Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 6

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 6

Tiết 26 Ngày dạy : 23/09/08

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được vài nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Hiểu được nguồn gốc của Truyện Kiều và tóm tắt được cốt truyện. Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Bước đầu thấy được giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều

2. Kỹ năng : Tóm tắt tác phẩm

3. Thái độ : Tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là truyện Kiều

II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, gợi mở.

III. CHUẨN BỊ :

 Thầy : Đọc tài liệu tham khảo, chân dung tác giả

Trò : Tóm tắt tác phẩm

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn bài của 4 HS

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 	Ngày soạn : 20/09/08	
Tiết 26	 Ngày dạy : 23/09/08
Truyện kIềU CủA NGUYễN DU
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Nắm được vài nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Hiểu được nguồn gốc của Truyện Kiều và tóm tắt được cốt truyện. Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Bước đầu thấy được giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
2. Kỹ năng : Tóm tắt tác phẩm 
3. Thái độ : Tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là truyện Kiều
II. Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, gợi mở...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Đọc tài liệu tham khảo, chân dung tác giả 
Trò : Tóm tắt tác phẩm 
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn bài của 4 HS
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả
- Quan sát chân dung tác giả
H: Em hãy nêu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du?
 - Nguyễn Du lớn lên trong hoàn cảnh xã hội phong kiến Việt Nam như thế nào?
GV: - Chính 10 năm lưu lạc nơi đất Bắc đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du về hiện thực đen tối thối nát của xã hội
" Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
H: Nguyễn Du đã để lại cho đời sự nghiệp văn chương như thế nào 
- Chữ Hán: Thanh hiền thi tập
 Bắc hành tạp lục
 Nam trung tạp ngâm
- Chữ Nôm : Đoạn trường tân thanh
 Văn chiêu hồn ......
Hoạt động 2: Tìm hiểu khát quát Truyện Kiều
H: Em hãy cho biết nội dung của Truyện Kiều được tác giả dựa trên cốt truyện nào?
H: Truyện Kiều chia làm mấy phần. Tóm tắt nội dung của từng phần
(3 HS tóm tắt)
H: Giá trị nội dung của Truyện Kiều có những khía cạnh nào? (giá trị hiện thực + nhân đạo)
H: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là gì?
H: Em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì?
H: Truyện Kiều đã đạt thành tựu lớn nào về mặt nghệ thuật
(đẹp, giản dị mà sang trọng)
I. Giới thiệu tác giả 
- Nguyễn Du (1765 - 1820)
- Quê: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Sinh trưởng trong một gia đình quí tộc, nhiều đời làm quan
- Lớn lên trong thời đại có nhiều biến động lịch sử : xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, tập đoàn phong kiến Lê Trịnh Nguyễn đã bị quét sạch dưới phong trào khởi nghĩa Tây Sơn -> Nguyễn Du 10 năm lưu lạc đất Bắc.
- Là người có vốn hiểu biết sâu rộng"ông đi nhiều tiếp xúc nhiều và từng trải trong cuộc sống"-> có những đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân, là trái tim giàu lòng nhân hậu
- Nguyễn Du đã để lại một di sản văn học lớn gồm các tập thơ chữ Hán và chữ Nôm
+ Truyện Kiều là một tập thơ được viết bằng chữ Nôm nỗi tiếng nhất
=> Nguyễn Du được coi là nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới 
2. Tác phẩm Truyện Kiều
a. Nguồn gốc của truyện Kiều
- Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm văn xuôi " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài nhân trung Quốc để viết "Đoạn trường tân thanh" bằng thơ lục bát
b. Tóm tắt tác phẩm 
- Phần 1 : Gặp gỡ và đính ước
- Phần 2 : Gia biến và lưu lạc
- Phần 3 : Đoàn tụ
c. Giá trị của truyện Kiều
*Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến bất công tàn bạo, một xã hội coi đồng tiền là trên hết
* Giá trị nhân đạo: 
+ Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người
+ Đề cao tài năng nhân phẩm và khát khao chân chính của con người 
* Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn
- Miêu tả thiên nhiên, con người chân thực sinh động
- Thể thơ : lục bát
4. Củng cố : - Tóm tắt nội dung của Truyện Kiều
	 - Truyện Kiều có những giá trị nội dung gì ?
5. Dặn dò : 
	- Học thộc lòng phần ghi nhớ
	- Chuẩn bị bài mới " Chị em Thuý Kiều"
	- Nội dung của đoạn trên giới thiệu ai ? giới thiệu về cái gì ?
	- Phần kết cấu của đoạn trích
*Rút kinh nghiệm- Bổ sung kiến thức:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6 	Ngày soạn : 20/09/08
Tiết 27	 Ngày dạy : 23/09/08
 Văn bản:
	Chị em thuý kiều	
	 	 	- Nguyễn Du -
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tính cách số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển : ước lê, tượng trưng
2. Kỹ năng : Phân tích so sánh vẻ đẹp nhân vật
3. Thái độ : Tinh thần yêu mến, nâng niu trân trọng cái đẹp, đặt biệt là đối với vẻ đẹp tự nhiên và nhân cách tài năng của con người .
II. Phương pháp : Phân tích, so sánh, nêu vấn đề ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy : Đọc tài liệu tham khảo
Trò : Tóm tắt truyện và trả lời câu hỏi SGK
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
	3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung 
Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí đoạn trích
H: Đoạn trích này nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều
H: Nội dung chính của đoạn trích tác giả tập trung miêu tảvề điều gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- GV đọc mẫu 1 lần - Gọi HS đọc
- Giải thích ý nghĩa của một số từ sau
(1) Tố nga
(2) Mai cốt cách tuyết tinh thần
(3) Cung trăng đầy đặn
(4) Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
H: Trong đoạn trích trên có những câu thơ nào miêu tả ?
a. Vẻ đẹp khái quát của 2 chị em
b. Vẻ đẹp của Thuý Vân
c. Vẻ đẹp của Thuý Kiều 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
H: Các câu thơ đầu giới thiệu về mối quan hệ giữa Thuý Kiều và Thuý Vân như thế nào? 
H: Vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều được tác giả miêu tả qua từ ngữ, câu thơ nào?
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
H: Hãy giải nghĩa của câu thơ trên
H: Vóc dáng tinh thần của 2 chị em được tác giả so sánh với cái gì (thiên nhiên : mai, tuyết)
H: Vẻ đẹp của họ được tác giả nhận xét như thế nào? (Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười)
H: Tìm những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân?
H: Ngay trong câu thơ mở đầu tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân qua từ ngữ nào?
H: Khuôn mặt của thuý Vân được tác giả so sánh với hình ảnh nào? Qua sự so sánh đó làm nổi bậc vẻ đẹp gì của Thuý Vân?
H: Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, liệt kê những chi tiết cụ thể về :
(1) đôi mắt
(2) mái tóc
(3) làn da
(4) nụ cười
(5) giọng nói
của Thuý Vân như thế nào 
H: Qua cách miêu tả hết sức chi tiết cụ thể, giúp em hình dung được vẻ đẹp của Thuý Vân như thế nào? 
H: Theo em hình ảnh : "mây thua - tuyết nhường" cho ta thấy thái độ của tự nhiên trước vẻ đẹp của Thuý Vân ra sao 
H: Qua đó ta dự đoán cuộc đời của Thuý Vân ra sao?
- GV : Nhân vật Thuý Vân trong đoạn giới thiệu này như một tấm ván nhúng để tạo sức bậc lên cao cho nhân vật trung tâm Thuý Kiều
H: Nguyễn Du đã dùng bao nhiêu câu để giới thiệu Thuý Kiều?
- Nhiều hơn số câu miêu tả Thuý Vân
H: Nếu như Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì Thuý Kiều có vẻ đẹp như thế nào? 
H: Sự sắc xảo mặn mà này thể hiện ngay ở đôi mắt. Đôi mắt của Thuý Kiều được tác giả gợi tả như thế nào? 
H: Vẻ đẹp sắc xảo đằm thắm của Thuý Kiều khiến cho thiên nhiên cũng có thái độ như thế nào ?
H: Một vẻ đẹp cuốn hút mạnh mẽ mà làm nghiêng nước nghiêng thành? Vậy em hiểu nghiêng nước nghiêng thành là gì
H: Vậy em hãy cho biết trong cách gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều có gì giống và khác khi tả vẻ đẹp của Thuý Vân?
- Cách sử dụng hình ảnh ước lệ:
+ Làn thu thuỷ
+ Nét xuân sơn 
+ Hoa ghen 
+ Liễu hờn 
- Thuý Vân tả cụ thể chi tiết hơn
- Thuý Kiều : khái quát vẻ đẹp nhân vật (chủ yếu đi sâu vào tả đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, sự sắc xảo tinh anh, nhạy bén tập trung thể hiện ở đôi mắt)
H: Bên cạnh vẻ đẹp nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Thuý Kiều (mà vẻ đẹp đó tác giả không nói đến ở Thuý Vân)
H: Thuý Kiều có tài năng cụ thể nào?
H: Trong tất cả các tài trên của Kiều, thì tài nào là trội hơn hẳn?
- Bản thân tự soạn ra nội dung bản nhạc
" Thiên bạc mệnh"- ghi lại tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm
H: Qua cách miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều kết hợp với "Thiên bạc mệnh" mà Kiều soạn ra giúp ta dự đoán trước cuộc đời số phận của nàng sẽ ra sao?
Hoạt động 4: HDHS tổng kết
I. Giới thiệu đoạn trích 
- Nằm ở phần mở đầu tác phẩm (15- 38)
- Nội dung : Miêu tả sắc đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều.
II. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Bố cục
- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em
- 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân
- Câu còn lại (16 câu) vẻ đẹp của Thuý Kiều
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều
- Là hai chị em ruột - Thuý Kiều là chị - Thuý Vân là em.
- Về dáng vóc : duyên dáng, thanh tao, mảnh dẻ như mai.
- Về tinh thần : Họ trong trắng như tuyết
- Họ có vẻ đẹp hoàn hảo nhưng "mười phân vẹn mười"
2. Vẻ đẹp của Thuý Vân
* Vẻ đẹp :
- Trang trọng-> cao sang quý phái
- Khuôn trăng đầy đặn : gương mặt đầy đặn, tròn trịa như vầng trăng-> vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân
* Bút pháp ước lệ tượng trưng
- Đôi mắt : lông mày như con tằm nằm ngang
- Tóc : Đen óng nhẹ hơi sương
- Làn da : Trắng mịn màng như tuyết
- Nụ cười : Tươi thắm như hoa
- Giọng nói : Trong như ngọc
-> Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang phúc hậu mà quý phái
- Vẻ đẹp đó không gây khó chịu, bực bội hay hờn ghen cho tự nhiên
=> Cuộc đời của Thuý Vân bình yên suôn sê
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều
- Dùng 16 câu để giới thiệu Thuý Kiều
* Vẻ đẹp của Thuý Kiều
- Vẻ đẹp nhan sắc :
+ Đôi mắt : trong sáng long lanh như nước mùa thu
+ Lông mày đẹp thanh tú như nét núi mùa xuân
+ Vẻ đẹp của Thuý Kiều khiến cho thiên nhiên hờn ghen đố kỵ : (hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh)
+ "nghiêng nước nghiêng thành"
->Nhan sắc tuyệt vời của Kiều khiến người ta say mê đến mất nước, mất thành.
- Vẻ đẹp trí tuệ tài năng của Kiều
+ Thi : làm thơ 
+ Đánh đàn, soạn nhạc 
+ Hoạ : vẽ 
+ Ca hát
-> Nỗi bật nhất là tài đàn hát
=> Kiều là người phụ nữ hoàn hảo -> dự báo trước cuộc đời đầy éo le đau khổ của Kiều, những sóng gió bất trắc đang rình rập cuộc đời nàng.
 IV. Tổng kết : (Ghi nhớ : SGK )
4. Củng cố : Theo em trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi trội hơn ? Vì sao?
5. Dặn dò : - Về nhà học bài
 - Chuẩn bị trước bài " Cảnh ngày xuân"
 * Rút kinh nghiệm- Bổ sung kiến thức
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6 	Ngày soạn : 23/09/08
Tiết 28	 Ngày dạy : 25/09/08
Cảnh ngày xuân
- Nguyễn Du -
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp với bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, cảm thụ thơ, vận dụng bài học để viết văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3. Thái độ : 
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên
II. Phương pháp : Phân tích, bình giảng, gợi mở ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Đọc, nghiên cứu tài liệu
Trò : Trả lời câu hỏi SGK
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc lòng bài thơ " Chị em Thuý Kiều "
	- Cho biết vẻ đẹp của Thuý Kiều, vẻ đẹp của Thuý Vân
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Vị trí đoạn trích
H: Đoạn trích này nằm ở vị trí nào.Nêu nội dung đoạn trích.
Hoạt động 2: HDHS đọc	
GV đọc 1 lần, sau đó gọi HS đọc
- Đọc chú thích để tìm hiểu từ khó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
H: Em hãy cho biết khung cảnh thiên nhiên mùa xuân được tác giả gợi tả qua những câu thơ nào
H: Hai câu thơ đầu vừa nói không gian, thời gian, em hãy chỉ rõ.
H: Còn hai câu thơ tiếp theo miêu tả điều gì
H: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm của mùa xuân.
- đường nét.
- hình ảnh
- Màu sắc.
H: Từ cỏ non gợi ra sức sống của mùa xuân như thế nào 
H: Mùa xuân với màu xanh vô tận, trải tới chân trời gợi ra không gian như thế nào ?
H: Trong nền trời xanh ấy điểm xuyến một vài bông hoa trắng gợi lên sự:
(1) nhẹ nhàng, thanh khiết
(2) nặng nề, u uất
H: Trong những ngày thanh minh có 2 hoạt động diễn ra cùng một lúc, đó là những hoạt động nào?
H: Những từ ghép: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, ... gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? 
H: Giải thích nghĩa từ yến anh
H: Theo em TG dùng cách nói gì ở đây (1) ẩn dụ , (2) Hoán dụ
H: Thông qua hoạt động du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả đã khắc hoạ một truyền thống văn hoá. Em hãy chỉ rõ truyền thống của dân tộc ta? ( Thảo luận )
H: Cảnh vật, không khí mùa xuân ở 6 câu cuối có gì khác 4 câu thơ đầu? Vì sao?
H: Những từ láy “ tà tà”, “ thanh thanh”, “nao nao” không chỉ diễn đạt sắc thái cảnh vât mà còn gợi điều gì
H: Nêu nội dung chính của bài
I. Giới thiệuđoạn trích :
- Sau đoạn tả tài sắc của chị em Thuý Kiều(39-56)
- Nội dung: tả cảnh ngày xuân trong tết thanh minh và cảnh du xuân của chị em TKiều
II. Đọc và tìm hiểu từ khó
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Khung cảnh ngày xuân (4 câu đầu)
- Hai câu đầu 
+ Xuân về khí trời ấm áp chim én bay đi bay lại
+ Bầu trời trong sáng
+ Thời gian ; bước qua tháng 3
- Hai câu tiếp theo : cảnh ngày xuân
" Cỏ non xanh tận chân trời: thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời, là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng
+ Cỏ non : mùa xuân tràn dầy sức sống, cảnh vật như mới mẻ tinh khôi
- Không gian : Thoáng đạt trong trẻo
2. Khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh
* Trong ngày thanh minh
- Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, quét tưới, sửa sang phần mộ cho người thân.
- Hội đạp thanh : đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
- Từ ngữ : Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức ...-.> Gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng.
- " Nô nức yến anh": từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân, tấp nập nhất là nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân.
- Truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa.
- Sắm sửa quần áo để vui hội đạp thanh.
- Sắm sửa lễ vật đi viếng mộ, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ đến người chết
3. Khung cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang.
- Tuy nhiên không khí: lặng dần lắng xuống không còn cái nhộn nhịp rộn ràng.
- “Nao nao”... khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người : bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui sắp tàn theo thời gian, linh cảm một điều gì sắp xảy ra.
* Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố : GV hệ thống kiến thức cơ bản.
 Khung cảnh ngày xuân
 Khung cảnh lễ hội
 Khung cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân về
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài “ Thuật ngữ “
 * Rút kinh nghiệm- Bổ sung kiến thức
Tuần 6	 Ngày soạn : 24.9.08
Tiết 20	 Ngày dạy : 26. 9.08
 Tiếng việt:
	thuật ngữ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức :- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
2. Kỹ năng : Biết sử dụng chính xác thuật ngữ
3.Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của thuật ngữ khi khoa học ngày càng phát triển.
II. Phương pháp : Phân tích theo mẫu, đàm thoại , gợi mở ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ.
Trò : Trả lời câu hỏi SGK
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Dấu hiệu nào để phân biệt cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
- Bảng phụ- HS đọc
H: Hãy cho biết trong 2 cách giải thích trên, cách giải thích nào mà không có kiến thức chuyên môn về hoá học không thể hiểu.
H: Vậy trong hai cách đó cách nàolà thuật ngữ
 (cách 2)
H: Em đã học cách định nghĩa này ở những bộ môn nào
H: Tất cả những từ ngữ được in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào
- GV Những từ ngữ như thế gọi là thuật ngữ. Vậy thuật ngữ là gì ?
- GV dùng bảng phụ hướng dẫn HS làm bài tập 1
Hoạt động 2: Đặc điểm của thuật ngữ
 GV gọi Hs đọc 2 ví dụ SGK 
H: Cho biết ví dụ nào thì từ "muối" có sắc thái biểu cảm
H: ở ví dụ 2 từ "muối" gợi lên ý nghĩa gì trong câu ca dao?
H: Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào từ "muối " là thuật ngữ
H: Vậy đặc điểm của thuật ngữ là gì?
Hoạt động 3: HDHS làm bài tập
GV gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1
H: Tìm từ ngữ thích hợp đã học điền vào chỗ trống
H: Cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào
GV gọi Hs đọc 
H: Trong đoạn trích, điểm tựa có phải được dùng như một thuật ngữ vật lý không? ở đây nó có nhgiã gì?
GV gọi Hs đọc 
H: Cách giải thích nào được hiểu " hỗn hợp là một thuật ngữ.
H: Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.
H: Dựa vào hướng dẫn SGK và bộ môn sinh học em hãy Định nghĩa thuật ngữ cá.
I. Thuật ngữ là gì?
* Xét ví dụ:
1 - Cách thứ hai: Thiếu kiến thức hoá học thì không thể hiểu ( thuật ngữ)
2 - Thạch nhũ : Địa lý
 - Bazơ : Hoá học.
 - ẩn dụ : Văn học.
 - Phân số thập phân : toán học.
-> VB khoa học, công nghệ.
* Ghi nhớ : SGK
II. Đặc điểm của thuật ngữ :
* Xét ví dụ
Ví dụ 1: Từ "Muối" không có tính biểu cảm. 
Ví dụ 2: Từ "Muối" có sắc thái biểu cảm
-> Chỉ những vất vả gian truân mà con người phải nếm trải.
=> Từ "Muối" ở VD1 là thuật ngữ.
* Ghi nhớ : SGk 
III. Luyện tập
Bài 1
- Lực (Vật lý)
- Xâm thực (địa lý)
- Hiện tượng hoá học (hoá học)
- Trường từ vựng( ngữ văn)
- Di chỉ (lịch sử)
- Thụ phấn (sinh học)
- Lưu lượng (địa lý)
- Trọng lực (vật lý)
- Khí áp (địa lý)
- đơn chất (hoá học)
- Thị tộc phụ hệ (lịch sử)
- Đường trung trực (toán học)
Bài 2
 Điểm tựa trong trường hợp này không phải dùng như một thuật ngư vật lý. Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
Bài 3
a. Thuật ngữ
b. Thông thường
Đặt câu : Thức ăn hỗn hợp
Bài 4
Cá là động vật có xương sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
4. Củng cố : Thuật ngữ là gì ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ
5. Dặn dò :
	- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại
	- Chuẩn bị bài trả bài tập làm văn số một
 * Rút kinh mghiệm – bổ sung kiến thức
Tuần 6 	 Ngày soạn : 27/09/08
Tiết 30	 Ngày dạy : 29/09/08
trả bài tập làm văn số 01
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nhận ra được những ưu điểm - khuyết điểm của mình trong bài viết. Từ đó khắc phục điểm hạn chế trong các bài sau.
2. Kỹ năng : dùng từ, đặt câu, cách trình bày.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tự giác sửa những lỗi cơ bản trong bài viết để bài viết sau đạt kết quả tốt hơn.
II. Phương pháp : Phân tích
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	ưu, khuyết điểm trong bài
Trò : Lập dàn ý.
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu các bước để tiến hành viết bài Tập làm văn.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài.
H: GV gọi HS nhắc lại đề bài
H: Xác định thể loại, nội dung đề bài yêu cầu.
H: Đối với đề bài trên, em sẽ giới thiệu vấn đề gì ở phần mở bài ?
H: Để thuyết minh về con trâu em sẽ nói về vấn đề gì?
H: Kết bài em sẽ nói điều gì?
GV nêu ra một só ưu điểm và nhược điểm.
Hoạt động 3: Sửa lỗi
H: Hãy sữa lại đúng một số từ ngữ sau:
- con châu
- nàm nụng
- trọi trâu
H: Sửa lại câu văn sau cho hợp lý rõ nghĩa
- Tức là ý nghĩa của con trâu với đời sống con người
GV trả bài thống kê điểm
I. Xác định yêu cầu của đề bài:
* Đề bài : con trâu ở làng quê Việt Nam
- Thể loại : Thuyết minh.
- Nội dung : Vai trò của con trâu trong đời sống người dân Việt Nam
* Lập dàn ý:
a. Mở bài :
Giới thiệu về con trâu và vai trò của con trâu trong đời sống của người dân Việt Nam 
b. Thân bài :
1. Đặc điểm của con trâu
2. Vai trò của con trâu:
+ Sức kéo
+ Khả năng cho thịt
+ Khả năng cho phân
+ Tuổi thơ
+ Lễ hội
c. Kết luận
- Cảm nghĩ của em về con trâu.
II. Nhận xét chung:
* Ưu điểm :
- Xác định đúng thể loại
- Nhiều bài viét có nội dung phong phú, biết vận dụng tư liệu văn 6 để làm tư liệu cho bài viết.
- Bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Trình bày tương đối sạch sẽ: Thắng, Vương, Duyên
* Nhược điểm:
- Nhiều bai diễn đạt còn vụng về: Trường Giang, Thân, Thịnh
- Nhiều bài viết còn lặp câu, chưa sắp xếp hợp lí
- Một số bài viết không đủ nội dung.
- Đa số HS chưa có thao tác thuyết minh kết hợp với miêu tả.
III. Sửa lỗi:
1. Lỗi chính tả
- Con trâu
- làm lụng.
- chọi trâu
2. Lỗi diễn đạt 
-> Con trâu có vai trò rất lớn trong đời sống của mỗi người nông dan Việt Nam
- Câu văn diễn đạt không rõ nghĩa.
IV. Trả bài
GV chọn 1- 2 bài khá đọc cho HS cả lớp nghe.
4. Củng cố : Nhắc lại yêu cầu về văn thuyết minh kết hợp với miêu tả
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 6.doc