Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 7, 8, 9

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 7, 8, 9

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

v Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

v Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiểu khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng :

- Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự thông cảmsâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7, tiết 31	 Ngày soạn : 25/9/10 Ngày dạy :30/9/10
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiểu khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.
Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng :
Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 
Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
Cảm nhận được sự thông cảmsâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Ổn định lớp :	
Kiểm tra bài cũ : đọc thuộc lòng bài thơ cảnh ngày xuân. ? khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ đầu được tg khắc họa như thế nào ? Cảnh lễ hội diễn ra như thế nào ? cảnh vật, kk lễ hội trong 6 câu thơ cuối có gì khác so với 4 câu thơ đầu ?
Đọc thuộc lòng đoạn thơ cảnh ngày xuân. Phân tích cảnh chị em thuý Kiều đi chơi xuân.
Giới thiệu bài :
 Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẩn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gã nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài, tìm hiểu kết cấu đoạn thơ.
Sáu câu đầu : hoàn cảnh cô đơn, tôi nghiệp của Kiều.
Tám câu tiếp : nỗi thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng
Tám câu cuối : tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản
GV cho HS đọc lại và phân tích sáu câu thơ đầu.
? Cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả như thế nào ?
Hai chữ khoá xuân thực chất là bị giam lỏng. 
Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông hoang vắng : “bốn bề bát ngát xa trông ”, cảnh “non xa, trăng gần” gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
Hoạt động 2 :
GV Cho HS phân tích, thảo luận tám câu thơ tiếp theo.
Trong cảnh ngộ này, Kiều đã nhớ đến ai ? nhớ ai trước, nhớ ai sau ? vì sao ?
HS : Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này phù hợp với quy luật tâm lí, vừa thể hiện tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
Ngoài nỗi nhờ KimTrọng, Kiều còn nhớ đến ai ? Nỗi nhớ đó được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh nào ? ð HS thảo luận
HS : Ngoài nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều còn nhớ đến cha mẹ. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con. Nàng xót xa khi nghĩ cha mẹ lúc tuổi già sức yếu mà nàng không tự tay chăm sóc, trông nom được và hiện thời không ai trông nom.
 Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “sân lai, gốc tử” nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?
HS : Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Nàng là người chung thủy, hiếu thảo, có tấm lòng vị tha đáng trọng. 
Hoạt động 3 : Cho HS phân tích tám câu thơ cuối.
GV nêu câu hỏi mục 3 a, b và gọi HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối ? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ?
HS : Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.
? Nêu các biện pháp nghệ thuật được sd trong đoạn trích.
GV hd HS đọc ghi nhớ : SGK/96
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập.
GV liên hệ thực tế về số phận người phụ nữ ngày xưa và ngày nay.
GIỚI THIỆU :
Vị trí : Xem phần giới thiệu bài.
Bố cục : 3 đoạn. Xem phần bên Ã
TÌM HIỂU VĂN BẢN :
Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
 Cảnh thiên nhiên rất đẹp nhưng rất buồn. 
 Không gian bao la, xa vời : non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng nhưng vắng lặng, không một bóng người. 
 Cảnh dù rất đẹp nhưng không thể bù đắp được nỗi cô đơn của Kiều.
Tâm trạng nhớ thương của Kiều.
Nỗi nhớ thương Kim Trọng : 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng đau đớn, xót xa khi nghĩ tới Kim Trọng.
“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên.
Nỗi nhớ thương cha mẹ.
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
Nàng nhớ đến cha mẹ, đau đớn xót xa khi cha mẹ tuổi già mà nàng không thể chăm sóc.
=> Kiều là người chung thuỷ, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
Tâm trạng của Thuý Kiều qua cảnh vật.
Mỗi cảnh vật đều thể hiện một tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : 
 Sự cô đơn ;
 Thân phận chìm nổi vô định ;
 Nỗi buồn tha hương, lòng nhớ thương người yêu, cha mẹ ;
 Sự bàng hoàng lo sợ.
Nghệ thuật : 
Miêu tả nội tâm nhân vật.
Lựa chọn từ ngữ, sd b pháp tu từ
Ghi nhớ : SGK/96
LUYỆN TẬP : SGK/96
Dặn dò : Học thuộc lòng đoạn thơ, soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều
—&–
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 7, tiết 32	 Ngày soạn :25/9/10 Ngày dạy : /9/10
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
Vai trò, tac dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng :
Phát hiện và phân tích được tác dụng của mtả trong VBTS
Kết hợp kể chuyện với mtả khi làm bài văn tự sự
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp :	
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV có thể cho HS nhắc lại yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự đã học ở lớp 8.
Hoạt động 2 : Cho HS tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 ? a) Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật QTr làm gì ? xuất hiện như thế nào ? => đọan trích kể lại vua QTr đánh chiếm đồn Ngọc Hồi; ông là người trực tiếp chỉ huy trận đánh, hình ảnh oai phong lẫm liệt.
? b) Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
? c) Các sự việc chính bạn nêu lên đã đủ chưa. ( Nhận xét : đầy đủ ).
 GV cho HS nối các sự việc chính thành một đoạn văn và nêu vấn đề : Nếu chỉ lại sự việc đã diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? Tại sao ? 
(Nhận xét : không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào.)
?d) Cho HS so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét : nhờ nhưnõg yếu tố nào mà trận đánh diễn ra sinh động ? 
* (Nhận xét : nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy sự việc diễn ra như thế nào.)
Hoạt động 3 : HS đọc ghi nhớ, luyện tập.( chia 3 nhóm để làm)
Vai trò của văn miêu tả trong văn bản tự sự.
Ví dụ : Đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”
Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
F Vua Qtrung lại truyền lấy sáu mươi tấm vántiến sát đồn Ngọc Hồi.
F Vua QTr vừa che vừa xông thẳng lên trướcmà đánh.
F Quân Thanh bỏ chạy tán loạnthây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối
Các sự việc chính : 
Vua quang Trung truyền cho ghép ván lại, cứ 10 người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh nổ súng bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khoí lửa.
Quân của vua Quang Trung xông lên đánh. 
Quân tướng nhà Thanh chống đỡ không nỗi, bỏ chạy.
Ghi nhớ : SGK/92
Luyện tập : SGK/92
Gợi ý luyện tập :
BT 1. Các câu thơ tả cảnh trong bài cảnh ngày xuân
-Cỏ non xanh tân chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
-Ngổn ngang gò đống kéo lên, 
thoi vàng gió rắc, tro tiền giấy bay
-Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Các câu thơ tả người trong bài cảnh ngày xuân
-Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
-Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Các yếu tố mtả đó làm cho cảnh vật, con người như hiện ra cụ thể trước mắt người đọc. Người đọc như thấy hiện ra một cánh đồng cỏ xanh rộng kéo dài tít tắp chận trời. Trên đó một vài bông hoa lê trắng lung linh làm cho cánh đồng cỏ càng trở nên gợi cảm. Người đọc như thấy cách đi của chị em Thúy Kiều : vừa đi vừa chơi, tha thẩn nắm tay nhau bên dòng suối nhỏ.
BT 2. Dựa vào cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. trong bài cảnh ngày xuân
Bt 3. (Bài tập nâng cao) Kể lại diễn biến mnột sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân. trong bài cảnh ngày xuân
Hướng dẫn tự học : Pt một đoạn văn tự sự có  ... ư: Quê hương rừng thẳm sơng dài, Những ngày sĩng giĩ, Anh chín Quỳ, Trận Mãng Xà, Sấu đỏ mũi, Tiếng hát trên sơng Đồng Nai, Mất đồn Mỹ Lộc (văn), Mộng làm thơ, Đám ma nghèo, Trốn học, Tết quê người, Bốn mùa, Trả lời thư Lan, Bến cũ, Bà bán cau, Thú tội, Mộ bia, Lời chim, sơng Đồng Nai, Bên bờ sơng xanh, Mất Tân Uyên, Xuân chiến khu, Mẹ Nam con Bắc, Tiếng hát giữa rừng, Nhớ Bắc, Bà mẹ Việt Nam, Rừng nhớ người đi, Em bé liên lạc, Cái chết của anh Xiễng, Tình súng, Chiến khu Đ chống bão, Giữ bí mật, Hình ảnh Bác Hồ trong lịng Nam Bộ, Trở về, Rừng đẹp, Một trận chống càn... và những hồi ký đăng trên các báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội, các bài viết cho Đài Tiếng nĩi Việt Nam,... 
Các tác phẩm của ơng, bên cạnh đề tài chiến đấu, là đề tài tình cảm Nam Bắc ruột thịt rất sâu nặng. 
Từ năm 1937, anh thanh niên Huỳnh Văn Nghệ đã cĩ những bài thơ sâu lắng tình cảm và nĩi lên chí hướng:
Đưa tay lên chỉ trời cao trong vắt
Hai ngơi sao trong chịm sao Nam, Bắc
... Muốn làm sao ta cĩ sợi dây đàn
Đem giăng thẳng nối Nam Bắc
Chờ tiếng xơn xao trong ngày đã tắt
Ta trỗi lên khúc "hận ngàn thu”.
 (Trăng lên)
Khi phác họa lại lịch sử quê hương mình, ơng viết:
Cĩ con sơng cũng từ hướng bắc
Vượt núi rừng ghềnh thác
Tràn vào Nam cuộn cả bĩng mây cao.
 (Sơng Đồng Nai)
Đĩ cịn là bài thơ "Mẹ Nam con Bắc" (1953) kể về tình mẫu tử sâu nặng của một bà má miền Nam đã hành động dũng cảm, mưu trí để kẻ thù phải thả người con nuơi là anh lính miền Bắc. 
Bài thơ "Hình ảnh Bác Hồ trong lịng Nam Bộ" (1960) nhắc lại những ký ức của nhà thơ về Bác Hồ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, kể về một anh chiến sĩ bị thương đã lấy máu mình viết lên tường 5 chữ: “Thành phố Hồ Chí Minh”. Hình ảnh Bác Hồ gần gũi, với mỗi con người, được ơng thể hiện sâu đậm trong thơ:
...Trong ba lơ chiến sĩ
Trong cặp vở học trị
Trong bức tranh họa sĩ
Trong vần điệu nhà thơ.
Trước sự quả cảm, kiên cường chịu khĩ khăn của chiến sĩ trong hồn cảnh kháng chiến cịn nhiều gian khổ, khi phải cưa bỏ cái chân bị thương bằng cưa thợ mộc, ơng đã viết:
Trở lên mình ngựa đi từng bước
Cúi đầu nén nỗi đau thương
Nhưng lửa căm hờn
Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy
Vang trời ngựa hí
Chí phục thù cháy bỏng tay cương.
Đặc biệt, bài thơ "Nhớ Bắc" ơng viết năm 1940 tại sân ga Sài Gịn với những câu thơ hào sảng chí khí, thấm đậm tình cảm của đồng bào, chiến sĩ miền Nam hướng về thủ đơ Hà Nội trong những năm dài kháng chiến gian nan, một bài thơ cịn đọng lại mãi trong tâm hồn nhiều thế hệ người dân, chiến sĩ, thi sĩ Việt Nam với những câu:
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sơng giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Một Huỳnh Văn Nghệ mưu lược, văn võ song tồn, xơng pha trận mạc làm quân thù nghe danh bạt vía kinh hồn nhưng đồng chí, đồng bào, đồng đội luơn hướng về ơng với sự ngưỡng mộ, cảm phục, và trìu mến gọi ơng với cái tên thân thiết: anh Tám Nghệ. 
Cuộc đời Huỳnh Văn Nghệ đã khắc họa trong lịng nhân dân Nam Bộ một hình ảnh tuyệt đẹp của - Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ
Tuần 9, tiết 43, 44	 Ngày soạn : 11/10/2010 Ngày dạy : 14/10/10 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Từ đơn, Từ phức, Từ nhiều nghĩa, Từ đồng âm, Trường từ vựng)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS :
Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
 Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng :
 Cách sự dụng từ hiệu quả rong nói, viết đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp :	
Kiểm tra bài cũ : kết hợp ôn tập
Giới thiệu bài :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức.
Bài tập 1. Cho HS nhắc lại kiến thức cũ.
Bài tập 2. phân biệt từ ghép và từ láy.
Bài tập 3. Từ láy giảm nghĩa : trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh
Từ láy tăng nghĩa : các từ còn lại.
Từ đơn – từ phức
Từ đơn : từ chỉ có một tiếng.
Từ phức : từ gồm hai hay nhiều tiếng trở lên.
Từ láy : các tiếng láy âm thanh của nhau : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi
Từ ghép : các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
Hoạt động 2 : Ôn lại khái niệm thành ngữ.
Chỉ ra các thành ngữ :
Đánh trống bỏ dùi : làm việc dở dang, thiếu trách nhiệm.
Được voi đòi tiên : tham lam, có cái này đòi cái khác.
Nước mắt cá sấu : Thương xót giả dối nhằm che dấu tội lỗi.
Tục ngữ : 
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : hoàn cảnh sống quyết định tính cách.
Chó treo mèo đậy : chỉ sự cẩn thận.
Bài tập 3 : Cho HS làm bt theo nhóm.
Bài tập 4 : Cho HS làm bt theo nhóm.
Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn.
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
Hoạt động 3 : Ôn lại nghĩa của từ.
Bài tập 2 : chọn (a)
Bài tập 3 : chọn (b)
Hoạt động 4 : 
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa là nghĩa chuyển.
Tiết 2
Hoạt động 1 : Cho HS ôn lại khái niệm từ đồng âm.
Bài Tập : Từ lá trong lá phổi là nghĩa chuyển.
Từ đường (a) và (b) là hai từ đồng âm nhưng khác nghĩa.
Hoạt động 2 : Ôn lại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Bài tập : Chọn (d). Từ xuân chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Hoạt động 3 : Cho HS ôn lại cấp độ khái quát. HS vẽ lại sơ đồ theo SGK.
Hoạt động 4 : HS làm bài tập
Tắm và bể : cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm của câu văn, do đó có sức tố cáo thực dân Pháp mạnh me õhơn.
Thành ngữ :
Là những tập hợp từ cố định, biểu thị một khái niện hoàn chỉnh. Thành ngữ thường có nghĩa bóng.
Ví dụ :
Thành ngữ có yếu tố động vật :
Ếch ngồi đáy giếng : ít hiểu biết.
Cá chậu chim lồng : mất tự do,
Thành ngữ có yếu tố thực vật :
Dây cà ra dây muống : nói dài dòng, thừa thải.
Cây cao bóng cả : người có thể lực, uy tín.
Nghĩa của từ :
 Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa của từ tạo ra. Nghĩa gốc tạo ra nghĩa chuyển.
Từ đồng âm : 
Là những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
Từ đồng nghĩa : 
Là nhưnõg từ có nghĩa tương tự nhau.
Từ trái nghĩa : 
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Nghĩa của một từ ngữ có thể rợng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Trường từ vựng : 
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
Dặn dò : học bài, chuẩn bị bài mới : Tổng kết về từ vựng (sự ptr của từ vựng,..trau đồi vốn từ)
Rút kinh nghiệm :
Tuần 9, tiết 45	 Ngày soạn :11/10/2010 Ngày dạy : 16/10/2010 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp : 9C9D.
Kiểm tra bài cũ : không
Trả bài kiểm tra :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Nêu lại đề bài, phân tích và tìmhiểu đề bài.
GV cho HS đọc lại đề bài và nêu lên những lưu ý cần thiết.
GV yêu cầu HS phân tích đề : chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết.
GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 2 : Nhận xét và đánh giá bài viết.
GV cho HS tự nhận xét về bài viết của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
GV nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của HS :
Ưu điểm : Đa số bài làm của các em làm đúng yêu cầu của đề bài. kể đúng nội dung, biết kết hợp yếu tố miêu tả vào bài văn tự sự .
Bài làm có bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc.
Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đẹp (một vài bài của HS khá ).
Tồn tại : Một số ít bài làm chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức.
Diễn đạt thiếu mạch lạc, câu văn chưa hoàn chỉnh.
Còn sai lỗi chính tả thông thường 
Còn bôi xoá nhiều do thiếu chuẩn bị dàn ý.
Hoạt động 3 : bổ sung và sửa chữa lỗi cho bài viết.
GV cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý ; sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm), về hình thức (bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,)
GV bổ sung, kết luận về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
Hoạt động 4 :
GV cho HS gọi điểm vào sổ.
Hoạt động 5 : Dặn dò : xem lại bài văn đã làm, xem lại lý thuyết về văn thuyết minh, chuẩn bị bài tiếp theo : miêu tả trong văn bản tự sự
Đề bài 1: Tưởng tượng 20 năm sau, (vào một ngày hè), em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề bài 2 : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Dàn bài
Mở bài : Giới thiệu bối cảnh của vấn đề.
Nêu lí do, thời gian trở lại thăm trường cũ.
Thân bài : 
Giới thiệu nguyên nhân, bối cảnh khi trở lại thăm trường. Cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy trường xưa.
Miêu tả sự thay đổi của ngôi trường sau 20 năm xa cách.
Cảm xúc khi được gặp lại thầy cô giáo cũ, bạn cũ. Vui buồn lẫn lộn.
Vui vì trường đã đổi mới, được gặp lại những người thân, những thầy cô đã từng dạy dỗ mình nên người.
Buồn vì tuổi thơ đã qua, bạn bè mỗi đứa một nơi, không thường xuyên gặp nhau như thuở xưa, không còn được vui chơi, hay quậây phá làm cho thầy cô tức giận và la rầy. Nhớ lại tuổi học trò thật đáng yêu.
Kết bài : Vui mừng, xúc động khi trở lại thăm trường và ước mơ được trở lại thăm trường cùng với một vài người bạn .
Dặn dò : về nhà xem lại bài, sửa chử các lỗi sai, chuẩn bị trước bài Nghị luận trong văn bản tự sự. Thứ ba tuần sau học văn học : bài thơ Đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7+8+9.doc