Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần trắc nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần trắc nghiệm

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:

Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ

Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời

Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi

Một nốt trầm xao xuyến. Dù là khi tóc bạc.

(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

1.Hoàn cảnh ra đời bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có gì đặc biệt?

a.Tác giả đã quá lớn tuổi b.Đất nước đang trong hoàn cảnh khó khăn

c.Tác giả đang nằm trên giường bệnh d.Đất nước trong thời kì đi lên mạnh mẽ

2.Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên?

a.An dụ b.Nhân hóa

c.Nói quá d.Điệp ngữ

3.Nội dung cơ bản của đoạn thơ là gì?

a.Niềm say sưa ngây ngất trước mùa xuân b.Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời

c.Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống d.Khao khát cống hiến cho đất nước

4.Nhận xét nào sau đây về những hình ảnh trong phần thơ trên là đúng?

a.Mộc mạc nhưng chân thành, gợi cảm b.Mộc mạc và bình dị

c.Đẹp lộng lẫy, hoành tráng d.Đẹp dịu dàng, trầm lắng

5.Bài thơ nào sau đây thể hiện những suy ngẫm sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người?

a.Mây và sóng b.Nói với con

c.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ d.Con cò

6.Hai câu thơ sau đây trong bài Con co của Chế Lan Viên thể hiện ý nghĩa triết lí nào?

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

a.Tình mẹ với con là bất diệt cùng năm tháng b.Mẹ là mẹ của con không thể thay đổi được

d.Mẹ lo cho con suốt đời vì con là con của me c.Con dù lớn cũng phải vâng lời mẹ dạy bảo

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:
Ta làm con chim hót	Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một cành hoa	Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca	Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến. 	Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
1.Hoàn cảnh ra đời bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có gì đặc biệt?
a.Tác giả đã quá lớn tuổi
b.Đất nước đang trong hoàn cảnh khó khăn
c.Tác giả đang nằm trên giường bệnh
d.Đất nước trong thời kì đi lên mạnh mẽ
2.Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên?	
a.An dụ
b.Nhân hóa
c.Nói quá
d.Điệp ngữ
3.Nội dung cơ bản của đoạn thơ là gì?
a.Niềm say sưa ngây ngất trước mùa xuân
b.Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời
c.Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
d.Khao khát cống hiến cho đất nước
4.Nhận xét nào sau đây về những hình ảnh trong phần thơ trên là đúng?
a.Mộc mạc nhưng chân thành, gợi cảm
b.Mộc mạc và bình dị
c.Đẹp lộng lẫy, hoành tráng
d.Đẹp dịu dàng, trầm lắng
5.Bài thơ nào sau đây thể hiện những suy ngẫm sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người?
a.Mây và sóng
b.Nói với con
c.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
d.Con cò
6.Hai câu thơ sau đây trong bài Con co của Chế Lan Viên thể hiện ý nghĩa triết lí nào?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
a.Tình mẹ với con là bất diệt cùng năm tháng
b.Mẹ là mẹ của con không thể thay đổi được
d.Mẹ lo cho con suốt đời vì con là con của me
c.Con dù lớn cũng phải vâng lời mẹ dạy bảo
*Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi 7, 8, 9.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Oi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.	
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác.)
	7. Phẩm chất nổi bật của cây tre được đề cập trong khổ thơ là gì?
a.Ngay thẳng, vững chãi
b.Cần cù, bền bỉ
c.Kiên trung, bất khuất
d.Thanh cao, trung hiếu
	8.Trong khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ nào?
a.So sánh
b.An dụ
c.Nói quá
d.Nói giảm
	9.Hình ảnh cây tre trong khổ thơ trên gợi người đọc liên tưởng đến điều gì?
a.Truyền thống dân tộc
b.Những làng quê đồng bằng Bắc bộ
c.Quê hương Việt Nam
d.Đất nước, con người Việt Nam
*Dựa vào những hiểu biết về bài thơ Nói với con của Y Phương, hãy trả lời các câu hỏi 10, 11, 12.
	10.Nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ Nói với con là gì?
a.Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm
b.Đối thoại lồng độc thoại nội tâm
c.Hình ảnh phong phú, từ ngữ trau chuốt
d.Giọng điệu trầm lắng, suy tư
	11.Thái độ của người cha đối với con trong bài thơ là gì?
a.Nghiêm khắc
b.Bao dung
c.Yêu thương
d.Nóng nảy
	12.Từ nhỏ bé trong các câu thơ sau mang ý nghĩa gì?
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
a.Chỉ vóc dáng, hình thể nhỏ bé
b.Chỉ tâm hồn, ý chí nhỏ bé
c.Chỉ sự yếu ớt về sức khỏe
d.Chỉ sự non kém về tri thức
II.PHẦN TỰ LUẬN:(7điểm)
 1.Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài Mây và sóng (R. Ta-go). (1.5đ)
 2.Chép lại phần 1 trong bài thơ Nói với con (Y Phương). (2đ)
 3.Phân tích ba khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. (3,5đ)
-------HẾT-------
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viễn Phương–Viếng lăng Bác)
1.Bài thơ Viếng lăng Bác ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt nào?
a.Nhà thơ có dịp đi công tác ở Hà Nội
b.Bác vừa mới ra đi vĩnh viễn
c.Những ngày hòa bình lập lại sau 1954
d.Đất nước vừa được thống nhất
2.Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên?
a.An dụ
c.Nói quá
b.Nhân hóa
d.Nói giảm
3.Nội dung cơ bản của đoạn thơ là gì?
a. Sự xúc động của nhà thơ khi viếng lăng
b. Tình cảm của nhân dân Việt Nam với Bác
c. Sự vĩ đại của Bác, lòng thành kính của nhà thơ
c. Tả thực khung cảnh nơi lăng Bác
4.Bút pháp chủ yếu đoạn thơ sử dụng là gì?
a.Tả thực
b.Liên tưởng
c.Tượng trưng
d.Phóng đại
5.Bài thơ nào sau đây thể hiện tình yêu mẹ thiết tha, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt?
a. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
b. Mây và sóng
c. Nói với con
d. Con cò
	6.Người cha trong đoạn thơ sau (trích từ Nói với con của Y Phương) muốn nói gì với con mình?
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
a.Vào đời phải có ý chí, niềm tin, nghị lực
b.Vào đời , phải mạnh khỏe, thành đạt
c.Con đừng tự ti vì vẻ ngoài thô sơ, không đẹp mắt
d.Người đồng mình thô sơ nhưng khỏe mạnh
*Dựa vào những hiểu biết về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên em hãy trả lời các câu hỏi từ 7 đến 9.	
	7.Hình ảnh con cò trong bài thơ chủ yếu được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào?
a.So sánh
b.Hoán dụ
c.Nhân hóa
d.An dụ
8.Hai câu thơ sau đây trong bài Con co của Chế Lan Viên thể hiện ý nghĩa triết lí nào?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
b.Tình mẹ với con là bất diệt cùng năm tháng
a.Mẹ là mẹ của con không thể thay đổi được
d.Mẹ lo cho con suốt đời vì con là con của me
c.Con dù lớn cũng phải vâng lời mẹ dạy bảo
9.Câu thơ nào sau đây không được lấy ý từ ca dao?
a.Con cò cổng phủ,
 Con cò Đồng Đăng...
b.Con cò ăn đêm,
 Con cò xa tổ,...
c.Cò gặp cành mềm,
 Cò sợ xáo măng...
d.Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà
 Và trong hơi mát câu văn
*Dựa vào những hiểu biết về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh em hãy trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12.
10.Sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ hình ảnh nào?
a.Hương ổi
b.Làn sương
c.Cánh chim
d.Tiếng sấm
11.Tác giả miêu tả đất trời từ hạ sang thu chủ yếu từ những phương diện nào?
a.Hương vị, âm thanh, màu sắc, cử động
b.Hương vị, âm thanh, đường nét, màu sắc
c.Hương vị, đường nét, màu sắc, cử động
d.Hương vị, âm thanh, đường nét, cử động
12.Nghệ thuật cơ bản bài thơ Sang thu là gì?
a.Câu thơ ngắn gọn, súc tích
b.Hình ảnh quen thuộc mà mới mẻ, độc đáo
c.Hình ảnh giàu sức gợi cảm và giàu tính triết lí
d.Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ
II.PHẦN TỰ LUẬN:(7điểm)
 1.Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài Sang thu (Hữu Thỉnh). (1.5đ)
 2.Chép lại hai khổ thơ 2 và 3 trong bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương). (2đ)
 3.Phân tích bốn khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (3,5đ)
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docKT1TVB THO HKI 20112012.doc