Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích Sang thu

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích Sang thu

Phân tích : SANG THU

I. Mở bài: Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca: mùa thu của Nguyễn Khuyến , Lưu Trọng Lư

 - Sang thu" của Hữu Thỉnh, tập "Từ chiến hào ra thành phố" 1977.

 - Diễn tả những cảm nhận,những rung động tinh tế trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi đầu thu- thu mới về, thu chợt đến.

II.

1. TQ: Là người lính vừa qua chiến tranh, sống trong hoà bình, cảm nhận được mùa thu đang đến.

 - HT vẽ bức tranh thu ở khoảnh khắc giao mùa để nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. - Chất trữ tình kết hợp triết lí giản dị khiến cho bài thơ nhẹ nhàng sâu sắc, ấn tượng

2. PT:

a. Khổ thơ đầu tiên, HT vẽ lại bức tranh thu với những dấu hiệu ban đầu: ( Khổ 1)

 Với X Diệu: Đây mùa dệt áo vàng (Đây mùa thu tới)

 NĐThi : Sáng mát hương cốm mới ( Đất nước)

 HT nhắc đến một mùi hương bình dị: "hương ổi" của sớm mai " bỗng" " phả" vào "gió se"->dấu hiệu của mùa thu ->xuất hiện đột ngột ->dấu hiệu hết sức mơ hồ nhưng được tái hiện rất rõ nét trong cảm nhận tinh tế qua những từ ngữ gợi tả đặc sắc:

+Từ " bỗng" đứng đầu dòng thơ: bất ngờ,đột ngột: cảm giác ngỡ ngàng, xao xuyến.

+ "hương ổi" - cái mùi thơm ngòn ngọt nồng nàn quen thuộc, gần gũi

+ " phả" : toả thành luồng, không tan biến đi mà thấm đượm trong làn "gió se" lạnh.

+ gió se:hanh hao , lành lạnh nhẹ nhàng thấm vào ko khí khiến cho ko gian trở nên nhẹ nhõm

 + Sương thu: giọt sương thu lạnh trong Chinh phụ ngâm ,trong Cảm thu tiễn thu của Tản Đà.

 Sương " Chùng chình qua ngõ". Từ láy " chùng chình"- phép nhân hoá :dáng trôi chầm chậm, nhẹ nhàng, mong manh của sương thu -> tâm trạng dùng dằng, nấn ná, vấn vương , lưu luyến,bịn rịn

 ->tâm trạng của người đã bắt đầu bước vào mùa thu của cuộc đời nhưng vẫn lưu luyến hạ nồng ->con người đã bước sang mùa thu của tuổi tác nhưng tâm hồn còn nguyên vẹn trẻ trung, mà phải trẻ trung lắm mới có thể thấy sự di chuyển chậm chạp của sương thu.

+Cảnh không chỉ được tái hiện bằng thị giác, khứu giác, xúc giác mà còn cả sự liên tưởng phong phú. Kết lại bằng câu tự hỏi " hình như thu đã về": chưa hết bâng khuâng, xao xuyến, chưa tin lắm

Bốn câu thơ nhỏ diễn tả cảm nhận tinh tế của TG. Từ một phát hiện bất ngờ, thú vị về hương ổi, nhà thơ nhận ra làn gió se, rồi nhận ra sương chùng chình bịn rịn bên ngõ. Trong sương có hương ổi nồng nàn, có làn gió lành lạnh, có cả tình người xao xuyến bâng khuâng

b. Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra với chiều cao rộng bao la vơì vợi của bầu trời có những cánh chim bay tránh rét, với chiều dài mền mại của dòng sông lững lờ trôi: ( khổ 2)

 K1 cảnh vật mơ hồ bảng lảng,k2 tõ ràng: dòng sông quê, con chim bé nhỏ, là đám mây bồng bềnh.

+ Nhân hoá qua từ giàu giá trị gợi hình: " dềnh dàng, vội vã" đặt trong thế đối lập rất khéo.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Phân tích : Sang thu
I. Mở bài:	Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca: mùa thu của Nguyễn Khuyến , Lưu Trọng Lư
	- Sang thu" của Hữu Thỉnh, tập "Từ chiến hào ra thành phố" 1977. 
	- Diễn tả những cảm nhận,những rung động tinh tế trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên 	nhiên trong buổi đầu thu- thu mới về, thu chợt đến.
II. 
1. TQ: Là người lính vừa qua chiến tranh, sống trong hoà bình, cảm nhận được mùa thu đang đến.
	- HT vẽ bức tranh thu ở khoảnh khắc giao mùa để nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 	- Chất trữ tình kết hợp triết lí giản dị khiến cho bài thơ nhẹ nhàng sâu sắc, ấn tượng 
2. PT:
a. Khổ thơ đầu tiên, HT vẽ lại bức tranh thu với những dấu hiệu ban đầu: ( Khổ 1)
	Với X Diệu:	Đây mùa dệt áo vàng (Đây mùa thu tới)
	NĐThi :	Sáng mát  hương cốm mới ( Đất nước)
	HT nhắc đến một mùi hương bình dị: "hương ổi" của sớm mai " bỗng" " phả" vào "gió se"->dấu hiệu của mùa thu ->xuất hiện đột ngột ->dấu hiệu hết sức mơ hồ nhưng được tái hiện rất rõ nét trong cảm nhận tinh tế qua những từ ngữ gợi tả đặc sắc:
+Từ " bỗng" đứng đầu dòng thơ: bất ngờ,đột ngột: cảm giác ngỡ ngàng, xao xuyến.
+ "hương ổi" - cái mùi thơm ngòn ngọt nồng nàn quen thuộc, gần gũi
+ " phả" : toả thành luồng, không tan biến đi mà thấm đượm trong làn "gió se" lạnh. 
+ gió se:hanh hao , lành lạnh nhẹ nhàng thấm vào ko khí khiến cho ko gian trở nên nhẹ nhõm 
 + Sương thu: giọt sương thu lạnh trong Chinh phụ ngâm ,trong Cảm thu tiễn thu của Tản Đà.
 Sương " Chùng chình qua ngõ". Từ láy " chùng chình"- phép nhân hoá :dáng trôi chầm chậm, nhẹ nhàng, mong 	manh của sương thu -> tâm trạng dùng dằng, nấn ná, vấn vương , lưu luyến,bịn rịn 
	->tâm trạng của người đã bắt đầu bước vào mùa thu của cuộc đời nhưng vẫn lưu luyến hạ nồng 	 	->con người đã bước sang mùa thu của tuổi tác nhưng tâm hồn còn nguyên vẹn trẻ trung, mà 	phải trẻ trung lắm mới có thể thấy sự di chuyển chậm chạp của sương thu.
+Cảnh không chỉ được tái hiện bằng thị giác, khứu giác, xúc giác mà còn cả sự liên tưởng phong phú. 	Kết lại bằng câu tự hỏi " hình như thu đã về": chưa hết bâng khuâng, xao xuyến, chưa tin lắm
àBốn câu thơ nhỏ diễn tả cảm nhận tinh tế của TG. Từ một phát hiện bất ngờ, thú vị về hương ổi, nhà thơ nhận ra làn gió se, rồi nhận ra sương chùng chình bịn rịn bên ngõ. Trong sương có hương ổi nồng nàn, có làn gió lành lạnh, có cả tình người xao xuyến bâng khuâng
b. Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra với chiều cao rộng bao la vơì vợi của bầu trời có những cánh chim bay tránh rét, với chiều dài mền mại của dòng sông lững lờ trôi: ( khổ 2)
 K1 cảnh vật mơ hồ bảng lảng,k2 tõ ràng: dòng sông quê, con chim bé nhỏ, là đám mây bồng bềnh.
+ Nhân hoá qua từ giàu giá trị gợi hình: " dềnh dàng, vội vã" đặt trong thế đối lập rất khéo. 
 - Từ láy " dềnh dàng":dòng sông đang đầy nước, dòng chảy chậm chạp, lững lờ. 
 Chữ " dềnh dàng" biến sông có hồn->sự thanh thản, phong thái ung dung của con người bắt đầu 	bước vào ngưỡng cửa của mùa thu cuộc đời
 - Trái ngược với dòng sông, những đàn chim lại sải cánh vội vàng, gấp gáp 
+ Cụm từ " được lúc, bắt đầu" thật đúng: sông thư thả, bình yên trong thanh thản; chim lại bắt đầu đua nhau tránh cái giá lạnh.
+ "vội vã" :~ cánh chim mang đầy tâm trạng của con người khi đã đứng ở cái dốc bên kia của cuộc đời.
+ "đám .. sang thu": có cái rực rõ chói chang của mùa hạ, lại cũng có cái đằm thắm của mùa thu.
	 gianh giới vô hình chia đôi bầu trời: một nửa là mùa hạ, còn nửa kia là mùa thu.
+ Chữ vắt độc đáo: Ko phải mây lang thang, bồng bềnh mà là bắc lên, nối vào.
	 Cũng không phải nối vào một vị trí hữu hình mà là nối vào màu thu.
	 Chữ vắt đã gợi ra dáng vẻ mềm mại, duyên dáng-> mây thành cầu nối mong manh giữa 2 mùa. 	Nhà thơ thực sự hoà mình vào cảnh vật, say sưa trước ~ biến chuyển của đất trời.
àCũng chỉ 4 câu thơ, cũng chỉ với những nét phác hoạ rất đơn sơ nhưng cảnh vật hiện lên chân thực, sinh động, thấm đẫm tâm trạng.
c.Từ cảm nhận về MT đang đến, TG lắng vào chiều sâu suy tư để nêu lên những cảm nhận, những suy ngẫm của mình khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu: ( khổ 3)
* Hai câu thơ đầu là câu thơ tả thực để hoàn thiện bức tranh giao mùa: không miêu tả cảnh sắc của mùa thu mà chọn tả những hình ảnh còn sót lại của mùa hạ:
+ " vẫn còn, vơi dần, cũng bớt"m tả cụ thể, cxác sự thay đổi nhẹ nhàng của cảnh vật TN lúc giao mùa. 
 Hạ vẫn còn nhưng mức độ đã có sự thay đổi: 
	- nắng vẫn rực rỡ, nồng nàn, tràn trề;
	- mưa đã ít đi, ko to, ko dài, cách quãng xa;
	- sấm cũng không bất ngờ, đường đột, dữ dội 
	->Thiên nhiên lắng lại chừng mực hơn, ổn định hơn
*Khép lại là hình ảnh hàng cây đứng tuổi- cây lâu năm, trải qua bao nắng mưa, sấm chớp bão dông. 
+ nắng, mưa, sấm: ẩn dụ cho biến động của thiên nhiên,~ biến đổi, khó khăn thử thách trọng cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi:~ con người từng trải, đã qua bao mưa, nắng, bão dông, bao thử thách 
 Cây - con người cùng vào thu-> " chùng chình, dềnh dàng" cảm nhận ở góc độ thiên nhiên và con người:- thấy mình cần gấp gáp, khẩn trương phải chín chắn, điềm đạn hơn
	 - chủ động đón dợi chút tiếc nuối bâng khuâng.
	-> Điều đáng quý:sang thu với tâm hồn đầy nắng- vẫn còn nồng nhiệt, lạc quan, tươi vui, bình thản, điềm tĩnh đón nhận những thử thách của cuộc đời-> biến cố có dồn dập- không làm con người chao đảo, bi quan. 
	-> 1977- đất nước bao khó khăn, thư thách về kinh tế cũng như về chính trị, xã hội-> khẳng định bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi của nhân dân ta trong những năm tháng gian khó ấy.
3. ĐG:	- nhiều hình ảnh quen thuộc đặc trưng; chấm phá, tả ít mà gợi-> cái hồn thu nhẹ nhàng, trong sáng êm đềm. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giọng thơ nhỏ nhẹ sâu lắng tạo âm điệu mượt mà, nhân hoá, ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ tinh tế để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc cho bài thơ. 
	-HT viết nhiều và viết hay về mùa thu, về nông thôn, mang cảm giác vấn vương, bâng khuâng nhẹ nhàng-> rõ nét bức tranh thiên nhiên giao mùa cuối hạ sang thu-> tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, có những rung động tinh tế-> gửi gắm bao tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, khúc hát lạc quan yêu đời của tâm hồn tràn trề sức sống ở con người dẫu đã bước vào mùa thu cuộc đời
	- là đóng góp khiêm nhường của TG cho thành công về đề tài mùa thu trong thơ ca Việt Nam.
III.Kết bài=> tài năng, sáng tạo nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với quê hương đất nước. 
	=> khúc giao mùa tinh tế 
I	Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Bao thế hệ người Việt đã xao xuyến trước mùa thu của Nguyễn Khuyến với:"Tầng mây lơ lửng trời xang ngắt", với " Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo". Bao thế hệ người Việt cũng đã từng bâng khuâng, đắm chìm trong không gian của mùa thu khi cảm nhận được tiếng bước chân của con nai đang " Đạp trên lá vàng khô" ( Lưu Trọng Lư). Các thế hệ học trò ngày nay cũng như bao độc giả khác cũng bâng khuâng xao xuyến khi đọc bài " Sang thu" của Hữu Thỉnh- một nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ in trong tập "Từ chiến hào ra thành phố" sáng tác 1977. Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, Hữu Thỉnh đã diễn tả những cảm nhận,những rung động tinh tế của mình trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi đầu thu- thu mới về, thu chợt đến.
II. 
1. TQ: Là người lính vừa qua cuộc chiến tranh chống Mĩ đầy cam go, đứng ở một làng quê thanh bình, sống trong dư vị ngọt ngào của hoà bình, HT đã cảm nhận được mùa thu đang đến. HT không vẽ lại bức tranh thu với những nét đặc trưng quen thuộc. Ông vẽ lại bức tranh thu trong khoảnh khắc ngắn ngủi, mong manh khó phát hiện- phút giao mùa để nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Điểm độc đáo của bài thơ là chất trữ tình kết hợp với một chút triết lí giản dị mà không ít phần sâu sắc về cuộc đời, về con người khiến cho bài thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, tạo ấn tượng trong lòng người đọc.
2. PT:
a. Khổ thơ đầu tiên, HT vẽ lại bức tranh thu với những dấu hiệu ban đầu: 
	Bỗng nhận ra hương ổi 
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
	Với X Diệu, tín hiệu đầu thu là sắc "mơ phai" của lá được bàn tay tạo hoá dệt nên giữa ngàn cây:
	Đây mùa thu tới, mùa thu tới
	Với áo mơ phai dệt áo vàng (Đây mùa thu tới)
	NĐThi lại nhận ra sắc thu bởi hương cốm dịu dàng lan toả trong không gian:
	Sáng mát trong như sáng năm xưa
	Gió thổi mùa thu hương cốm mới ( Đất nước)
HT không viết về những sắc màu, những hương vị thường gặp trong thơ mà gợi nhắc đến một mùi hương thân thương bình dị trong không gian gần gũi, ấm áp, bình yên: "hương ổi" của một sớm mai " bỗng" " phả" vào "gió se" của mùa thu vừa chớm. Hương ổi, gió se, sương lạnh là những dấu hiệu của mùa thu. Chúng xuất hiện từ lúc nào không rõ, để bỗng trong một khoảnh khắc, nhà thơ chợt nhận ra sự hiện diện của chúng. Đó là những dấu hiệu hết sức mơ hồ, mong manh nhưng được tái hiện rất rõ nét trong cảm nhận tinh tế của TG qua một loạt những từ ngữ gợi tả đặc sắc. Từ " bỗng" đứng đầu dòng thơ gói trọn cái bất ngờ, đột ngột của phút giao mùa khiến lòng người ngập tràn cảm giác ngỡ ngàng, xao xuyến. Điều khiến HT ngạc nhiên là "hương ổi" - cái mùi thơm ngòn ngọt nồng nàn mà tuổi thơ ai mà chẳng được thưởng thức từ bàn tay bà, tay mẹ trao cho khi đi chợ về. Nhưng thưởng thức hương ổi ngay từ vườn cây thì đâu phải dễ dàng ai cũng có được. HT may mắn hơn, ông đang ở vùng quê thanh bình ven Hà Nội, ông đã nhận thấy hương ổi đang " phả" vào gió. Trái ổi càng chín, mùi thơm càng đậm, càng ngọt ngào. Mùi thơm ngào ngạt của ổi chín như đang toả thành luồng, không tan biến đi mà thấm đượm trong làn "gió se" lạnh. Trong gió đã thoáng chút hanh hao. Không phải là làn gió nồm nam mát rượi ngày hè, cũng chưa phải ngọn gió bấc lạnh giá của mùa đông. Ngọn gió se lạnh khiến cho đất trời thêm phần thơ mộng, dịu dàng. Cái lạnh đang nhẹ nhàng thấm vào không khí khiến cho không gian trở nên nhẹ nhõm hẳn lên. Hình như cả không gian se lạnh đã thấm đẫm hương ổi, hương ổi thật gần gũi mà sao lại có vẻ như mơ hồ, hư ảo.
	Nói đến mùa thu, thơ ca hay nhắc đến sương thu. Và sương thu trong thơ thường lạnh lẽo, đượm buồn. Đó là giọt sương thu lạnh của ngày xa xưa " Cành cây sương đậm" ( Chinh phụ ngâm); Đó là " Sương thu lạnhkhói thu xây thành" trong Cảm thu tiễn thu của Tản Đà. Còn trong thơ HT, sương thu đang " Chùng chình qua ngõ". Từ láy " chùng chình" diễn tả dáng trôi chầm chậm, nhẹ nhàng, mong manh của sương thu. HT đã trao cho làn sương vô tri một linh hồn, một tâm trạng. ấy là cái tâm trạng dùng dằng, nấn ná, vấn vương, lưu luyến. Phải chăng sương còn lưu luyến cái nồng nàn, rực rỡ của mùa hè nên sương bịn rịn chưa muốn rời xa. Phải chăng đấy cũng chính là tâm trạng của người đã bắt đầu bước vào mùa thu của cuộc đời nhưng vẫn lưu luyến hạ nồng tươi trẻ. Ngõ là không gian nhỏ hẹp, sương vốn mơ hồ bảng lảng, con người đã bước sang mùa thu của tuổi tác nhưng tâm hồn còn nguyên vẹn trẻ trung, mà phải trẻ trung lắm mới có thể thấy sự di chuyển chậm chạp của sương thu.
	Cảnh không chỉ được tái hiện bằng thị giác, khứu giác, xúc giác mà còn cả sự liên tưởng phong phú. Lời thơ của TG như đưa ta về một miền quê thanh bình yên ả với những dấu hiệu khá rõ của mùa thu tuy chưa nhiều. Vậy mà khổ thơ kết lại bằng câu tự hỏi " hình như thu đã về". TG chưa hết bâng khuâng, xao xuyến, chưa tin lắm, thu đã về đấy, tín hiệu của mùa thu có đấy nhưng hình như thu chưa sang hẳn.
	àBốn câu thơ nhỏ diễn tả cảm nhận tinh tế của TG. Từ một phát hiện bất ngờ, thú vị về hương ổi, nhà thơ nhận ra làn gió se, rồi nhận ra sương chùng chình bịn rịn bên ngõ. Trong sương có hương ổi nông nàn, có làn gió lành lạnh, có cả tình người xao xuyến bâng khuâng
b. 	Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra với chiều cao rộng bao la vơì vợi của bầu trời có những cánh chim bay tránh rét, với chiều dài mền mại của dòng sông lững lờ trôi: 
	 Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
	Nếu cảnh vạt ở khổ 1 mang nét mơ hồ bảng lảng thì cảnh vật ở khổ 2 đã cụ thể tõ ràng: đó là dòng sông quê, là những con chim bé nhỏ, là đám mây bồng bềnh. Những cảnh vật sao mà gần gũi, quen thuộc, thân thương đến vậy. Nếu ở khổ 1 người đọc thấy bâng khuâng trước nàng sương nhẹ nhàng bịn rịn, thì ở khổ 2, người đọc cũng bị cuốn hút bởi phép nhân hoá qua từ giàu giá trị gợi hình: " dềnh dàng, vội vã" đặt trong thế đối lập rất khéo. Mùa hè- mùa bão dông, lũ lụt, dòng sông cuồn cuộn. Sang thu, qua mùa dông bão, dòng sông ở miền Bắc trong xanh, êm đềm. Từ láy " dềnh dàng" vừa gợi tả dòng sông đang đầy nước, vừa gợi tả dòng chảy chậm chạp, lững lờ. Chữ " dềnh dàng" vốn rất " người" lại được HT gắn với dòng sông, biến sông thành một sinh thể có hồn. Tâm hồn của dòng sông cũng chính là tâm hồn con người trao gửi- sự thanh thản, phong thái ung dung của con người bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của mùa thu cuộc đời
	Trái ngược với dòng sông, những đàn chim lại sải cánh vội vàng, gấp gáp nối nhau bay về phương Nam tránh rét. HT dùng những cụm từ " được lúc, bắt đầu" thật đúng lúc, đúng chỗ. Đến bây giờ, lúc này, lúc mà hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình đi qua ngõ, sông mới có lúc mà thư thả, để rồi những ngày tháng kế tiếp sông bình yên trong thanh thản. Còn đàn chim lại bắt đầu đua nhau bay về phương nam ấm áp để tránh cái giá lạnh của thu-đông. Phải chăng trong số đàn chim đang bay " vội vã" kia có những con chim ngỗng trời mà N.Khuyến đã nói đến trong bài " Thu vịnh " : " Một tiếng trên không ngỗng nước nào". Hai chữ "vội vã" khiến cho những cánh chim mang đầy tâm trạng của con người khi đã đứng ở cái dốc bên kia của cuộc đời.
	Sắc thu càng ngày càng rõ. ấy vậy mà HT lại nhìn thấy: "đám mây mùa hạ-vắt nửa mình sang thu". Đám mây có cái rực rõ chói chang của mùa hạ, lại cũng có cái đằm thắm của mùa thu.Dường như có một gianh giới vô hình chia đôi bầu trời: một nửa là mùa hạ, còn nửa kia là mùa thu. Chữ vắt nhà thơ dùng mới độc đáo làm sao. Không phải mây lang thang, bồng bềnh mà là bắc lên, nối vào. Cũng không phải nối vào một vị trí hữu hình mà là nối vào màu thu. Chữ vắt đã gợi ra dáng vẻ mềm mại, duyên dáng trẻ trung, đám mây thành chiếc cầu nối mong manh giữa 2 mùa. Bạn hãy ngước mắt lên bầu trời thu, liệu bạn có cảm nhận được đám mây vừa có cái nóng ấm của mùa hạ, vừa có cái vời vợi của mùa thu như HT? Nhà thơ thực sự hoà mình vào cảnh vật, say sưa trước ~ biến chuyển của đất trời.
	àCũng chỉ 4 câu thơ, cũng chỉ với những nét phác hoạ rất đơn sơ nhưng cảnh vật hiện lên chân thực, sinh động, thấm đẫm tâm trạng.
c.	Từ cảm nhận về MT đang đến, TG lắng vào chiều sâu suy tư để nêu lên những cảm nhận, những suy ngẫm của mình khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu: 
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	Đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi
	Hai câu thơ đầu là câu thơ tả thực để hoàn thiện bức tranh giao mùa. Những từ " vẫn còn, vơi dần, cũng bớt" được TG dùng rất hữu hiệu, miêu tả cụ thể, chính xác sự thay đổi nhẹ nhàng của cảnh vật thiên nhiên lúc giao mùa. Vẫn là những câu thơ tả nắng, mưa, sấm chớp - những hình ảnh TN mùa hạ vẫn còn. Tuy nhiên về mức độ đã có sự thay đổi: nắng vẫn rực rỡ, chói chang, nồng nàn, ấm áp, tràn trề, nhưng mưa đã ít đi, các trận mưa không to, không kéo dài, cánh quãng xa nhau hơn. Vì thế mà sấm cũng không bất ngờ, đường đột, dữ dội như những ngày dông bão. Thiên nhiên lắng lại chừng mực hơn, ổn định hơn
	Khép lại bài thơ là hình ảnh hàng cây đứng tuổi- hàng cây lâu năm, trải qua bao nắng mưa, sấm chớp bão dông. Hàng cây cùng những nắng, mưa, sấm là những ẩn dụ tạo tính hàm nghĩa cho bài thơ. Nắng mưa, sấm chớp là những biến động của thiên nhiên, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi, khó khăn thử thách trọng cuộc đời. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi là hình ảnh của những con người đã qua tuổi thanh niên sôi động trẻ trung, đã từng trải, đã qua bao mưa, nắng, bão dông, bao thử thách của cuộc đời. Cây vào thu- con người cũng ở độ vào thu. Ai có thể đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Một lúc nào đó, người ta sẽ " bỗng" nhận ra, sẽ cảm nhận được " hình như" mình đã bước vào mùa thu cuộc đời. Và như thế, cái " chùng chình, dềnh dàng" không chỉ cảm nhận ở góc độ thên nhiên mà còn cảm nhận ở con người. Ai mà chẳng tiếc nuối thời thanh xuân? Nhưng thời gian trôi qua, ở độ thu về, con người ta sẽ chín chắn. Con người cũng như thiên nhiên thấy mình cần gấp gáp, khẩn trương hơn, vừa thấy mình phải chín chắn, điềm đạn hơn; vừa chủ động đón dợi, vừa không khỏi một chút tiếc nuối bâng khuâng. Điều đáng quý là dẫu biết mùa thu của cuộc đời đã đến, nhưng cũng như thiên nhiên, con người sang thu với tâm hồn "còn bao nhiêu nắng"- vẫn còn nồng nhiệt, lạc quan, tươi vui, bình thản, điềm tĩnh đón nhận những thử thách của cuộc đời. Dường như những biến cố có dồn dập, liên tiếp cũng không làm con người chao đảo, bi quan. Bài thơ sáng tác năm 1977- đất nước đã độc lập, thống nhất, nhưng còn bao khó khăn, thư thách về kinh tế cũng như về chính trị, xã hội. Hai câu kết bài như lời khẳng định bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi của nhân dân ta trong những năm tháng gian khó ấy.
3. ĐG:	 Đây là một bài thơ giàu hình ảnh, nhiều hình ảnh quen thuộc, bình dị nhưng cũng rất đặc trưng. Chỉ là những nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng TG đã làm hiện lêm cái cái hồn thu nhẹ nhàng, trong sáng êm đềm, mênh mang đầy thi vị. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giọng thơ nhỏ nhẹ sâu lắng tạo âm điệu mượt mà, tha thiết. Thơ ngũ ngôn, các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ tinh tế là thành công của HT, thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mơid mẻ, hàm súc, lắng đọng và hồn nhiên để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc cho bài thơ. 
	HT viết nhiều và viết hay về mùa thu, về nông thôn. Thơ thu của ông mang cảm giác vấn vương, bâng khuâng nhẹ nhàng. Bài Sang thu thể hiện sinh động, rõ nét bức tranh thiên nhiên giao mùa cuối hạ sang thu. Đó là bức tranh được cảm nhận bằng tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, có những rung động tinh tế. SAng thu là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm bao tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu. Bài thơ còn là khúc hát lạc quan yêu đời của tâm hồn tràn trề sức sống ở con người dẫu đã bước vào mùa thu cuộc đời
	 HT không thể hiện đầy đủ, sinh động , sâu sắc thần thái của mùa thu được như Tam nguyên Yên Đổ. Nhưng những chiêm nghiệm, chất suy tư đã tạo ra nét mới trong cảm xúc về mùa thu của HT. Bài thơ không chỉ thể hiện phong cách thơ HT mà còn là đóng góp khiêm nhường của TG cho thành công về đề tài mùa thu trong thơ ca Việt Nam.
III.	Bài Sang thu đã khẳng định tài năng, sáng tạo nghệ thuật cũng như tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với quê hương đất nước của HT. Bài thơ như khúc giao mùa tinh tế, đem lại cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, êm ái trước thiên nhiên, đem lại cho ta chút bồi hồi xao xuyến trước con người, trước cuộc đời

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich sang thu.doc