Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 2 năm 2008

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 2 năm 2008

Tiết 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

 ( G. Mác két)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

+ Giúp học sinh hiểu được nội dung của vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ. Đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản là NT nghị luận chính trị xã hội với lí lẽ rõ ràng, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận.

 3. Thái độ: Giáo dục sự nhận thức và thái độ đúng đắn trước các vấn đề có t/c cập nhật của đời sống xã hội.

 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài :

.- Tự nhận thức, lắng nghe, hợp tác,Xác định giá trị,Thể hiện sự cảm thông,Thương lượng.

III.Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm.

- Kỹ thuật: Hỏi và trả lời, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, đọc hợp tác.

2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:Bảng phụ,Máy chiếu.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 2 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2
Ngày soạn: 25.08
Ngày giảng:29.08
 Tiết 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 ( G. Mác két) 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
+ Giúp học sinh hiểu được nội dung của vấn đề đặt ra trong văn bản : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ. Đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 
+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản là NT nghị luận chính trị xã hội với lí lẽ rõ ràng, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục sự nhận thức và thái độ đúng đắn trước các vấn đề có t/c cập nhật của đời sống xã hội.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài : 
.- Tự nhận thức, lắng nghe, hợp tác,Xác định giá trị,Thể hiện sự cảm thông,Thương lượng.
III.Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật : Hỏi và trả lời, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, đọc hợp tác.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:Bảng phụ,Máy chiếu.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài 	 	
 3. Bài mới (1’) Chiến tranh TG thứ 2 diễn ra vào thời gian nào?
GV: Trong chiến tranh TG thứ 2, chỉ với 2 quả bom nguyên tử ném xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật bản - Đế quốc Mĩ đã làm 2 triệu người Nhật thiệt mạng và còn để lại bao di hoạ cho đến tận ngày nay. Đến thế kỉ XX, thế giới phát minh ra bom nguyên tử hạt nhân. Điều đó đồng nghĩa với việc phát minh ra loại vũ khí huỷ diệt giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó tới nay, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn đe doạ cả loài người. Và đấu tranh vì một thế giới hoà bình luôn là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chú thích.
 SGK trang 17.
- GV nêu y/c đọc: Giọng to, rõ ràng, dứt khoát, đanh thép. Chú ý cách đọc các từ viết tắt tiếng Anh: unicef, fao.
- GV đọc mẫu một đoạn. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
+ Hạt nhân
+ Nguyên tử: Phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia bằng phản ứng hoá học được nữa, bao gồm một hạt nhân ở giữa và 1 hay nhiều elếchtơrôn chung quanh.
+ Nguyên thủ: Người đứng đầu một nhà nước, một quốc gia.
+ Vũ trang:
- Dựa vào CT*, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
Máy chiếu: Tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”.
- GV giới thiệu nhanh về sự ra đời của văn bản.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Xác định kiểu văn bản? ( Kiểu văn bản nhật dụng sử dụng phương thức NL chính trị xã hội)
Trắc nghiệm: Vì sao văn bản này được coi là văn bản nhật dụng?
a. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của tác giả về đời sống.
b. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
c. Vì văn bản bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại. (c)
d. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn.
- Vậy vấn đề chính được đề cập trong toàn bộ văn bản là gì?
- Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả bài viết đã triển khai thành mấy luận cứ? Đó là những luận cứ nào?
Máy chiếu: 
1. Nguy cơ của CT hạt nhân( Kho vũ khí hạt nhân được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời)
2. Sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
3. Nhiệm vụ của con người trước nguy cơ thảm hoạ CT hạt nhân (Phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc CT hạt nhân - đấu tranh vì một TG hoà bình).
GV: Và đó cũng là bố cục 3 phần của văn bản.
- Y/c học sinh giới hạn 3 phần SGK.
- Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ này?
GV: Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc. Đó là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo tính thuyết phục cơ bản của lập luận.
- Mở đầu văn bản, tác giả đưa ra mốc thời gian nào? Vào thời điểm ấy có sự kiện gì?
GV: Trả lời cho câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?” là một tình thế xuyên quốc gia vì hiểm hoạ này không tập trung ở một quốc gia nào mà nó đã được bố trí khắp hành tinh. Nguy cơ ấy mở rộng trên phạm vi toàn cầu. “Hôm nay ngày 8/8/1986” giống như một tích tắc hiểm nguy mà đường dây cháy chậm đang nhích dần đến cái chết.
- Em có nhận xét gì về cách mở đầu của văn bản của tác giả?
GV: Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn làm cho tất cả mọi người đang sống và yêu quí sự sống không thể thờ ơ.
- Việc đưa ra những con số, số liệu cụ thể nhằm mục đích gì?
(Tăng sức thuyết phục, chân thực cụ thể, tạo lòng tin và tác động tới những miền nhạy cảm nhất của con người: Thính giác, thị giác, xúc giác)
- Từ những số liệu ấy, tác giả tính toán một nguy cơ, hiểm hoạ ntn có thể xảy ra?
- Hành tinh? (Chúng ta gọi chúng là hành tinh vì số phận của chúng gắn chặt với mặt trời, các hành tinh thì không thể tự phát sáng được mà chỉ phản chiếu ánh sáng của mặt trời)
- “Tiêu diệt hết các hành tinh trong hệ mặt trời và 4 hành tinh khác nữa” nghĩa là ntn?
- GV sử dụng ảnh “Quỹ đạo các hành tinh trong hệ mặt trời” để minh hoạ.
- Nhấn mạnh hơn sự phá huỷ ghê gớm ấy, tác giả đã so sánh với hình ảnh nào?
Máy chiếu:
+ như thanh gươm Đamôclét
+ dịch hạch hạt nhân.
- Thanh gươm Đamôclét và dịch hạch hạt nhân có nghĩa là gì?
GV: Tác giả lấy điển tích cổ từ thần thoại Hi lạp gây ấn tượng mạnh có sức ám ảnh không nguôi. Điển tích này có 1 ý nghĩa tưởng tượng với một thành ngữ VN “Ngàn cân treo sợi tóc”, chuyên chở 1 nỗi hồi hộp lo sợ về cái chết ghê gớm có thể xảy ra không lường trước được.
Trắc nghiệm: ý nào nói đúng nhất cách lập luận của Mác-két để người đọc hiểu rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân?
a. Xác định thời gian cụ thể.
b. Đưa ra các số liệu đầu đạn hạt nhân.
c. Đưa ra những tính toán lí thuyết.
d. Cả 3 ND trên.
- Qua đó em hiểu thêm gì về nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân? 
GV: Sức công phá và khả năng huỷ diệt của vũ khí hạt nhân là vô cùng khủng khiếp bởi nó có thể tiêu diệt tất cả mọi dấu vết của sự sống trên trái đất dù là những sinh vật nhỏ bé nhất. Hơn nữa kho vũ khí ấy có thể nổ bất cứ lúc nào giống như thanh gươm Đa mô clét treo trên đầu chỉ bằng một sợi lông đuôi ngựa.
- Y/c học sinh theo dõi đoạn văn “ 
Máy chiếu:
+ Không có một nghành khoa học nào...
+ Không có một đứa con nào của tài năng con người...
- Kiểu câu? Nhằm nhấn nạnh điều gì?
GV: Bằng biện pháp lặp từ, lặp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh, kết hợp với giọng văn châm biếm châm biếm đả kích sâu cay của nhà văn: Mỉa mai thay khi ta nhận ra mặt trái của tấm huân chương. Khoa hoạ và tài năng là điều đáng quí nhưng nếu khoa học mà không gắn với lương tri thì nó sẽ là 1 tội ác với loài người. T/c 2 mặt này của nền văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên đã tạo ra một khoảng trống đáng sợ: Vùng tâm linh nhân ái của con người.
- Tại sao nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân là một nguy cơ khủng khiếp nhất cho thế giới loài người?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tác giả (1928)
- Nhà văn nổi tiếng Côlômbia (Nam Mĩ)
- Khuynh hướng sáng tác hiện thực huyền ảo.
- Giải thưởng Nô-ben văn học.
* Tác phẩm chính:
 b. Tác phẩm:
- Viết tháng 8/1986, trích trong bài tham luận “Thanh gươm Đamô clét”
II. Đọc, tìm hiểu văn bản 
1.Tìm hiểu chung:
-Thể loại: Văn bản Nhật dụng sử dụng phương thức Ngị luận chính trị xã hội.
 - Bố cục: 
* Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. 
* Luận cứ: (3)
 2. Phân tích
 a. Nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân.
* Thời điểm: Ngày 8/8/1986 khoảng 50.000 đầu đạn hạt nhân = 4 tấn thuốc nổ / người.
* Nguy cơ:
Làm biến mất 12 lần sự sống. Tiêu diệt hết các hành tinh trong hệ mặt trời và 4 hành tinh khác nữa.
=> NT lập luận chặt chẽ bằng số liêuh cụ thể, hình ảnh so sánh ấn tượng:
Nguy cơ khủng khiếp – Một thảm hoạ kinh khủng khôn lường của cuộc chiến tranh hạt nhân.
* Luyện tập: 
 4. Củng cố,Luyện tập (2’) GV liên hệ việc đàm phán 6 bên năm 2009 bàn về vấn đề vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên gồm: Triều Tiên, Nhật, Hàn Quốc, Mĩ, Trung Quốc.
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Tiếp tục đọc kĩ văn bản: So sánh những chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang với các lĩnh vực của đời sống.
 ..........................................................................................
Ngày soạn: 25.08
Ngày giảng: 30.08 
Tiết2 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 ( G. Mác két) – Tiết 2-
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
+ Tiếp tục chỉ ra cho học sinh thấy được sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tiên tiến trên thế giới.
+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản là NT nghị luận chính trị xã hội với lí lẽ rõ ràng, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Từ lời kêu gọi của tác giả, học sinh nhận thức được vai trò, ý thức trách nhiệm của bản thân trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Như tiết trước.
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Dạy học theo nhóm,Vấn đáp.
 - Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, bản đồ tư duy.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra (3)
 Câu hỏi
Tại sao nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân là một nguy cơ khủng khiếp nhất cho thế giới và loài người?
 Đáp án
Chiến tranh hạt nhân là một nguy cơ khủng khiếp nhất cho thế giới và loài người vì sẽ làm biến mất 12 lần sự sống trên trái đất, tiêu diệt hết các hành tinh trong hệ mặt trời và 4 hành tinh khác nữa.
 3. Bài mới (1’) Thực tế cuộc sống ngày nay, loài người đang phải đối mặt với rất nhiều hiểm hoạ của thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt... Vậy mà ở một góc độ nào đó, con người lại phát minh ra vũ khí hạt nhân – 1 thứ vũ khí huỷ diệt sự sống của chính mình. Sự tốn kém và phi lí của cuộc chiến tranh hạt nhân ấy ntn?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc phần 2 văn bản SGK: Tác giả nêu ra luận cứ nào?
- Tác giả đã đưa ra những d/c nào để CM rằng cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém?
- Học sinh liệt kê d/c về chi phí cho chiến tranh hạt nhân và chi phí cho các vấn đề thuộc lĩnh vực đ/s xã hội.
- GV khái quát, treo bảng phụ.
 b. Sự tốn kém và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
* Sự tốn kém của chiến tranh hạt nhân:
STT
Chi phí cho các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
 1
100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo.
Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7000 tên lửa vượt đại châu.
 2
Kinh phí của chương trình phòng bệnh trong 14 năm, phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người, cứu 14 triệu trẻ em châu Phi.
Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Nimít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ.
 3
Năm 1985 có 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.
Kinh  ... Hậu quả của những cách nói đó?
=> Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói, hoặc người nghe không có thiện cảm với người nói.
Máy chiếu: 
VD1 : Người ta định đoạt lương của tôi.
Có 2 cách hiểu :
+ ấn định số tiền trả cho.
+ ăn cướp của người khác.
VD2 : Lớp tớ hai người mua 5 quyển sách.
Có 2 cách hiểu :
+ Trong lớp có 2 người mỗi người mua 5 qs.
+ Trong lớp có 2 người cùng chung nhau để mua 5 quyển sách.
- Vậy để tránh được điều đó trong giao tiếp, ta cần phải đảm bảo y/c gì?
- Gọi học sinh đọc ví dụ SGK trang 
- Tại sao cả 2 nhân vật lại cùng cảm thấy như mình đã nhận được một cái gì đó? “Cái gì đó” là gì? (Thái độ tôn trọng, cư xử tế nhị)
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Bài tập nhanh: 
1. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm p/c hội thoại nào?
 a. P/c về lượng c. P/c về quan hệ.
 b. P/c về chất d. P/c cách thức.
2. Những câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với p/c hội thoại nào?
 - “Một điều nhịn, chín điều lành”.
 - “Chim khôn kêu tiếng rảnh ranh
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
 a. P/c quan hệ c. P/c cách thức
 b. P/c về chất d. P/c lịch sự. 
- Học sinh nêu y/c BT1. Học sinh làm miệng.
- Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao có ND tương tự?
- Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp đến p/c lịch sự? Lấy ví dụ cụ thể?
Học sinh làm miệng: Điền từ ngữ cho sẵn vào ô trống.
I. Bài học
 1. Phương châm quan hệ
 a. Ví dụ: “Ông nói gà, bà nói vịt”.
=> Mỗi người nói một chủ đề, một ND khác nhau.
b. Ghi nhớ: Khi giao tiếp, phải nói đúng đề tài, chủ đề, tránh nói lạc đề.
2. Phương châm cách thức
 a. Ví dụ:
+ Dây cà ra dây muống.
+ Lúng búng như ngậm hạt thị.
=> Cách nói dài dòng, lan man, không biết diễn đạt.
b. Ghi nhớ :Khi giao tiếp cần nói rành mạch rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ.
2. Phương châm lịch sự
 a. Ví dụ: “Người ăn xin”.
 b. Ghi nhớ : Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
II. Luyện tập 
 1. Bài tập 1:
(b) Suy nghĩ, lựa chọn ngôn từ khi giao tiếp.
(a, c) Thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
2. Bài tập 2:
Phép nói giảm nói tránh.
VD: 
+ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi – Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”.
+ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”.
3. Bài tập 3:
a. Nói mát c. Nói móc. 
b. Nói hớt d. Nói leo
 e. Nói ra đầu ra đũa.
4. Bài tập 4:
a. Khi người ta muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi.
b. Người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe về những điều mà mình sắp nói.
c. Nhắc người nghe cần tuân thủ p/c lịch sự.
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’) Học bài và hoàn thiện các BT. Tìm hiểu trước bài “Sử dụng yếu tố miêu tả ”.
 ..............................................................................
Ngày soạn: 26.08 
Ngày giảng: 03.09 
Tiết 9 Sử dụng yếu tố miêu tả trong 
 Văn bản thuyết minh.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Củng cố các KT về văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chủ động lựa chọn yếu tố miêu tả phù hợp, hiệu quả khi viết đoạn văn hoặc văn bản thuyết minh.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Xác định giá trị, tìm kiếm sự hỗ trợ, tìm kiếm và xử lý thông tin. 
III. Chuẩn bị : 
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Trong văn bản thuyết minh, ta thường kết hợp những BPNT nào? Nhằm mục đích gì?
 Đáp án
* Văn bản thuyết minh thường sử dụng một số các BPNT như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, tự thuật. Các yếu tố NT này sẽ làm cho văn bản thuyế minh trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe.
3. Bài mới (1’) Trong văn bản TM, đôi khi ta phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các nhân vật hoặc tác phẩm văn học. Bên cạnh việc TM rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng TM.. cũng cần vận dụng yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc văn bản SGK trang 24.
- Văn bản TM về đối tượng nào?
- Nhan đề văn bản như vậy có ý nghĩa gì?
(Nhấn mạnh vai trò của cây chuối trong đời sống v/c và tinh thần của con người Việt Nam)
- Văn bản đã TM về cây chuối dựa trên những phương diện nào? Hãy tìm, đọc các câu văn có t/c TM?
- Tác giả đã sử dụng chủ yếu những phương pháp TM nào trong bài ? (Liệt kê, phân loại, phân tích)
- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những BPNT nào trong lời văn TM? Tìm đọc? 
(ẩn dụ, so sánh, nhân hoá)
- Xác định những câu văn có chứa yếu tố miêu tả?
- Các yếu tố miêu tả có làm hiện lên hình ảnh của một cây chuối cụ thể nào không? Nó có tác dụng gì khi miêu tả về đối tượng?
(TM về loài cây này nói chung chứ không phải TM về một cây chuối nào cụ thể cả. Các yếu tố miêu tả này đã tái hiện những đặc điểm chung nhất của loài cây này, giúp ta hình dung các chi tiết loài cây này từ lá, thân, quả...
- Theo ý kiến của em, văn bản này đã cung cấp đầy đủ những tri thức về đối tượng chưa? Nếu có thể. Em sẽ bổ sung thêm những phương diện nào của cây chuối?
(Công dụng của thân, lá, bắp..)
GV chốt: Văn bản này đã sử dụng nhiều yếu tố miêu tả .
- Vậy việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản TM có tác dụng gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang
- Dựa vào phần hướng dẫn của giáo viên ở phần tìm hiểu bài, học sinh làm.
- Tìm những câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản?
I. Bài học
 1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. a. Ví dụ: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
* Đối tượng TM: Cây chuối.
* Tính chất TM ở các phương diện :
 + Đặc điểm, hình dáng.
 + Tập tính sinh sống: Ưa nước, phát triển nhanh...
 + Công dụng: Chuối xanh; 
Chuối chín; Chuối thờ.
* Yếu tố miêu tả:
- Chuối thân mềm... toả ra vòm lá xanh mướt...
- Chuối xanh có vị chát..
- Chuối trứng cuốc vỏ lốm đốm..
- Chuối thờ dùng nguyên nải
 b. Ghi nhớ:
II. Luyện tập 
 1. Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả.
- Thân chuối: Hình trụ tròn, được tạo thành bởi nhiều lớp bẹ mọng nước bao quanh.
- Lá chuối tươi: Xanh, ưỡn cong và vươn ra xa..
- Lá chuối khô: Màu nâu, dẻo mềm mại...
- Nõn chuôi: Màu xanh non, cuốn tròn kín đáo e âp..
- Bắp chuối: Màu hồng tím...
- Quả chuối: Một cây chuối thường có một buồng chuối nhiều nải. Một nải có khoảng hơn chục quả. Quả chuối thon dài, khi non có màu xanh còn khi chín chuyển sang màu vàng
2. Bài tập 2: Xác định yếu tố miêu tả.
Tách.... có tai....chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng cả hai tay mà mời... rất nóng”.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’) Phân biệt yếu tô miêu tả trong văn bản NT và yếu tố miêu tả trong văn bản TM?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Làm BT3. Học bài, về nhà tìm hiểu về con trâu và lập dàn ý trước ở nhà.
 .....................................................................................................
Ngày soạn: 26.08 
Ngày giảng: 06.09 
Tiết10 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong 
 Văn bản thuyết minh. 
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh ôn tập lại các KT cơ bản về văn TM có nâng cao thông qua việc kết hợp với miêu tả. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tổng hợp về văn TM. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chủ động lựa chọn yếu tố miêu tả phù hợp, hiệu quả khi viết đoạn văn hoặc văn bản thuyết minh.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Như tiết 9. 
III. Chuẩn bị : 
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Trò chơi, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm,giao nhiệm vụ,động não, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Bảng nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài SGK trang
- Xác định đối tượng TM?
- Vậy em sẽ giới thiệu về con trâu trên những phương diện nào?
- Em sẽ triển khai những ý nào ?
- GV hướng dẫn học sinh tham khảo văn bản SGK trang 28 là bài TM về con trâu trên phương diện khoa học. Khi viết cần lựa chọn ND phù hợp để giới thiệu về hình ảnh con trâu trong cuộc sống và việc đồng áng ở làng quê.
- Trên cơ sở ý đã tìm được, các tổ lập dàn ý chi tiết theo bố cục 3 phần của bài văn TM. Lưu ý các em chủ động đưa yếu tố miêu tả và các BPNT vào bài.
- Các nhóm trình bày vào bảng phụ. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét các nhóm và bổ sung thêm, rồi cung cấp cho các em dàn ý hoàn chỉnh.
Máy chiếu:
1.Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu VN.
2. Thân bài: 
* Đặc điểm hình dáng: Thân hình vạm vỡ, bụng to, mắt lồi, sừng nhọn và cong, đuôi dài...
* Tập tính sinh sống, sinh sản: Thuộc lớp thú có vú, sống trên cạn, ăn cỏ, thuộc bộ nhai lại.
* Vai trò, tác dụng: 
- Là người bạn thân thiết của nhà nông.
 “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu 
 Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
- Là tài sản lớn của người nông dân “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
- Là nguồn cung cấp thực phẩm...
*ý nghĩa:
- Trâu gắn bó với tuổi thơ VN : Thời chăn trâu cắt cỏ.
 “ Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
 Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 
 Ai bảo chăn trâu là khổ”...
- Trâu gắn với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc VN: Lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn – Hải Phòng); Lễ hội đâm trâu (Tây nguyên); Lễ tịch điền (Đồng bằng Bắc Bộ)
3. Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của con trâu trong đời sống lao động và tinh thần của con người VN.
- Học sinh viết phần MB. Gọi học sinh trình bày trước lớp. Học sinh nhận xét. GV nhận xét và sửa.
I. Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề
* Đối tượng TM: Con trâu.
* ND : Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của con trâu trong đời sống người nông dân VN.
 2. Tìm ý :
* Đặc điểm
 *Vai trò, tác dụng :
 + Bạn của nhà nông, giúp sức kéo, phân bón.
 + Là tài sản lớn của người nông dân.
 + là nguồn thực phẩm và chế biến hàng thủ công mĩ nghệ.
* ý nghĩa:
 + Gắn bó với tuổi thơ.
 + Gắn với những lễ hội truyền thống. 
3. Lập dàn ý:
II. Luyện tập viết bài:
 1. Viết phần mở bài:
Đã từ bao đời nay, con trâu đã trở thành một người bạn thân thiết với cuộc sống của người nông dân VN:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày là nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Ruộng đồng còn cỏ tha hồ trâu ăn”.
 4. Củng cố,luyện tập (1’) GV nhấn mạnh vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn TM.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’) Hoàn thiện bài viết. Đọc và soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn.....”.
 ...........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 2.doc