Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1, 2, 3: Luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1, 2, 3: Luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả

 Tiết 1, 2, 3

 LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ MIÊU TẢ

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết đoạn văn bản thuyết minh.

 - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.

II. CHUẨN BỊ

+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ (dàn ý)

+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Các bước tổ chức hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1, 2, 3: Luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: 10 – 09 – 2008 Ngày dạy: 12 – 09 – 2008 
 Tiết 1, 2, 3 
 Luyện viết ĐOạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả
mục tiêu
Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết đoạn văn bản thuyết minh.
	- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ (dàn ý)
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Giới thiệu bài
Các bước tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ1. GV chép đề bài lên bảng – HS quan sát ghi đề vào vở, sau đó gọi HS đọc lại đề.
Đề 1. Con trâu ở làng quê Việt Nam.
GV cho HS: Tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý
H. Đề bài thuộc thể loại gì? Đối tượng thuyết minh là gì? Giới hạn của đề?
H. Cụm từ "Con trâu ở làng quê Việt Nam" bao gồm những ý gì?
H. Xây dựng đoạn mở bài D còn TM trong phần mở bài là gì?
H. Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì? 
GV: Có thể MB bằng cách giới thiệu ở VN đến bất kỳ miền nông thôn nào cũng thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng.
- GV cho HS lần lượt TM từng ý: 
Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, tri thức khách quan về con trâu.
- Con trâu gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn như thế nào?.
- Khi viết ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả gì?
"Dù ai buôn đâu bán đâu mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về".
- Kết bài thuyết minh ý gì? kết hợp sử dụng yếu tố nghệ thuật gì?
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Thuyết minh về loài vật.
- Đối tượng: (con trâu)
- Giới hạn: con trâu trong đời sống làng quê VN
2. Tìm ý và lập dàn ý.
* Tìm ý:
- Con trâu trong việc làm ruộng.
- Con trâu với tuổi thơ và nông thôn.
- Trâu với các lễ hội truyền thống.
*Lập dàn ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam.
- Miêu tả khái quát con trâu: hình dáng, màu da, cặp sừng, đôi mắt - hoặc lấy dẫn chứng bằng tục ngữ ca dao.
 - Con trâu là người bạn của nông dân. Trâu gắn bó với người trong công việc làm ruộng: cày bừa (kết hợp với TM - đặc điểm trâu rất khoẻ, nặng. Có thể cày 1 ngày từ 3 đến 4 sào trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Trâu không chỉ giúp người nông dân cày ruộng mà còn kéo xe chở lúa về nhà (400 - 500kg).
Trâu còn có thể kéo trục để trục lúa.
- Chăn trâu là một thú vui đầy hứng thú của các bạn học sinh ở nông thôn. Trâu ung dung gặm cỏ, các bạn trẻ thì ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sảo, thả diều...cảm giác đó thật dễ chịu, cảnh vùng quê thanh bình.
- Chiều về, khi trâu đã ăn no cỏ các bạn tắm cho trâu & cho trâu tự do bơi lội còn bọn trẻ mục đồng lại tham gia các trò chơi vui nhộn.
* Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
- Kết hợp tri thức về con trâu.
- Hội chọi trâu thể hiện mong muốn ý chí của con người muốn tiến tới sự dũng cảm và tinh thần thượng võ của dân tộc ta (người ta trân trọng gọi trâu là ông trâu trong các lễ hội).
- Trâu trở thành biểu tượng của Sea games 22 của Đông Nam á - biểu tượng "Trâu vàng" mặc quần áo cậu thủ đón các vận động viên nước bạn là sự tôn vinh của người Việt Nam.
- Trâu còn là vật linh thiêng vì nó là một trong 12 con giáp.
- Hình ảnh con trâu, luỹ tre, cây đa, giếng nước vẫn mãi mãi là hình ảnh quen thuộc gắn bó với làng quê VN. Hình ảnh trẻ thơ VN trên lưng trâu thổi sảo, thả diều...hình ảnh trâu trong bức tranh Đông Hồ là niềm tự hào của dân tộc VN.
HĐ 2. GV hướng dẫn HS viết đoạn văn
3. Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn.
(chú ý sử dụng những câu tục ngữ ca dao về trâu).
- Viết ra giấy nháp, trình bày trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
(Nhiều HS được trình bày càng tốt)
- Chú ý: gọi HS yếu kém trước, sau đó gọi HS khá hơn nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Viết đoạn văn:
+ Mở bài
+ Thân bài:
- Con trâu trong việc làm ruộng.
- Con trâu với tuổi thơ và nông thôn.
- Trâu với các lễ hội truyền thống.
+ Kết bài
Hướng dẫn học bài ở nhà
Hoàn thiện bài viết trên lớp vào vở bài tập.
Thuyết minh về cây chuối.
Chuẩn bị thuyết minh về một loại côn trùng có lợi (có hại) trong đời sống.
Ngày soạn: 15 – 09 – 2008 Ngày dạy: 19 – 09 – 2008 
Tiết 3, 4, 5
 Luyện viết liên kết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả
I. mục tiêu 
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ liên kết đoạn văn, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
III. Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Giới thiệu bài
Các bước tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
- GV chép đề bài lên bảng cho HS quan sát & chép vào vở của mình để làm.
- HS trình bày trước lớp (yếu cầu trình bày: to, rõ ràng, lưu loát)
- HS khác theo dõi – lắng nghe nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa cho HS:
+ Lỗi chính tả
+ lỗi diễn đạt
+ Lỗi đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn,
* Đề bài : Cõy lỳa Việt Nam 
* Yờu cầu : 
- Thể loại văn thuyết minh 
- Đối tượng thuyết minh : Cõy lỳa 
( Lưu ý cần đan xen yếu tố miờu tả và biện phỏp nghệ thuật trong khi thuyết minh 
* Dàn ý 
a, Mở bài : Giới thiệu về cõy lỳa Việt Nam 
b, Thõn bài : Đi vào thuyết minh cụ thể đối tượng này 
- Đặc điểm, hỡnh dỏng, điều kiện sống, sinh sản 
- Phõn loại giống lỳa 
- Vai trũ của nú trong đời sống hằng ngày và giỏ trị kinh tế núi chung 
c, Kết bài : Khẳng định vai trũ vị trớ của cõy lỳa 
4, Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn thành bài tập trên vào vở bài tập.
- Tiếp tục ôn tập văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 01- 10 – 2008 Ngày dạy: 03 – 10 – 2008 
 	Tháng 10 . Truyện trung đại
 	Chuyện người con gáI nam xương – Nguyễn Dữ
I. mục tiêu
- Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Chuyện người con gái nam xương đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Giới thiệu bài
Các bước tổ chức hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm
- Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng
Phần I. trắc nghiệm 
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái các câu trả lời đúng
	“ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc.
	Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói.
	Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
Trước đây, thường có một người đàn ông, đếm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Truyền kỳ mạn lục C. Truyền kỳ tân phả
B. Thánh Tông di thảo D. Vợ chồng Trương
 2. Tác giả của truyện là:
	 A. Đoàn Thị Điểm C. Nguyễn Dữ
	 B. Lê Thánh Tông D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Nội dung của đoạn trích trên có vị trí như thế nào trong chuyện?
	 A. Làm nổi bật tính cách ngây thơ của bé Đản 
	 B. Thể hiện tính hay ghen của Trương Sinh
	 C. Tố cáo chiến tranh làm cha con xa cách không nhận ra nhau
	 D. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương
4. Đoạn trích nằm ở phần có nội dung nào trong câu chuyện?
	 A. Sự xa cách của chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương
	 B. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
	 C. Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung
	 D. Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhờ lời nói của bé Đản
5. Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ?
	 A. giặc ngoan cố C. hay ghen B. chẳng bao giờ D. bế đứa con
6. Hãy chỉ ra trong các câu sau, câu nào có mục đích cầu khiến?
	 A. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói
	 B. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi
	 C. Nín đi con, đừng khóc
 D. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít
7. Các từ sau, từ nào gần nghĩa nhất với từ “thin thít” trong câu văn: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít”
	 A. Lặng (nín lặng) B. Thinh (nín thinh) C. Bặt (nín bặt) D. Như
8. Từ “thin thít” thuộc kiểu từ nào?
	A. Từ ghép đẳng lập B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép chính – phụ
9. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
	A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
10. Dấu gạch ngang dùng trong đoạn có tác dụng gì?
	A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
	B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
	C. Đánh dấu sự liệt kê
	D. Nối các từ nằm trong một liên danh
11. Từ “Qua đời” trong đoạn văn dùng các cách nói:
	A. Nói giảm B. Nói tránh C. Thậm xưng D. Chơi chữ
12. Lời nói của bé Đản trong đoạn trích trên thông báo mấy sự việc?
	A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một
Gợi ý
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Phương án
A
C
D
B
D
C
B
B
A
B
A
D
 Phần II. Tự luận
H. Hãy tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
Gợi ý: (- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.)
Câu 1. Tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
 Tiết 2 + 3
GV đọc & chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép vào vở.
Câu 2. Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
Xác định yêu cầu của bài.
a. Yêu cầu về nội dung.
Thể loại nghị luận văn học. Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ:
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công.
Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật.
Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền.
Yêu về hình thức.
Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề).
Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ.
Lập ...  vùng đồng chiêm B. Tôi, quê ở vùng trung du
 C. Tôi và anh quê ở miền Bắc D. Tôi và anh quê ở vùng trung du
4. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: a, b
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
a) Phương thức biểu đạt chính của các câu trên là gì?
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết Minh
b) Nội dung các câu hỏi nói lên điều gì?
 A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận
 B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình
 C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính
 D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội
5. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” được hiểu như thế nào?
 A. Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận
 B. Người ở nhà nhớ người ra trận
 C. Người ra trận và người ở nhà luôn hướng về nhau
 D. Cả quê hương dõi theo người ra trận
Câu
1
2
3
4a
4b
5
Phương án
B
C
D
A
D
C
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
- GV hướng dẫn HS làm bài 55 phút.
- Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung.
Đề bài: Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ dội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn”.
 Em có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em.
1, Yêu cầu về nội dung:
* Bài viết yêu cầu phải bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.
* Nhận định có 2 nội dung cần làm sáng tỏ
- Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết của những người lính cách mạng.
 + Tình đồng chí, đồng đội sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng & trở nên thân quan với nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng 1 hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:
 “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+ Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gôgm hai tiếng: “Đồng chí!” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong năm tháng đầy khó khăn, gian khổ.
+ Đồng chí, đó là sức mạnh giúp mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
+ Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng, trăng treo”.
Yêu cầu hình thức
Bố cục bài viết nghị luận chứng minh có đủ ba phần.
- Sử dụng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp dễ làm sáng tỏ nội dung chứng minh.
Diễn đạt có cảm xúc, lưu loát.
Vận dụng kiến thức về đoạn văn để trình bày mạch lạc, liên kết đoạn, câu chặt chẽ.
4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.
- Xem lại bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
 Ngày soạn: - 11 – 2008 Ngày dạy: 11 – 2008 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật - 
I. mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
II. Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
III. Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm
Phần I. trắc nghiệm (10 phút)
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm
- Gọi 2HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
 (Phạm Tiến Duật)
Dòng nào ghi đúng tên bài thơ có 2 khổ thơ trên?
Bài thơ tiểu đội xe không kính
Bài thơ viết về tiểu đội xe không kính
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài thơ nói về tiểu đội xe không kính
Nội dung của hai khổ thơ trên là gì?
Hình ảnh người lính trên xe không kính
Cảm giác của người lính trên xe không kính
Những điều nhìn thấy trên xe không kính
Cảm nhận của người lính trên xe không kính
Nguyên nhân xe không kính được giải thích thế nào ở hai dòng đầu đoạn thơ?
Những chiếc xe vốn không có kính
Những chiếc xe vì bị bom đạn mà không có kính
Những chiếc xe đã bị vỡ kính
Những chiếc xe vốn có kính nhưng vì bom mà vỡ mất
Giọng điệu của hai khổ thơ trên như thế nào?
Giọng điệu bông đùa B. Giọng điệu bình thản
C. Giọng điệu nghiêm túc D. Giọng điệu hồn nhiên, vui đùa
Nhận xét nào không đúng với hình ảnh người lính lái xe trong hai khổ thơ trên?
Họ bình thản, chấp nhận gian khó
Họ hiên ngang, dũng cảm
Họ có đồng đội sâu sắc
Họ lãng mạn dù còn nhiều gian khổ
6. Những biện pháp tu từ nào đã được dùng ở hai khổ thơ trên?
So sánh – nhân hoá - ẩn dụ 
So sánh – nhân hoá - điệp ngữ
So sánh – hoán dụ - ẩn dụ 
So sánh – ẩn dụ- điệp ngữ
7. Câu nào diễn tả khái quát nhất cảm giác của người lính khi trên xe không có kính?
Cảm giác sảng khoái được hoà hợp với vũ trụ
Cảm giác được bay trên bầu trời
Cảm giác được mở rộng tầm nhìn
Cảm giác được gần với thiên nhiên hơn
8. Điểm không giống nhau giữa hai bài thơ “Đồng chí” và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì?
Cùng viết về đề tài người lính
Cùng dùng thể thơ tự do
Cùng có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh
Cùng ca ngợi sự hi sinh vì đất nước của người lính
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Phương án
 C
B 
D
C
D
B 
C
A
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận.
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
- GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút.
- Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung.
1, “Không có kính rồi xe không có đèn”
a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nao? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
d. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ.
Phương án: a, Yêu cầu chép chính xác ba câu còn lại thơ.
4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
II. Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
III. Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm
 Phần I. trắc nghiệm
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm
- Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận.
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
- GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút.
- Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung.
4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm
 Phần I. trắc nghiệm
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm
- Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận.
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
- GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút.
- Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung.
4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
Chuẩn bị
+ Thầy: Soạn bài, bảng phụ
+ Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS.
Các bước lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm
 Phần I. trắc nghiệm
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm
- Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận.
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp)
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo,
- GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút.
- Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung.
4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhu dao van 9(2).doc