Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2008

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2008

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, những mẫu chuyện về Bác.

 - Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.

 

doc 166 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn 24 / 8 /2008
Tiết: 1- 2 
Phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà)
Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, những mẫu chuyện về Bác.
	 - Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ
- Thế nào là văn bản nhật dụng ?
- Kể tên một số văn bản nhật dụng đã học
Giới thiệu bài mới
" Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc chủ đề về sự hội nhập thế giới và bảo vệ giữ gìn, bản sắc văn hoá dân tộc. Không chỉ mang ý nghĩa cập nhật, mà còn có ý nghĩa lâu dài. Vẽ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.
? Nêu xuất xứ của văn bản.
- Giáo viên nêu những từ ngữ khó rồi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từng chú thích.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản?
- Gọi học sinh đọc bài
? Con đường nào đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức văn hoá của nhân loại?
? Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua những nơi nào?
? Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm gì?
? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? 
? Những ảnh hưởng quốc tế cùng với văn hoá dân tộc đã tạo nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách như thế nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
Gọi HS đọc bài
? Là một vị chủ tịch nước, em thấy cuộc sống của Người như thế nào?
(Gợi ý: Nơi ở, trang phục, ăn uống, tài sản...)
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến các bậc hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Có người nói rằng ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
? Cảm nhận của em về vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học sinh trả lời. Yêu cầu nêu đúng một số văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6,7,8
- Học sinh nghe
I - Đọc - Hiểu văn bản.
1) Đọc: Hai học sinh đọc bài. Cả lớp theo dõi
2) Tìm hiểu chú thích.
- Học sinh dựa vào SGK để nêu được xuất xứ của văn bản.
- HS giải nghĩa được những từ ngữ khó.
3) Bố cục: Hai phần
- Từ đầu...rất hiện đại. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Còn lại. Nét đẹp trong lối sống của Người.
4) Phân tích
a) Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
( Học sinh đọc phần 1- SGK)
- Hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đi qua nhiều nơi, ghé lại nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
=> Có vốn hiểu biết rất sâu rộng về tri thức văn hoá nhân loại.
- Học sinh phải nêu được các châu lục mà Bác đã đến: - Châu Âu
 - Châu á
 - Châu Phi
 - Châu Mỹ
- Nắm được phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga)
- Học hỏi qua công việc( làm nhiều nghề khác nhau...)
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
(Học sinh thảo luận trả lời)
- Tiếp thu có chọn lọc ( tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực của CNTB) 
- Tiếp thu một cách chủ động, tích cực.
=> Trên nền tảng văn hoá dân tộc, kết hợp với những tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên một nhân cách vĩ đại, một lối sống bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Yêu cầu nêu được: " Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh"
b) Nét đẹp trong lối sống của người.
 ( Học sinh đọc phần còn lại)
- Nơi ở: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao như cảnh làng quê quen thuộc: "vẻn vẹn có vài phòng dùng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...
- Trang phục: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
- Tài sản: Chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
=> Sống giản dị đạm bạc như bậc hiền triết ngày xưa.
- Học sinh thảo luận - trả lời:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ " cái đẹp là sự giản dị tự nhiên". 
- Học sinh nghe:
- Học sinh thảo luận theo nhóm- cử đại diện trình bày- giáo viên nhận xét.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
=> Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
5) Tổng kết.
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên: " có thể nói....Hồ Chí Minh", " Quả như một câu chuyện... trong cổ tích".
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị, gần gũi; am hiểu nhiều nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam
 D. hướng dẫn học bài - Đọc bài: Hồ Chí Minh: niềm hy vọng lớn nhất.
 - Học sinh kể một số mẫu chuyện về Bác Hồ mà mình đã 
 sưu tầm được.
 - Soạn bài mới
Tiết: 3 Ngày soạn 25 / 08 /2008
các phương châm hội thoại
Mục tiêu cần đạt được: 
 Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm.
	- Học sinh : Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ.
- Thế nào là hội thoại?
Bài mới.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại SGK- gọi 2 học sinh đọc phân vai.
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
- Gợi ý: Bơi nghĩa là gì? Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy theo em điều mà An muốn biết là gì?
? Câu trả lời như thế có thể coi là một câu nói bình thường không? Vì sao?
? Qua đó, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Gợi ý: Ghi nhớ 1- SGK
Gọi học sinh đọc truyện cười: 
 "Lợn cưới áo mới"
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra cần hỏi và trả lời như thế nào?
? Qua câu chuyện, ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
? Để đảm bảo phương châm về lượng, trong giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Giáo viên gọi học sinh đọc truyện: "Quả bí khổng lồ".
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Giáo viên nêu ra một số tình huống:
* Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao?
* Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có nên nói với thầy (cô giáo) là bạn ấy bị ốm không?
? Nếu gặp trường hợp như vậy, chúng ta phải nói như thế nào?
? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
? Để đảm bảo phương châm về chất, cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Bài tập1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
*Lưu ý: Có một vài trường hợp đồng nghĩa lại được chấp nhận:
- Cây cổ thụ: (thụ = cây)
- Anh trai, chị gái: ( anh = trai; chị = gái) => Quan hệ ruột thịt.
- Thấy bạn đang đọc sách, ăn cơm nhưng ta vẫn hỏi: Đọc sách đấy à?
 Ăn cơm đấy à?
=>Dạng câu hỏi này dùng để chào.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống:
Bài tập 3. Gọi HS đọc truyện cười
Bài tập 4. 
Bài tập 5. Giải nghĩa các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
- Cãi chày cãi cối
Giáo viên nêu một số thành ngữ cho HS giải nghĩa:
- Khua môi múa mép
- Nói dơi nói chuột
- Hứa hươu hứa vượn
Giáo viên: Đây là điều tối kị trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được đáp ứng (Bí mật quốc gia, mục đích nhân đạo...)
Ví dụ: - Không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai với giặc nơi đơn vị đóng quân hay nơi cán bộ cách mạng ẩn nấp...
- HS trình bày, giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới
I. Phương châm về lượng.
1) Ví dụ: 
 Học sinh đọc ví dụ
Câu trả lời không mang đầy đủ nội dung, vì trong nghĩa của " bơi" đã có " ở dưới nước"
- Học sinh nghe
- Một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển...
- Không bình thường, vì trong giao tiếp, mỗi câu được nói ra bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Học sinh đọc
-Phê phán tính khoe khoang.
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Học sinh thảo luận, trình bày- giáo viên nhận xét.
=> Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói .
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ SGK
Ví dụ: Tôi là học sinh giỏi nhất lớp 9A.
Tôi là giám đốc công ti X.
II. Phương châm về chất.
- Học sinh đọc:
- Phê phán tính nói khoác.
=> Tránh nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
- Học sinh theo dõi.
- Có thể nói: Hình như..., em nghĩ là... ( tính xác thực chưa được kiểm chứng)
=> Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
 ( Đọc to trước lớp)
III. Luyện tập.
a) “Nuôi ở nhà” (thừa), vì gia súc có nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b) “Có hai cánh” (thừa), vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
=> Sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm nội dung thông báo.
a) Nói có sách, mách có chứng
b) Nói dối
c) Nói mò
d) Nói nhăng nói cuội
e) Nói trạng 
=> Phương châm về chất.
- "Rồi có nuôi được không?" (thừa), vì không nuôi được thì làm sao có người con (đang kể chuyện)
=> Không tuân thủ phương châm về lượng 
a) Tính xác thực chưa được kiểm chứng.
b) Do chủ ý của người nói.
- HS trình bày- cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên thống nhất ý kiến.
- Vu khống, đặt điều, bịa chuyên cho người khác.
- Nói không có căn cứ.
- Vu khống, bịa đặt.
- Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
=> Không tuân thủ phương châm về chất. 
- HS trình bày. Yêu cầu nêu được:
Nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương
Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực
Hứa để được lòng rồi không thực hiện
- Học sinh nghe:
D. Hướng dẫn học bài: 	 	Hệ thống lại bài học.
 	Soạn bài mới.
Tiết 4	 Ngày soạn 26 / 8 /2008
sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sôi động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
	- Học ...  Tinh thần: Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết nhiều chuyện
=> Là một Nhuận Thổ đáng yêu, am hiểu, hào hứng, hồn nhiên, sôi nổi.
- Trong hiện tại (Nhóm 2)
+ Diện mạo: Da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mũ lông rách tươm
+ Tinh thần: mệt mỏi, cam chịu số phận, vẻ mụ mẫm 
=> Là một Nhuận Thổ đáng thương, tội nghiệp
- Chi tiết bất ngờ,
- Hồi ức, so sánh đối chiếu 
- Đối thoại 
-N.thuật xây dựng truyện: tự sự + miêu tả biểu cảm + tự luận
-> Nhuận Thổ thay đổi từ ngoại hình đến tính cách. 
- Do xã hội phong kiến, do chính bản thân, phân biệt đẳng cấp => Tố cáo XHPK Trung Quốc. 
* Nét không thay đổi:
- Tình cảm chân thành 
- Vẫn đội mũ lông chiên -> Một nông dân tốt bụng.
+ Cảnh vật: tiêu điều, hiu quạnh
+ Con người: thay đổi từ hình dáng đến tính cách
(VD: Thím Hai Dương)
- Buồn -> đau xót (đến điếng người đi)
(Thương cảm)
(So sánh Nhuận Thổ - Thủy Sinh)
- Thực trạng nhân dân Trung Quốc đói khổ, buồn tẻ.
- Hoàng và Thủy Sinh có 1 cuộc sống mới 
- Con đường 
	GV: Hoàng và Thuỷ Sinh có 1 cuộc sống mới không giống tôi với Nhuận Thổ, đó là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng.
	GV chốt: Về với "Cố Hương" nhân vật "Tôi" đau xót trước sự thay đổi của làng quê và con người, nhất là người nông dân như Nhuận Thổ. Từ đó tác giả bày tỏ thái độ phê phán xã hội phong kiến đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.
* Hướng dẫn HS học ở nhà:
	- Nắm các nội dung đã học 
	- Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường.
Ngày 23/12/2008
	Tiết 78: 	Cố Hương	(Tiếp)
A. mục tiêu cần đạt:
 (Như tiết 77)
B. Chuẩn bị: 	
- SGK, SGV
- Bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
	- GV Kiểm tra bài cũ 
H: Qua sự miêu tả về cảnh vật và con người ở làng quê, tác giả đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào?
	- GV gọi 1 HS trả lời, nhận xét, cho điểm 
- GV giới thiệu bài 
Gọi 1HS đọc phần cuối tác phẩm 
H: Vì sao hình ảnh "con đường" lại xuất hiện?
H: Em hiểu như thế nào về hình ảnh "con đường" cuối tác phẩm?
H: Qua đó, em có nhận xét như thế nào về diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi" 
- GV hướng dẫn HS tổng kết 
H: Em có nhận xét như thế nào về cách viết truyện của nhà văn Lỗ Tấn?
H: Trong "Cố Hương" tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm?
H: Trên cơ sở các đặc điểm nghệ thuật, em hãy khái quát nội dung tác phẩm?
- GV chốt ý theo nội dung ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS luyện tập
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
2. Hình ảnh con đường 
- Trên đường xa quê, nhân vật "tôi" nghĩ đến Hoàng, Thuỷ Sinh, Nhuận Thổ là nghĩ đến hi vọng 
- Đây không phải là con đường thật mà là đường lối cách mạng, con đường đi của nông dân, của toàn xã hội 
(Ước mong quê hương đổi mới, Hoàng và Thuỷ Sinh được sống một cuộc đời khác tươi đẹp hơn)
- Từ phảng phất buồn (trên đường về quê) -> đau xót (những ngày ở quê) -> hi vọng (trên đường xa quê) 
=> Yêu quê hương tha thiết 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, lập luận, biểu cảm.
- Sử dụng các biện pháp hồi ức, đối chiếu làm cho câu chuyện trở nên sinh động.
2. Nội dung
- Thông qua việc miêu tả sự thay đổi của làng quê -> phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội.
IV. Luyện tập
	 Ngày 24/12/2008
Tiết 79-80 	Ôn tập Tập làm văn 
A. mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ Văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung 
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
B. Chuẩn bị: 	
- Chuẩn bị theo câu hỏi ở SGK Ngữ Văn 9 - tập 1 - trang 206
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
	- Giới thiệu bài 
	- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK trang 206 (Ngữ Văn - tập1)
H: Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
- GV gọi HS trả lời, bổ sung 
- GV nhânh xét, kết luận.
Phần nội dung Tập làm văn có sự vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
H: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ cụ thể.
H: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
H: Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận có vai trò, vị trí và tác dụng như thế nào?
- Hướng dẫn HS tìm ví dụ minh hoạ
- Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
- Văn bản tự sự với trọng tâm
+ Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
+ Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự. 
- Giúp cho bài viết sinh động, hấp dẫn 
VD: Văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh 
+ Kể chuyện đối thoại theo lối nhân hoá để khơi gợi cảm thụ về đối tượng được thuyết minh.
+ Miêu tả để người nghe hình dung về loài Ruồi Xanh (hình dáng, màu sắc, đặc điểm sinh trưởng.)
- Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể, còn đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ đạc (đồ vật)
Vì vậy yếu tố miêu tả trong thuyết minh cần phải trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật, ít tưởng tượng, đảm bảo theo tính khách quan, khoa học, còn trong văn bản miêu tả được hư cấu, dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Yếu tố tự sự trong văn bản thuyết minh được xem như là một biện pháp nghệ thuật nhằm gây hứng thú cho người đọc.
- Yếu tố miêu tả nội tâm có tác dụng làm nổi bật những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Yếu tố nghị luận có vai trò thuyết phục người đọc, người nghe tin vào kết luận của người nói, người viết.
	VD: + Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm (tìm trong văn bản "Cổng trường mở ra"N.Văn 7 - tập 1)
	+ Đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận (Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngữ Văn 9- tập 1)
	+ Đoạn văn có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị luận (Lão Hạc -N.Văn8-T1)
H: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
H: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
- GV chốt lại các kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh và tự sự.
- Đối thoại: nói hướng tới người nghe (lược lời hướng tới người tiếp nhận)
- Độc thoại: nói mà không hướng tới người tiếp nhận (nói với chính mình - nói bằng lời)
- Độc thoại nội tâm: tự nói với mình nhưng chưa diễn đạt thành lời (chỉ là suy nghĩ).
- Ngôi thứ nhất (Tìm ở văn bản Cố Hương - Lỗ Tấn)
- Ngôi thứ ba: (Tìm ở văn bản Làng - Kim Lân)
Nhận xét: Ngôi thứ nhất: dễ bộc lộ cảm xúc nhưng hạn chế là không bao quát được bên ngoài.
Ngôi thứ ba: dễ quan sát, khách quan, nhưng khó bộc lộ hết nội tâm nhân vật.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới 
	- Soạn phần ôn tập Tập làm văn (tiếp)
Tiết 81-82 	Ôn tập Tập làm Văn (tiếp) (26/12/2008)
A. mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
B. Chuẩn bị: 	
- Chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi ở SGK - trang 220 - Ngữ văn 9 - tập1
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
	- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS; kiểm tra bài cũ
H: Những nội dung lớn của phần Tập làm Văn trong Ngữ văn 9 - tập 1
	- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm 
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (tiếp theo)
H: Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội 
dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
H: Giải thích tại sap trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Theo em, kiệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất?
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng (kiểu văn bản chính kết hợp các yếu tố).
- Nội dung vừa lặp lại vừa nâng cao, thể hiện: 
+ Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Yêu cầu về kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản.
+ Yêu cầu thấy được vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, vai trò tác dụng của đối thoại, độc thoại, của việc thay đổi các hình thức người kể chuyện trong một văn bản tự sự.
- Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên 1 văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
Thực tế khó có một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự 
x
x
x
x
2
Miêu tả 
x
x
x
3
Nghị luận 
x
x
x
4
Biểu cảm 
x
x
x
5
Thuyết minh 
x
x
6
Điều hành 
H: Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Tại sao TLV của HS vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
H: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc -hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ Văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
H: Những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự phần đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
- GV chốt các nội dung chính 
- Bởi vì HS đang ngồi trên ghế nhà trường, đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành HS có thể viết tự do. "phá cách" như các nhà văn 
- Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm Văn soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản - tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn. Chẳng hạn khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về Tập làm Văn giúp người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn chuyện xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc
* Hướng dẫn HS học ở nhà
	- Nắm kiến thức đã ôn tập 
	- Xem lại đề bài bài viết số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 SUA LAI.doc