Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp

LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận ( kĩ năng nhận dạng và viết vb phân tích, tổng hợp).

- Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành để nắm vững kiến thức.

II. Chuẩn bị :

· GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm

· HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận gì ?

(2) Thế nào là phép lập luận phân tích ?

(3) Thế nào là phép lập luận tổng hợp ?

 b) Đáp án :

(1) Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

(2) Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu . và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

(3) Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
21
12
2010
TUAN :
19
NGAY DAY :
23
12
2010
TIET :
95
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận ( kĩ năng nhận dạng và viết vb phân tích, tổng hợp).
Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành để nắm vững kiến thức.
II. Chuẩn bị :
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm
HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a) Câu hỏi :
(1) Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận gì ?
Thế nào là phép lập luận phân tích ?
Thế nào là phép lập luận tổng hợp ?
 b) Đáp án :
(1) Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
(2) Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu .. và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
(3) Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
3. Bài mới :
	GV nêu mục đích yêu cầu của tiết luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hđ1 : Hd HS luyện tập
* Gọi HS đọc bài tập I
* Cho HS thảo luận nhóm để tìm đáp án cho bt : Các phép lập luận và cách vận dụng trong các đoạn văn trích.
* Gọi HS đọc lại đoạn văn (b) và tìm các phép lập luận được vận dụng trong đoạn trích -> Chỉ ra trình tự phân tích của tác giả trong đoạn văn.
* Gv nêu yêu cầu của bt 2 ( Hiện nay có một số HS học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó ) -> Cho HS thảo luận nhóm -> Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> GV góp ý, chốt.
* GV nêu bt 3 -> Gợi ý cách thực hiện -> Gọi HS phân tích, HS khác góp ý -> GV nhận xét chung, kết luận.
* Gv nêu yêu cầu bt 4 -> Gợi ý nhận định khái quát những điều đã phân tích về việc đọc sách -> Cho HS viết đv -> Gọi HS đọc đv của mình -> Hs khác góp ý -> GV nhận xét chung, góp ý.
Hđ 1 : Luyện tập
* Đọc bài tập 1 -> Thảo luận nhóm -> Trình bày kết quả thảo luận.
* Đọc đoạn văn (b) ->
Thảo luận nhóm để tìm đáp án -> Trình bày kết quả thảo luận.
* Nắm yêu cầu của bt -> Thảo luận nhóm để lập dàn ý -> Trình bày kết quả thảo luận.
* Nắm yêu cầu bt -> Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách.
* Nắm yêu cầu của bt và cách thực hiện -> Trình bày đoạn văn của mình.
1. Phép lập luận và cách vận dụng trong các đoạn văn :
 a) 
 - Phép phân tích .
 - Cách vận dụng : Nêu ý khái quát ( Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài ) -> Phân tích từng cái hay cụ thể hợp thành cái hay cả bài :
 + Cái hay ở các điệu xanh.
 + Ở những cử động.
 + Ở các vần thơ.
 + Ở các chữ không non ép.
b) - Phép lập luận : phân tích, tổng hợp.
 - Trình từ phân tích : 
 + Mấu chốt của thành đạt  nguyên nhân chủ quan của con người : Các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
 + Thật vậy  được xã hội thừa nhận : Phân tích từng quan niệm đúng sai và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
2. Phân tích bản chất của lối học đối phó, tác hại của nó đối với HS :
 - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
 - Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
 - Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.
 - Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
 - Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
3. Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách 
 - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
 - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
 - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích.
 - Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
4 . Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Hđ 2 : Dặn dò :
 - Tập viết đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
Đọc và soạn bài Tiếng nói của văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc19 - LUYEN TAP PHAN TICH VA TONG HOP.doc