Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiếng việt: Nói quá

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiếng việt: Nói quá

A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

-Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong đời sống hằng ngày.

-Làm được các bài tập về phép nói quá như: tìm và giải thích ý nghĩa của chúng, tìm những thành ngữ có sử dụng phép nói quá và phép so sánh, viết đoạn văn có sử dụng nói quá.

B-Đồ dùng, phương tiện dạy học:

-GV: SGK,SGV,tài liệu tham khảo,bảng phụ, giáo án(tham khảo sách thực hành Ngữ văn 8).

-HS: SGK,tài liệu tham khảo, bài soạn.

C-Tiến trình dạy:

1-Ổn định lớp:(1 phút)

2-Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS: (5 phút):

3-Dạy bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiếng việt: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 17/10/2009
Ngày dạy: 20/10/2009
Tuần 10.Tiết 37
Tiếng Việt:
NÓI QUÁ
********
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong đời sống hằng ngày.
-Làm được các bài tập về phép nói quá như: tìm và giải thích ý nghĩa của chúng, tìm những thành ngữ có sử dụng phép nói quá và phép so sánh, viết đoạn văn có sử dụng nói quá.
B-Đồ dùng, phương tiện dạy học:
-GV: SGK,SGV,tài liệu tham khảo,bảng phụ, giáo án(tham khảo sách thực hành Ngữ văn 8).
-HS: SGK,tài liệu tham khảo, bài soạn.
C-Tiến trình dạy:
1-Ổn định lớp:(1 phút)
2-Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS: (5 phút):
3-Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1 phút
16phút
18 phút
Giới thiệu bài mới
I-Hoạt động 1:Giúp HS tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá:
 -Treo bảng phụ có ghi câu tục ngữ, ca dao như ở SGK.
-Nói “Đêm thángsáng
Ngày .tối” có quá sự thật không? Thực chất của câu tục ngữ này nhằm nói điều gì?
-Có bao giờ mồ hôi như mưa không? “Thánh thót” có nghĩa là gì?
-Nội dung câu “Mồ hôicày” là không đúng sự thật. Tuy nhiên nội dung đó phản ánh điều gì?
-Treo bảng so sánh cách nói thông thường với cách nói trên đây. Cách nói nào hay hơn? Vì sao?
-Nói quá là gì? Nói quá có tác dụng gì?
-Lưu ý HS phân biệt nói quá và nói khoác:
 + Kể chuyện “Con rắn vuông”.
 +Anh chồng nói khoác để làm gì?
 + Nói quá nhằm mục đích gì?
=>Chốt lại.
II-Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS làm luyện tập:
-Hướng dẫn, gợi ý học sinh làm các bài luyện tập.
-Gọi HS lên bảng hoặc đứng tại chỗ làm luyện tập.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
-Nhận xét, sửa chữa bài làm cho HS.
I-Hoạt động 1:Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá:
 -Đọc các ví dụ ở bảng phụ.
-TL: Nói như vậy là nói quá sự thật.Thực chất của câu tục ngữ này là: đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn.
-TL: Mồ hôi không thể như mưa. “Thánh thót” có nghĩa là âm thanh lúc to, lúc nhỏ-> Giọt mồ hôi không thể “thánh thót”.
-TL: Tác giả muốn nói: mồ hôi chảy rất nhiều( ướt đẫm).
-TL: Cách nói quá hay hơn vì nó sinh động hơn, gây ấn tượng hơn.
-TL: Theo ghi nhớ SGK.
-Phân biệt nói quá với nói khoác:
 + Nghe.
 +TL: để lừa vợ( nếu vợ không tinh ý sẽ hiểu sai).
 +Nói quá nhằm giúp người nghe hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn.
II- Hoạt động 2:Làm luyện tập:
-Nghe GV hướng dẫn, gợi ý.
-Lên bảng hoặc đứng tại chỗ làm luyện tập.
-Nhận xét bài làm của các bạn.
-Nghe GV nhận xét, sửa chữa, ghi nhận đáp án đúng vào vở.
I- Nói quá và tác dụng của nói quá:
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng hoặc tăng sức biểu cảm,
III-Luyện tập:
1-a/ “sỏi đá cũng thành cơm”: niềm tin vào bàn tay lao động của con người.
 b/ “đi lên đến tận trời được” còn rất khỏe, có thể đi đến bất cứ nơi đâu.
 c/ “thét ra lửa”: rất có uy quyền, hống hách, quát nạt mọi người.
2-a/ chó ăn đá gà ăn sỏi.
 b/ bầm gan tím ruột.
 c/ ruột để ngoài da.
 d/ nở từng khúc ruột.
 e/ vắt chân lên cổ.
3- Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn:
4- Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá:
-Trơn như mỡ.
-Đẹp như tiên.
-Xấu như ma.
-Tối như mực.
-Nhanh như cắt.
4/Củng cố: 5 phút
1/Thế nào nói quá ? Nói quá có tác dụng gì?
2/ Đặt câu có dùng biện pháp nói quá..
5 / Dặn dò: 1 phút
-Học bài, làm bài tập còn lại, tìm thêm ví dụ.
-Hướng dẫn HS soạn bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000.”
-GV nhận xét và xếp loại tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van lop 8(1).doc