Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 12

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 12

Câu 1 Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?

Câu 2 Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái

Câu 3 Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi)

Câu 4 Phân tích đoạn thơ sau:

 ”. Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến

 Một mùa xuân nho nhỏ

 Lặng lẽ dâng cho đời

 Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

 ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾ 12
Câu 1
Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên? 
1 điểm 
Câu 2
Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái
1 điểm 
Câu 3
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi) 
3 điểm 
Câu 4
Phân tích đoạn thơ sau: 
 ”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) 
5 điểm
TRẢ LỜI: 
	CÂU 1: Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Tình huống truyện: 
Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.
Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.
Ý nghĩa của hai tình huống truyện: 
Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình chan con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.
CÂU 2: Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái
Đoạn hội thoại: 
 Em chào thầy ạ !
Thưa thầy, ngày mai có học giờ Ngữ văn không? 
Thầy giáo trả lời: 
Có lẽ, ngày mai chúng ta được nghỉ. Tuần sau, thầy dạy bù.
Lí giải: 
Từ ” ạ” - > Cảm thán
Từ ”có lẽ” -> Tình thái 
CẨU 3: Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khỏang một trang giấy thi
	Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người cũng phải nỗ lực học tập tốt để bắt nhịp với cuộc sống mới. Lênin cho rằng” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của chúng ta thì như thế nào? 
	Câu nói của Lê nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta tích lũy được. Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một điều là: Con người có được sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng của tri thức.
	Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng phong phú , khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu , không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội. 
	Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những phẩm chất khác như tài , đức, nhân cách...
	Có thể phê phán tư tưởng coi thường tri thức hoặc ỉ vào tài sản của bố mẹ....mà không chịu học hỏi để có tri thức.
	Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa lời khuyên của Lê nin . Ý thứ cla2m chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước.
CÂU 4: Phân tích đoạn thơ sau: 
 ”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
a) Mở bài: 
” Sống đời có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau ”
- Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng .
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác khoảng tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh trước lúc qua đời.
- Hai khổ thơ thể nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sứ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
b) Thân bài: 
Ước nguyện của tác giả: 
Từ cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên , đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm, khát vọng được muốn đóng góp sức lực của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp từ ” ta làm” đượ lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp., làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời.
Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người
Là cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹo thiên nhiên
Làm một nốt trầm của hòa ca làm axo xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân ( ẩn dụ độc đáo) 
« Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình »
Quan niệm sống của tác giả: 
Dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc là hai quãng đời trái ngược nhau.Nhưng dù ở thời điểm nào cũng không thay đổi lòng nhiệt huyết cống hiến cho đời.
 ”Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc” 
-Điệp từ «  dù là » , là biểu hiện sự quyết tâm cao độ đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh phải chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng quý biết bao.
c) Kết bài : 
- Đoạn thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng , tha thiết, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến cho đời . Nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
«Ôi ! sống đẹp là thế nào hợi bạn
Bữa cơm chỉ dưa muối đầy vơi
Chân lí chẳng cần chi đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời »

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẾ 12.doc