Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 33

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 33

TIẾT163, 164 : TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN

Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.

Về kĩ năng : Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết văn bản thông dụng.

Về thái độ : Có ý thức khi phân tích và tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ

GV : Định hướng ôn tập cho HS.

HS : Làm theo yêu cầu ôn tập trong sách giáo khoa.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

Bước 1 : Ổn định tổ chức

HS vắng :

Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

Bước 3 : Bài mới

a) Giới thiệu : Qua tiết học, các em được ôn tập về hệ thống phương thức biểu đạt, sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản. Sự khác biệt giữa kiểu văn bản với tác phẩm văn học.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết163, 164 : Tổng kết Tập làm văn
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
Về kĩ năng : Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết văn bản thông dụng.
Về thái độ : Có ý thức khi phân tích và tạo lập văn bản.
b. Chuẩn bị 
GV : Định hướng ôn tập cho HS.
HS : Làm theo yêu cầu ôn tập trong sách giáo khoa.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Qua tiết học, các em được ôn tập về hệ thống phương thức biểu đạt, sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản. Sự khác biệt giữa kiểu văn bản với tác phẩm văn học.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Cho HS đọc bảng tổng kết và trả lời câu hỏi.
? Trong chương trình, em đã học mấy kiểu văn bản ? Cho VD.
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
? Em hiểu thế nào về từng phương thức biểu đạt ? (Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ ?)
HS trả lời dựa vào bảng ôn tập.
1. Phương thức biểu đạt
? Cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên ? Tự sự khác miêu tả như thế nào ? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào ? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu ? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở chỗ nào ? 
HS nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu văn bản để làm sáng tỏ ý kiến.
2. Các kiểu văn bản
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không ? Vì sao ? Nêu một ví dụ để minh hoạ ?
GV : ít có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt. Sự phối hợp giữa các phương thức biểu đạt khiến cho văn bản trở nên phong phú về cách thức phản ánh.
Có thể phối hợp tự sự với miêu tả; thuyết minh với miêu tả, tự sự với nghị luận, biểu cảm
3. Sự phối hợp giữa các phương thức biểu đạt
Hoạt động 2 : Ôn lại mối quan hệ giữa kiểu văn bản và các thể loại văn học.
? Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau ?
a) Kể tên thể loại văn học đã học.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào ?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không ? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì ?
Mỗi thể loại thường sử dụng một kiểu văn bản làm cơ sở. 
HS kể tên các thể loại văn học đã học, GV ghi lên bảng.
4. Mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
? Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào ? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
HS chỉ ra sự khác nhau về loại văn bản và tác phẩm văn học.
? Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình.
Các tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không ? Cần ở mức độ nào ? Vì sao ?
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà 
Sự khác nhau giữa kiểu văn bản với phương thức biểu đạt.
Hãy chứng minh sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
Chuẩn bị : Ôn phần II và III trong sách giáo khoa.
Tiết 2 
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Nêu tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình.
Kiểu văn bản khác với thể loại văn học có gì giống và khác nhau.
Bước 3 : Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa phần đọc hiểu văn bản với tập làm văn.
Có bạn cho rằng : Tác phẩm văn chương chỉ có tính giáo dục, nó không có ích gì đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn cả. Muốn làm văn tốt thì phải viết thật nhiều. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?
? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa phần Văn và phần Tập làm văn trong chương trình. Lấy ví dụ cụ thể.
GV : Như vậy, đọc nhiều để học cách viết tốt. Không đọc, ít đọc thì viết không tốt, không hay.
Tập làm văn học được ở Văn:
Mô phỏng
Học phương pháp kết cấu
Học diễn đạt
Gợi ý sáng tạo
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn THCS
? Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp ích cho em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào ?
? Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề. 
HS trình bày những kinh nghiệm của mình khi học làm văn miêu tả và tự sự qua hệ thống văn bản.
? Theo em, phần Tiếng Việt có quan hệ thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn ? Nêu ví dụ chứng minh.
Tiếng Việt giúp trau dồi ngôn ngữ, sử dụng từ, đặt câu, diễn đạt, xây dựng đoạn, liên kết... ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng làm văn. Đọc tác phẩm văn học sẽ giúp chúng ta có vốn từ ngữ phong phú, đủ khả năng biểu thị nội dung ý nghĩa.
Hoạt động 2 : Ôn tập về các kiểu văn bản đã được học trong chương trình lớp 9
? Trong chương trình làm văn lớp 9 đã học những kiểu văn bản nào ?
? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ? Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết cần chuẩn bị những gì ? 
? Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
Mục đích : Cung cấp tri thức chính xác, khoa học về sự vật, hiện tượng.
Điều kiện : Có hiểu biết cụ thể về điều mình sắp thuyết minh. Lựa chọn được những phương pháp thích hợp để thuyết minh.
Ngôn ngữ chính xác, ít tính biểu cảm.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm
Văn bản thuyết minh
Mục đích
Điều kiện
Phương pháp
Ngôn ngữ.
? Mục đích biểu đạt của văn bản tự sự là gì ? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.
? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Hãy cho biết tác dụng của những yếu tố ấy đối với văn bản tự sự.
? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì.
Văn bản tự sự
Mục đích
Yếu tố
Sự kết hợp các yếu tố trong văn bản tự sự.
Ngôn ngữ.
? Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
? Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí, nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, bài thơ hoặc đoạn thơ.
Văn bản nghị luận
Mục đích
Các yếu tố tạo thành
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận
Dàn bài chung
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Cho đề bài nghị luận : Suy nghĩ của em về hai khổ đầu bài thơ Sang thu.
Lập dàn ý cho đề bài trên. Viết thành văn.
Chuẩn bị : Tôi và chúng ta.
T
Tiết 165, 166
Tôi và chúng ta
ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng, Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần trách nhiệm dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch : cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị 
GV : Soạn bài, đọc tư liệu thêm về thể loại kịch.
HS : Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Em hiểu thế nào về thể loại kịch ?
Nội dung mà kịch Bắc Sơn mang đến là gì ?
(ảnh hưởng của cách mạng, sự biến đổi của quần chúng đi theo cách mạng)
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Nền kinh tế bao cấp bộc lộ rõ nhiều điểm yếu, kinh tế xã hội đất nước ta những năm đầu thập niên 80 lâm vào khó khăn, đòi hỏi phải có những đổi mới mạnh mẽ. Bên cạnh những người có tư tưởng tiến bộ, dám nghĩ dám làm là những con người bảo thủ, lạc hậu. Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã đặt ra vấn đề đó với một tình huống kịch cụ thể, bối cảnh diễn ra ở xí nghiệp Thắng Lợi.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí, lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta ở thời kì có sự chuyển biến mạnh mẽ. Sau 1975, nhiệm vụ chính trị hàng đầu là từ đây khôi phục, cải tạo và phát triển nền kinh tế để xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phồn vinh. Trước yêu cầu này, nhiều nguyên tắc, quy chế, nhiều phương thức sản xuất cũ ngày càng tỏ ra xơ cứng, lạc hậu. Để phát triển sản xuất, cần phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm chứ không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời gian qua trước những biến chuyển sinh động của cuộc sống.
- ở cảnh 2 trước của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của các nhân vật chính. Đến cảnh 3 này, tác giả dựng tả cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt.
I . Đọc và chú thích
1. Tác giả : Lưu Quang Vũ, nhà thơ, nhà viết kịch. Ngòi bút kịch sắc sảo. Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Thuộc cảnh 3 của vở kịch 9 cảnh. 
3. Đọc
? Vấn đề cơ bản mà vở kịch đặt ra là gì ? ý nghĩa của nó đối với thực tiễn của đời sống xã hội ta thời kì bấy giờ ?
- Không thể giữ khư khư lấy các nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, lạc hậu, mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất, đừng chạy theo hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, hiệu quả thiết thực của công việc.
- Không có thứ tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo bởi cái tôi cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi mỗi cá nhân con người.
? Tôi và chúng ta có ý nghĩa như thế nào ?
II. Tìm hiểu văn bản
Vấn đề đặt ra 
Sự thay đổi cơ chế làm việc, lấy hiệu quả làm đầu.
Quan tâm đến cái tôi của mỗi chúng ta.
? Đặt trong tình hình đất nước ta lúc bấy giờ, vấn đề tôi và chúng ta có ý nghĩa như thế nào ?
(Là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống, thực tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước).
? Từ phần chú thích và đoạn này, em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì ? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào ?
(Mâu thuẫn giữa một bên là tư tưởng đổi mới, thay đổi phương thức làm việc, mở rộng sản xuất – một bên là những phản ứng gay gắt của những kẻ lạc hậu, bảo thủ).
Trưởng phòng tổ chức lao động, Trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương.
Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần đến chức vụ này.
Phản ứng gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp.
Tình huống kịch
Xung đột kịch :
+ Hoàng Việt, Lê Sơn : tuyên chiến với cái cũ. Quyết định mở rộng sản xuất, bãi chức quản đốc phân xưởng.
+ Phản ứn ... và văn xuôi).
Tiết 168 : Tổng kết văn học
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
b. Chuẩn bị 
HS : Lập bảng tổng hợp các tác phẩm văn học theo bảng hướng dẫn của giáo viên.
GV : Tập hợp tác phẩm, tác giả, gợi ý về phương thức biểu đạt; những khái niệm truyện dân gian
C. Các bước lên lớp 
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Tiết học ngày hôm nay giúp các em sơ lược lại về một số thể loại văn học Việt Nam.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần mở bài.
HS đọc phần mở bài.
? Người ta dựa vào đâu mà phân chia các thể loại văn học.
HS đọc phần mở đầu.
- Dựa vào :
+ Đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm.
+ Phương thức chiếm lĩnh thực tại.
+ Cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn.
B. Sơ lược về một số thể loại văn học 
Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức ban bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
? Kể tên những loại hình của nghệ thuật ngôn từ.
? Chỉ ra đặc điểm của mỗi thể loại trong cách chiếm lĩnh đời sống.
Tự sự, trữ tình, kịch.
Tự sự nhận thức và thể hiện đời sống qua chuỗi các biến cố, sự kiện.
Trữ tình qua cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm.
Kịch : qua xung đột, đối thoại.
Nghị luận
Bi kịch
Hài kịch
chính kịch
Truyện
Kí
Thơ trữ tình
Văn xuôi trữ tình
Nghệ thuật ngôn từ
Tự sự
Trữ tình
Kịch
? Em hiểu thế nào là loại và thể.
GV : Mỗi thể loại được sinh ra trong một thời kì lịch sử nhất định, rồi duy trì, biến đổi hoặc được thay thế trong các thời kì lịch sử tiếp theo. Đồng thời, thể loại cũng mang tính đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc hay khu vực.
Mỗi loại bao gồm nhiều thể, có thể ở chỗ tiếp giáp của hai loại.
HS đưa kết quả đã tìm được ở nhà về thể loại van học dân gian.
HS nêu vắn tắt về định nghĩa và đặc điểm chung của các thể loại.
I. Một số thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian
Truyện thần thoại
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truỵên cười
Truyện ngụ ngôn
? Khái niệm văn học trung đại.
Văn học trung đại tồn tại trong môi trường xã hội phong kiến trung đại, hình thành một thể loại khá chặt chẽ, nhìn chung ít biến đổi, phù hợp với môi trường xã hội, tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của con người thời trung đại.
Hãy xác định thể loại của các tác phẩm văn học rồi xếp vào các thể cho phù hợp.
Chinh phụ ngâm
Qua Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
II. Một số thể loại văn học trung đại
Một số thể thơ
Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
* Thể cổ phong	
Là thể tương đối tự do, chỉ cần có vần; không cần tuân theo niêm luật, không hạn chế số câu trong bài, số chữ trong câu. 
Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc.
* Thể Đường luật : là thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường. Có những quy định khá chặt chẽ về vần, thanh, đối, về số câu, số chữ và cấu trúc bài thơ.
Cho HS quan sát bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
? Những thể thơ có nguồn gốc dân gian là thể nào.
HS thuyết minh về bài thơ ở các phương diện.
Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
Lục bát
Song thất lục bát
2. Các thể truyện, kí
Truyền kì mạn lục
Thượng kinh kí sự 
Hoàng Lê nhất thống chí
? Những tác phẩm truyện thơ Nôm mà em biết.
Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa
3. Truyện thơ Nôm
Được viết bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát.
Xuất hiện khoảng thế kỉ XVII và phát triển rực rỡ ở thế kỉ XVIII, XIX.
Có hai loại : bình dân và bác học.
? Các tác phẩm văn nghị luận trung đại mà em đã được học thuộc các thể nào.
Nổi tiếng nhất là Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đó là những áng hùng văn, có giá trị lâu bền vì gắn với tinh thần và ý chí, lòng tự hào dân tộc.
Hịch, cáo, chiếu, tấu.
4. Một số thể văn nghị luận
? Văn học hiện đại đã có những thay đổi thế nào về thể loại, nội dung và hình thức biểu đạt.
? Hãy chứng minh sự đổi mới của thể truyện. (Qua một chuỗi tác phẩm cụ thể).
? Em hiểu gì về phong trào Thơ mới trước Cách mạng.
? Sự ra đời của Thơ mới trước Cách mạng là một mốc đánh dấu sự đổi mới trong không chỉ là thơ ca mà còn là trong tư tưởng nữa. Hãy chứng minh.
GV : Thơ hiện đại không chỉ đem lại cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
Là sự phát triển những yếu tố có sẵn trong các thể thơ truyền thống như tám tiếng trong thể hát nói.
Thơ Đường luật không còn có vị trí trọng yếu và phổ biến như trước nữa.
III. Một số thể loại văn học hiện đại
Hầu hết các thể văn có tính chất hành chính không tiếp tục tồn tại hoặc không còn ở trong phạm vi văn học.
Các thể truyện có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện.
Nghệ thuật tự sự và miêu tả có nhiều thay đổi.
Nhân vật được nhìn nhận và miêu tả trong tính cách cá thể.
Củng cố 
Đâu không phải là tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới trước Cách mạng?
Ông đồ 
Mùa xuân chín
Sang thu
Nhớ rừng
Tác phẩm văn học nào được viết bằng chữ Nôm ?
Truyền kì mạn lục
Hoàng Lê nhất thống chí
Chinh phụ ngâm khúc
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Thể thơ nào được phát triển từ ca dao ?
Thể thơ song thất lục bát
Thể thơ tám chữ
Thể thơ lục bát
Thể thơ ngũ ngôn
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Trả lời câu hỏi 6 trong phần Hướng dẫn học bài.
Chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì.
Tiết 169, 170
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Mục tiêu cần đạt
HS được kiểm tra toàn diện các phân môn thuộc bộ môn. Trình bày dưới dạng hoàn chỉnh một bài nghị luận về truyện, đoạn trích, thơ hoặc đoạn thơ.
Giáo viên thu thập thông tin, uốn nắn sửa chữa.
Chuẩn bị 
GV : Đề bài 
HS : Làm tốt các nội dung ôn tập.
Các bước lên lốp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra : không
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động 1 : Giáo viên phát đề cho HS.
Học sinh làm bài
Hoạt động 2 : Giáo viên thu bài về chấm.
Hoạt động 3 : Dặn dò
Đề bài (Đề Phòng giáo dục - Đào tạo)
Phần I : Trắc nghiệm
Phần II : Tự luận
Câu 1 : Những tình cảm được gợi ra qua những hai câu thơ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên (bằng một đoạn văn).
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Câu 2 : Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên xứ Huế qua khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đáp án
Câu 1 : 
Đảm bảo hình thức đoạn văn.
Đủ số câu theo quy định.
Nội dung các câu trong đoạn thống nhất, làm rõ được :
+ Hai câu thơ khái quát một triết lí về mẹ và tình mẹ : Với mẹ, con mãi mãi là đứa con bé bỏng. Lòng mẹ lúc nào cũng hướng về con, không rời.
+ Tình mẹ sẽ theo con, trở thành hành trang tinh thần vô giá nâng đỡ con suốt cuộc đời.
Câu 2 : Bài thơ được kết cấu 3 phần hoàn chỉnh.
A. Mở bài : Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải : Là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha đối với cuộc sống và ước nguyện được cống hiến mùa xuân nhỏ của đời mình cho cuộc đời chung. Đoạn thơ đầu tiên là một bức tranh xuân xinh tươi, đằm thắm mà dịu dàng khoáng đạt :
Mọc giữa dòng sông xanh
 Tôi đưa tay tôi hứng.
B. Thân bài
1. Hình ảnh nổi bật trong bức tranh xuân là một bông hoa tím trên dòng sông xanh :
Màu tím dịu dàng, đằm thắm, một sắc màu rất Huế, nổi bật trên màu xanh tươi mát của dòng sông hiền hoà. Sự phối hợp màu sắc hài hoà tuyệt diệu, đậm chất hội hoạ. Dòng sông xanh trải dài là hình ảnh thanh bình của cuộc sống. Chữ “mọc” được đảo lên đầu câu vừa diễn tả được vẻ thanh tao, kiêu hãnh của bông hoa tím, vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của mùa xuân và sự ngạc nhiên của tác giả. 
Bức tranh xuân đằm thắm trữ tình bỗng trở nên rộn ràng với tiếng hót của chú chim chiền chiện :
Khi chú chim nhỏ thả chuỗi âm thanh trong trẻo vào không gian, ấy là lúc tất cả bừng lên rạo rực. Chú đã khơi dậy tất cả cái náo nức của mùa xuân. Tiếng hót ấy làm cho bầu trời như cao hơn, như xanh hơn, vì trời có cao, có xanh thì tiếng chim mới có thể trở nên vang vọng như vậy.
2. Nhưng bức tranh ấy trở nên đẹp hơn bội phần vì nó được nhìn qua con mắt của thi nhân, được nhìn từ một tâm hồn rộng mở, đang toả ra một thứ thanh âm đẹp đẽ. 
Những từ cảm thán thiết tha chứa bao trìu mến : “ôi”, “hót chi mà” dịu ngọt, mang đậm nét Huế. Tiếng gọi thiết tha ấy thể hiện sự giao cảm sâu sắc của nhà thơ với thiên nhiên tạo vật. Không chỉ nhìn, không chỉ nghe, nhà thơ đã đón nhận vẻ đẹp mùa xuân với tất cả lòng mình.
Cái cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thật nâng niu, trân trọng. Nhà thơ đưa tay hứng lấy những tinh tuý của đất trời. “Giọt long lanh” là giọt sương mai buổi sớm ? Hay đó là giọt xuân vô hình được kết đọng lại từ “hơi xuân” của đất trời ? Có thể hiểu trong sự liên kết với những câu thơ trên : đó là tiếng hót của chú chim chiền chiện. Nếu hiểu như vậy thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Tiếng chim từ vô hình đã trở thành hữu hình. Tiếng chim không bay lên, mất đi mà thả xuống, hiện hữu trong cảm giác say sưa ngây ngất của thi nhân.
Chỉ bằng vài nét phác hoạ, Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp với màu sắc hài hoà, tươi mới, âm thanh rộn rã và bao la khoáng đạt. Đằng sau bức tranh xuân xinh đẹp ấy, ta nhận ra một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một tình yêu sự sống say đắm, mãnh liệt của nhà thơ. Chính những rung động mãnh liệt ấy đã khơi nguồn cho những cảm xúc khác của tác giả trong những khổ thơ tiếp sau. Từ hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, tác giả nghĩ đến mùa xuân đất nước, thể hiện ước nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho mùa xuân lớn của dân tộc. Nếu biết bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi qua đời, ta mới nhận thấy tâm hồn lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ tha thiết đến nhường nào.
* Một số đặc sắc nghệ thuật
Đây là đoạn thơ hay trong Mùa xuân nho nhỏ. Đoạn thơ có được vẻ đẹp và sức hấp dẫn như vậy là nhờ một số yếu tố nghệ thuật. Thể thơ năm chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, nhẹ nhàng, tha thiết. Hình ảnh thơ đẹp giản dị, tự nhiên. Trong đoạn, âm điệu thơ say sưa, trìu mến, phù hợp với trạng thái cảm xúc của tác giả, sự rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân.
C. Kết bài
Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ, nhẹ nhàng, giàu tiết tấu, nhịp điệu. cảm xúc trong thơ tha thiết chân thành. Thanh Hải, con người khát khao cuộc sống, đã thực sự đem đến cho đời một kiệt tác về mùa xuân, mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, mùa xuân cuộc đời. Bài thơ gợi ra trong lòng ta tình yêu đối với cuộc sống và gợi nhắc đến ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cuộc đời chung, đối với dân tộc.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị : Thư, điện.
Bố cục của bức thư. Các hình thức viết thư. (Đã học). Nội dung và hình thức của một bức điện.
 Tiết 171, 172 : Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc