc, thái độ gì?
- GV: Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình.
+ Em có nhận xét gì vềlời văn ghi chép sự việc của tác giả?
- HS thảo luận, trả lời.
Bước2: Tìm hiểu những thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan hầu cận:
- Cho HS đọc phần còn lại -SGK.
+ Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu nhân dân như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hành vi của bọn chúng?
+ Hãy phân tích, để thấy được thực chất của việc tìm thu vật phụng thủ là thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của bọn chúng?
+ Trước những thủ đoạn đó của bọn quan lại, người dân rơi vào tình cảnh như thế nào?Họ đã phải làm gì để tránh tai hoạ?
+ Tại sao đang vạch trần thủ đoạn của bọn chúng, tác giả lại xen vào chuyện của nhà mình?(Điều đó có ý nghĩa gì?)
- HS thảo luận, trả lời.
Hoạt động 3-Tổng kết
- GV hướng dẫn HS tổng kết.
+ Theo em, VB có những thành công nào về mặt nghệ thuật?
+ Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
+ Em hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa 2 thể loại tuỳ bút và truyện?
I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả:
- Phạm Đình Hổ(1768-1839) quê ở Hải Dương.
- Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên thích ở ẩn hơn ra làm quan. 
- Là tác giả của nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí...
2/ Tác phẩm:
- Vũ trung tuỳ bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được ông viết vào đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX); gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép một cách tản mạn, tuỳ hứng theo cảm hứng chủ quan của người viết về những vấn đề xã hội, con người mà tác giả chứng kiến, suy ngẫm.Tác phẩm không chỉ có giá trị văn chương đặc sắc mà còn là nguồn tài liệu quý về lịch sử, địa lí, xã hội học...
3/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
a/ Đọc: Đọc chậm rãi, giọng trầm pha chút mỉa mai.
b/ Chú thích: SGK
4/ Bố cục: 2 phần
a/ Phần 1: từ đầu... “triệu bất tường”: Cuộc sống xa hoa, truỵ lạc của chúa Trịnh.
b/ Phần 2: (còn lại): những thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận.
II/ Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
1/ Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận:
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”
lãng phí, hao tiền tốn của.
- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp, tổ chức nhiều cuộc dạo chơi trên Hồ Tây:
+ Một tháng 3-4 lần thường xuyên.
+ Huy động rất đông người hầu hạ(binh lính, các quan nội thần, các quan hộ giá, nhạc công.)
+ Bày những trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém(trò mua bán).
- Chúa ra lệnh thu những vật quý hiếm trong thiên hạ đem về tô điểm cho cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa(trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa, cât cảnh...)cướp đoạt, vơ vét tài sản của dân.
Thể hiện thái độ phê phán, bất bình của tác giả.
Bằng lời văn ghi chép sự việc cụ thể, tỉ mỉ, chân thực, sinh động, khách quan, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại thời vua Lê- chúa Trịnh.
2/ Thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan hầu cận:
- Bọn chúng cậy gió bẻ măng, dựa uy của chúa mà ra ngoài hoành hành, tác oai tác quái nhân dân. 
 hành vi ngang ngược, tàn bạo, vô lý bất công.
- Việc tìm thu vật phụng thủ thực chất là thủ đoạn vừa ăn cướp, vừa la làng, người dân bị cướp tới 2 lần(đã bị mất của, lại bị vu oan, bị buộc tội, bị tống tiền)
Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi.
- Người dân phải đập bỏ non bộ, chặt phá cây cảnh của nhà mình để tránh tai hoạ(kể cả trong gia đình tác giả)
tăng tính chân thực, thuyết phục của sự việc đồng thời bộc lộ thái độ bất bình, phê phán, tố cáo của tác giả trước những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận.
III/ Tổng kết:
1.Về nghệ thuật:
- Thành công với thể loại tuỳ bút: phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh.
2.Về nội dung:
- Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiếnthời Lê- Trịnh.
BẢNG SO SÁNH 2 THỂ LOẠI TRUYỆN VỚI TUỲ BÚT:
CƠ SỞ PHÂN BIỆT
TRUYỆN
TUỲ BÚT
1.Cốt truyện
Có cốt truyện
Có thể có hoặc không có
2.Kết cấu
Chặt chẽ, phức tạp
Tự do, lỏng lẻo
3.Chi tiết, sự việc
Hư cấu, sáng tạo
Chân thực, khách quan
4.Cảm xúc chủ quan
Bộc lộ kín đáo qua n/vật, sự việc
Giàu cảm xúc chủ quan
IV/ Củng cố: 
+ Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận? 
+ Thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn chúng? 
+ Phân biệt truyện với tuỳ bút?
V/ Dặn dò: 	
- Về học bài, nắm vững nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Soạn Hồi 14- Hoàng Lê nhất thống chí

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen cu trong phu chua Trinh.doc