Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 56

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 56

Tiết 1,2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1-Kiến thức:

-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

-Thấy được biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

2-Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích vb nhật dụng,tích hợp với tập làm văn ( Văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận).

3-Tư tưởng :

- HS Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

-Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của HCT

-Học sinh: Xem trước VB –Soạn câu hỏi đọc hiểu SGK

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.Ổn định: KT sĩ số, nề nếp HS

2.Kiểm tra: Sách vở dụng cụ học tập của học sinh.

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài mới:

Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề

 

doc 118 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:
-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
-Thấy được biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
2-Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng phân tích vb nhật dụng,tích hợp với tập làm văn ( Văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận).
3-Tư tưởng : 
- HS Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
-Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của HCT
-Học sinh: Xem trước VB –Soạn câu hỏi đọc hiểu SGK
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1.Ổn định: KT sĩ số, nề nếp HS
2.Kiểm tra: Sách vở dụng cụ học tập của học sinh.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới: 
Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề
b.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1:Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu chung.
-GV gọi HS đọc chú thích.
H: Em biết gì về tác giả,tác phẩm? (HS khá)
H: Cho biết xuất xứ tác phẩm?
H: Em còn biết nhữngvăn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
H: Theo em , văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được viết với mục đích gì? 
H: Từ đó , em hãy xác định phuông thức biểu đạt chính của văn bản này ? 
-GV hướng dẫn HS đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
-GV nêu cách đọc: giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc và nhận xét .
H: Qua phần đọc , em hãy cho biết văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HĐ2:Hướng dẫn p/t phần 1.
H: Em có nhận xét gì về con người và nhân cách Hồ Chí Minh ? 
-Vốn tri thức về văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào?
-Bác Hồ có đủ điều kiện thuận lợi để trau dồi vốn tri thức văn hoá không?
-Hoàn cảnh sống của Bác ở nước ngoài như thế nào?
-Trong hoàn cảnh sống ấy , Bác đã trau dồi tri thức văn hoá bằng cách nào?
H: Điều đặc biệt là HCM đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào ?
GV: Một trong những hiểu biết lớn về phong cách HCM đó là sự tiếp thu văn hoá nhân loại. Bằng cuộc sống lao động cần cù , sáng tạo Người đã biến vốn sống thành vốn hiểu biết văn hoá . Bằng sự thông minh , ý thức dân tộc Người đã có cách tiếp thu và vận dụng cả văn hoá nhân loại và văn hoá bản sắc dân tộc một cách nhuần nhuyễn . Phong cách sống của Người chính là bài học cho mỗi chúng ta.
** Luyện tập tiết 1
TIẾT 2
*HĐ3
Hướng dẫn P/T phần II
-Phần văn bản sau nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ?
-Em cảm nhận được lối sống của Bác ntn?
-Lối sống ấy được tg thể hiện qua những phương diện nào?
-Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
-Để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống của Người , tg đã so sánh liên hệ ntn?
+Liên hệ csống N.Trãi:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
GV: Tuy nhiên , nét phong cách riêng của Người còn là sự gần gũi chia sẻ với cuộc sống của nhân dân Đó là nét đặc trưng của 1 nhà CM.
*HĐ4
Liên hệ giáo dục .
-Bài học về phong cách HCM đem lại cho em bài học thiết thực gì trong cuộc sống hiện tại?
-Chúng ta sẽ tiếp thu nền văn hoá nước ngoài ntn?
-Hãy nêu 1 số VD về sự ảnh hưởng tiếp thu tích cực và tiêu cực?
GV: Dù Bác đã đi xa nhưng tấm gương của Người luôn là ánh đuốc soi rọi cho muôn thế hệ. Chúng ta hãy “ sống , học tập theo gương BH vĩ đại” để trở thành công dân có ích cho XH.
HĐ6: Hdẫn HS tìm hiểu về Nghệ thuật VB.
-VB thể hiện những PTBĐ nào?
-Các chi tiết dẫn chứng ntn?
-Những biện pháp NT nào được đưa vào làm cho VB thêm sinh động?
HĐ7: Hdẫn HS tổng kết bài thông qua ghi nhớ.
HĐ8: Hdẫn luyện tập.
Tìm , đọc những câu thơ nói về Bác Hồ , nhất là nói về sự giảm dị thanh cao .
-1HS đọc phần chú thích.
-1HS nêu khái quát phần tác giả, tác phẩm SGK.
+ VB trích trong “ Phong cách HCM,cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
+Búp sen xanh ; Cuộc đời hoạt động của HCT.
- Mục đích : Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ 
-HS đọc theo sự chỉ định của giáo viên, theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
-Nghe GV đọc.
-2 HS đọc VB.
-HS nhận xét.
+ HS đọc thầm chú thích.
-1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
+Phương thức nghị luận.
*VB có 2 phần:
+ P1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+P2:Những nét dẹp trong lối sống của HCM.
-HS theo dõi phần 1.
+Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước từ phương Đông, phương Tây .
+Nói thạo nhiều thứ tiếng
+tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
-Tri thức rộng , sâu
+HS liên hệ lịch sử và các VB đã học để phát biểu.
-Hoàn cảnh sống của Bác vô cùng vất vả gian nan với khát vọng tìm đường cứu nước .
+Nắm phương tiện giao tiếplà ngôn ngữ (nói viêùt thạo nhiều thứ tiếâng nước ngoài)
-Qua công việc lao động mà học hỏi.
-Tiếp thu có chọn lọc , tiếp thu cái hay và phê phán cái tiêu cực.
-không chịu ảnh hưởng thụ động.
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế .
---Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
-HS đọc lại VB và làm 1 số BT trắc nghiệm.
-Thời kì Bác sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội.
-Lối sống giản dị , thanh cao, mang đậm nét Á Đông.
+HS tìm các chi tiết trong bài để minh hoạ.
-Trang phục giản dị.(quầnáo..dép)
+ăn uống đạm bạc (cá kho..rau ..dưa..càcháo hoa..)
**HS chia nhóm thảo luận .
DKTL:
-Là lối sống mà Bác tự nguyện chọn và cảm thấy bằng lòng thoải mái.
-Là lối sống trái với lối sống khắc khổ mà dựa trên quan niệm về thẩm mĩ của 1 nhà văn hoá : sống giản dị tự nhiên là sống đẹp.
+So sánh với các vị danh nho xưa.(Nguyễn trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm..)
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
-Cuộc sống hiện đại ngày nay tạo nhiều cơ hội cho tất cả mọi người hội nhập với nền văn hoá nước ngoài.
+HS thảo luận.
DKTL: Tiếp thu có chọn lọc , tỉnh táo và luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+tiếp thu văn hoá đồi truỵ không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách là tiêu cực.
+Tiếp thu những thành tựu văn hoá , những nét đẹp là tích cực.
-Đan xen giữa kể và bình luận.
-Chi tiết dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.
-So sánh , liên tưởng , sử dụng từ Hán Việt , NT đối lập .- Đọc ghi nhớ SGK.
+Làm 1 số BT trắc nghiệm.
+Kể 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của BH.
+Đọc những câu thơ, hát những câu hát ca ngợi HCT.
I.TÌM HIỂU CHUNG :
1.Tác giả tác phẩm:
- Tác giả : SGK 
-Tác phẩm :
- PTBĐ:
Nghị luận - thuyết minh
-Thể loại:
VB nhật dụng
2.Đọc , tìm hiểu chú thích 
3. Bố cục: 2 phần
Chia làm 2 phần :
P1: Từ đầu -> hiện đại 
ND: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
P2: Còn lại 
ND: Những nét dẹp trong lối sống của HCM.
II- PHÂN TÍCH:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng ( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khăp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Viêt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
2-Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
-Nơi ở và làm việc đơn sơ, đồ đạc giản dị.
(nhà sàn , ao cá..)
-Trang phục giản dị: (quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ,dép lốp thô sơ).
-Ăn uống đạm bạc.
-Lối sống thanh cao , giản dị.
-Lối sống tự nguyện thanh thản gần gũi với nhân dân.
3-Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HCM.
-Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
-Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
4.Nghệ thuật:
-Kể , lập luận.
-Chi tiét dẫn chứng chọn lọc , tiêu biểu.
-So sánh , liên tưởng , sử dụng từ Hán Việt .
 Ghi nhớ: SGK
4-Củng cố :
Em hiểu thế nào là phong cách Hồ Chí Minh ? Phong cách của người được hình thành bằng những con đường nào ? Em học tập được gì ở Người ? 
5. Dặn dò :
-Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ.
-Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
-Soạn bài : “Các phương châm hội thoại
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức
Giúp học sinh:
-Nắm được nôïi dung phương châm về lượng và phương châm về chất
-Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
-RL kĩ năng hoạt động học tập theo nhóm ( Trọng tâm thực hành 2 phương châm)
3. Tư tưởng : Giáo dục học sinh biết vận dụng PCHT trong giao tiếp
II- CHUẨN BỊ:
+GV: Bài soạn tiết dạy,nghiên cứu SGK, SGV.
Đồ dùng thiết bị: bảng phụ, các đoạn hội thoại.
+HS: Đọc kĩ bài SGK, trả lời các câu hỏi , làm các bài tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 -Ổn định: Ổn định nề nếp , sĩ số.
2 - Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của học sinh.
3 - Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* HĐ1
-Tìm hiểu phương châm về lượng.
-Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục1. (VD a)
+ Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
+Vì sao?
+Em sẽ trả lời ntn để đạt yêu cầu của An?
-Goị HS đọc ví dụ b
-Vì sao truyện lại gây cười?
-Anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiể biết điều cần hỏi và trả lời?
Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
-Từ nội dung avà b rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
*HĐ2
Tìm hiểu phương châm về chất.
-Truyện cười này phê phán điều gì?
-Trong giao tiếp cần tránh điều gì? , tuân thủ điều gì?
GV
** Đó là nội dung của P C về chất
-GV khái quát 2 ND.
-Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
*HĐ3
Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1
-Gọi HS đọc BT1
- GV tổ chức cho HS hướng vào 2 phương châm vừa học để nhận ra lỗi. Lỗi ở phương châm nào? Từ nào vi phạm?
( GV nhận xét cho điểm )
*Bài tập 2
Gọi HS xác định yêu cầu:Điền từ cho sẳn vào chổ trống.
Gọi 2 em lên bảng.
*Bài tập 3:
-X ...  viết đoạn văn , còn viết theo kiểu liệt kê , gạch đầu dòng ( Quý , Biện Nhí , Sịn , Nghĩa , Diễm My, Ngọc Linh, Loan Anh)
III- Hướng dẫn sửa chữa lỗi:
-Xác định đề trắc nghiệm
-Chính tả
-Dùng từ 
-Đặt câu
-Diễn đạt
IV- Phát bài cho HS – tuyên dương- gọi điểm vào sổ.
4. Củng cố : Qua bài kiểm tra và tiết kiểm tra , nắm kĩ hơn về văn học trung đại , nắm kĩ hơn nữa những vấn đề cơ bản liên quan đến tác giả , tác phẩm ? Nội dung và nghệ thuật chính của các tác phẩm ? .....
5. Dặn dò :
-Về nhà xem lại bài kiểm tra, tự sửa lỗi của mình.
-Đọc kĩ và soạn văn bản: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
+Khái quát về tác giả, tác phẩm.
+Tìm bố cục, giải thích nhan đề.
+Phân tích hình ảnh người mẹ qua những lời ru.
Tuần 12
Tiết : 55 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 (Luyện tập tổng hợp) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã họcvề từ vựng
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ
3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ và phiếu học tập
-Học sinh: Đọc kĩ và chuẩn bị theo hướng dẫn ở tiết học trước.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định lớp: 
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập 3HS 
3-Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :Nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã được học đồng thời rèn kĩ năng phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ, giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần tổng kết từ vựng .
b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
-GV treo bảng phụ , gọi HS đọc 2 dị bản của câu ca dao ghi ở bảng phụ.
H: So sánh hai dị bản trên?
H:Trong trường hợp này “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? 
( Cho học sinh thảo luận nhóm ) 
GV nhận xét , biểu dương cho điểm 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS ôn tập nghĩa của từ
Gọi học sinh đọc truyện cười 
H: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS ôn tập , tổng kết về nội dung : cách dùng từ 
- GV treo bảng phụ có bài tập 
-Gọi HS đọc đoạn thơ ghi ở bảng phụ.
H: Trong các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
H: Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ?
Yêu cầu học sinh thảo luận ghi vào phiếu học tập .
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tổng kết nội dung liên quan đến trường từ vựng .
H: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ “Áo đỏ”?
GV treo bảng phụ , yêu cầu học sinh thảo luận nhóm , trình bày 
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn ôn luyện nội dung cách đặt tên sự vật
-Gọi HS đọc đoạn trích ghi ở SGK
H: Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào?
H:Tìm 5 ví dụ về sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng của chúng?
HOẠT ĐỘNG 6: Luyện tập cách sử dụng từ mượn 
H: Phát hiện chi tiết gây cười trong đoạn văn 6?
H: Qua chi tiết gây cười trong truyện , muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? 
HOẠT ĐỘNG 7
- Hướng dẫn củng cố: Lưu ý HS cách dùng từ và cảm nhận cái hay trong cách dùng từ
-HS đọc diễn cảm 2 câu ca dao.
-Thảo luận nhóm, rút ra đáp án đúng nhất.
Trả lời câu hỏi vì sao theo suy nghĩ của học sinh => kết luận cách lựa chọn phù hợp 
- HS đọc truyện cười SGK
-1 HS trả lời . HS khác nhận xét .
+Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút.
(Đây là hiện tượng ông nói gà, bà nói vịt)
-1HS đọc bài tập cả lớp theo dõi.
-HS trả lời trong phiếu học tập
+Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
+Nghĩa chuyển: vai, đầu
-1HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+vai: Hoán dụ
+đầu: Ẩn dụ
*Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời
+Đỏ, xanh, hồng cùng trường nghĩa màu sắc.
+Lửa, cháy, tro-> sự vật liên quan đến lửa.
+Hai trường nghĩa này cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên hình tượng về chiếc áo đỏ bao trùm cả không gian và thời gian.
-HS đọc.
HS trả lời .
 HS khác nhận xét , bổ sung .
+Dùng từ ngữ có sẳn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm.
+Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng để gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt.
-HS ghi vào phiều học tập.
+Cá bạc má, rắn sọc dưa, gấu chó, cây xương rồng.Cây tầm gởi .
- HS trả lời –HS khác nhận xét 
+Phê phán thói thích dùng từ nước ngoài của một số người. Dùng từ không đúng hoàn cảnh , tình huống .
I- Xác định từ ngữ phù hợp:
a-Râu bầu
Chồnggật đầu..ngon
b-Râu bầu
Chồnggật gù ..ngon
-Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẫng lên ngay, thường để chào hỏi hay thể hiện sự đồng ý.
-Gật gù: gật nhẹ nhiều lần, biểu thị sự đồng tình tán thưởng. Sử dụng gật gù thích hợp hơn vì chia xẽ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
II- Nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ:
-Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút.
-> có nghĩa là đội bóng chỉ có 1 người giỏi ghi bàn thôi.
III- Cách dùng từ:
-Các từ được dùng theo nghĩa gốc miệng, chân, tay.
-Nghĩa chuyển: vai, đầu
+vai: Hoán dụ
+Đầu: Ẩn dụ
IV- Sự độc đáo trong cách dùng từ:
+Đỏ, xanh, hồng cùng trường nghĩa màu sắc.
+Lửa, cháy, tro-> sự vật liên quan đến lửa.
+Hai trường nghĩa này cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên hình tượng về chiếc áo đỏ bao trùm cả không gian và thgời gian.
V- Tìm hiểu cách đặt tên sự vật:
-Dùng từ ngữ có sẳn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm.
-Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng để gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt.
-Ví dụ:Cá bạc má, rắn sọc dưa, gấu chó, cây xương rồng
..
VI- Phê phán một số hiện tượng sử dụng ngôn từ:
- Bác sĩ ->Đốc tờ
+Phê phán thói thích dùng từ nước ngoài của một số người. Dùng từ không đúng hoàn cảnh , tình huống 
4. Củng cố : GV nhắc lại tất cả các kiến thức về từ vựng (đã được học trong chương trình THCS và những kiến thức đã ôn )
Lưu ý HS cách dùng từ và cảm nhận cái hay trong cách dùng từ
 5.Dặn dò :Về nhà xem lại nội dung vừa học.
-Xem lại các bài kiểm tra đã dùng từ chính xác chưa?
-Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”
+Đọc kĩ các phần văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn bên dưới.
Tuần 12
Tiết 56
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: KHÚC HÁT RU
NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến Thức: Giúp học sinh
-Cảm nhận được tình yêu thương con người và khát vọng của người mẹ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lòng yêu thương quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
-Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và cảm nhận cái hay trong bài thơ, cũng như những nét nghệ thuật đặc sắc .
3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước, kính yêu những người hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy, tranh minh họa hình ảnh người mẹ Tà ôi giã gạo.
-Học sinh: Đọc kĩ bài thơ nhiều lần và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. 
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài Bếp lửa .
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ra đời giữa những năm tháng quyết liệt của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Nam – Bắc. Thời kì này, cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan thiếu thốn. Cán bộ nhân dân vừa bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất vừa sẳn sáng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn tìm hiểu chung.
-Gọi 1 học sinh đọc phần chú thích*
H: Khái quát những nét cơ bản về tác giả?
GV giới thiệu thêm về tác giả Nguyễn Khoa Điềm bằng ảnh chân dung, các tập thơ.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-Yêu cầu 1HS đọc diễn cảm bài thơ.
H: Xác định bố cục của bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn tìm nội dung và nghệ thuật chính ..
G: Học sinh đọc 3 phần. H:Những đoạn thơ vừa đọc gợi lên hình ảnh người mẹ trong những công việc cụ thể nào?
H: Cảm nhận những việc làm của mẹ?
H: Tình cảm người mẹ được thể hiện qua những việc đó như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 3
- Hướng dẫn luyện tập
-Đọc diễn cảm bài thơ.
-Tìm một số đoạn (bài) thơ có nội dung tương tự.
-Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ.
 HS đọc 
 HS khác nhận xét 
+Khái quát nội dung SGK
-HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Bài thơ viết 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- HS đọc 
-HS khác nhận xét 
+Bài thơ chia làm ba phần, mỗi phần gồm 2 khổ thơ
- HS đọc cử đại diện trả lời , HS khác nhận xét 
+Mẹ giã gạo nuôi bộ đội
. Nhịp chày nghiêng.
.Mồ hôi mẹ rơi
.Vai mẹ gầy.
=>Sự vất vã cực nhọc và ý thức bền bỉ lao động góp phần vào kháng chiến.
+Mẹ đang tỉa bắp trên núi
. “Lưng núi. Thì nhỏ”
=>Gợi sự gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút, mẹ say mê lao động sản xuất để góp phần vào kháng chiến.
+Mẹ chuyển lán đạp rừng, địu em giành trận cuối
=>Di chuyển lực lượng kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, lòng tin vào thắng lợi.
-1 HS trả lời . HS khác nhận xét 
+Ba công việc thể hiện sự bền bỉ quyết tâm kháng chiến, thể hiện lòng yêu thương con ,yêu thương bộ đội, nhân dân và đất nước.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
-Tìm một số đoạn (bài) thơ có nội dung tương tự.
-Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ.
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 *Xem SGK
2. Tác phẩm:
+Bài thơ viết 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
3- Đọc, tìm hiểu chú thích:
4- Bố cục:
+Bài thơ chia làm ba phần, mỗi phần gồm 2 khổ thơ
II Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật chính 
1. Nội dung:
Hình ảnh bà mẹ Tà ôi:
- Hình ảnh một người mẹ dân tộc gầy guộc , mong manh nhưng lại có một sức mạnh phi thường.
-Mẹ giã gạo nuôi bộ đội
-Mẹ đang tỉa bắp trên núi
-Mẹ chuyển lán đạp rừng, địu em giành trận cuối
=>Gợi sự gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút, mẹ say mê lao động sản xuất để góp phần vào kháng chiến, tinh thần quyết tâm, lòng tin vào thắng lợi. Thể hiện lòng yêu thương con, thương bộ đội, nhân dân và đất nước.
+Lời hát của mẹ : mẹ gửi gắm ước mong con ngủ ngoan nhanh khôn lớn.
+Mỗi lời ru một ước nguyện khác gắn liền công việc.
+Tình yêu tha thiết của mẹ với con, con là niềm tin của mẹ.
=> Con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi thiêng liêng.
2.Nghệ thuật: Giọng điệu ngọt ngào triều mến, như một lời ru, nhiều hình ảnh so sánh liên tưởng 
4. Củng cố : Nhắc lại nội dung , ý nghĩa của bài thơ ? 
Qua đó em hiểu gì về tình cảm của người mẹ đối với con cái , quê hương , đất nước .
5.Dặn dò :
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Phân tích tình yêu đất nước qua hai bài thơ đã học
-Chuẩn bị bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
+Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+Vầng trăng gắn bó với tác giả như thế nào?
+Vầng trăng trong bài thơ gợi cho ta suy nghĩ về điều gì?
Khánh Bình Tây Bắc , ngày 29 tháng 10 năm 2012 
	Kí duyệt của tổ trưởng 
	....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NV9 cap nhat hai tuan mot lan rat tuyet.doc