Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 63 - Trường THCS Hồng Sơn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 63 - Trường THCS Hồng Sơn

Tiết 1+2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. Mức độ cần đạt

 - HS thấy đươc tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

I. Kiến thức

- Một số biểu hiện của p/cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt

- ý nghĩa của p/cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

II. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 1. Ổn định lớp : Ở lớp 7 học VB nào?( “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”)

 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS

 3. Bài mới

Giới thiệu cho HS xem một số h/ảnh Bác Hồ đang trồng cây hoặc tát nước với nông dân ngoài đồng hay đang ôm hôn các cháu thiếu nhi Từ đó chuyể sang bài học.

 

doc 377 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 63 - Trường THCS Hồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 4 ngày 22 tháng 08 năm 2012
Tiết 1+2 : PHONG CáCh Hồ Chí Minh
A. Mức độ cần đạt
	- HS thấy đươc tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
I. Kiến thức
- Một số biểu hiện của p/cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt
- ý nghĩa của p/cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
II. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 1. ổn định lớp : ở lớp 7 học VB nào?( “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”)
 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS
 3. Bài mới 
Giới thiệu cho HS xem một số h/ảnh Bác Hồ đang trồng cây hoặc tát nước với nông dân ngoài đồng hay đang ôm hôn các cháu thiếu nhiTừ đó chuyể sang bài học.
Hoạt động của GV - Học sinh
Nội dung cần đạt
.Hướng dẫn học sinh đọc VB
? VB thuộc kiểu VB nào? đề cập đến vấn đề gì?
(HS suy nghĩ độc lập dựa vào VB)
? VB có thể chia làm mấy phần? 
 ND chính của từng phần?
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? 
? Giải nghĩa từ Phong cách?
? Nêu luận điểm chính?
HS đọc phần đầu.
? Theo em, tác giả tập trung khẳng định điều gì?
GV: Có thể nói, trên thế giới, ít có được lãnh tụ nào có được một vốn văn hoá sâu rộng như của HCM. Nhưng vốn văn hoá uyên th
âm đó không tự nhiên mà có.
? Vậy, do đâu người có được vốn văn hoá uyên thâm đó?
?Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu
? Vốn trí thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng ntn? Người đã làm ntn để có được vốn trí thức sâu rộng ấy?
 HS thảo luận nhóm và trả lời
- Chìa khoá để mở ra tri thức văn hoá nhân loại đó là sự học hỏi.
 + Lấy d/chứng : Bác học, vĩ nhân...
 Thuế máu, N~ trò lố..., Nhật ký trong tù.
? Qua những vấn đề đã trình bày, theo em điều kỳ lạ nhất để tạo nên p/cách HCM đó là gì ? 
HS thảo luận.
? Đoạn văn đã sử dụng những biện pháp nt gì?
GV : Kết thúc phần 1 VB có dấu... cho biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo trong sự nghiệp CM của HCM.
? Hãy cho biết phần 1 VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của HCT ?
( Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài )
 Hoạt Động 2
 HS đọc tiếp phần 2.
? Phần 2, VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác? ( Khi Người đã là vị chủ tịch nước. )
? PTBĐ chính ở phần này?
? Nét nổi bật?
 HS đọc thầm P2
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ?
Nơi ở, làm việc
Trang phục
ăn uống
? Nhận xét về cách viết của tác giả?
? Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong lịch sử DT ?
 ( Ng~ Trãi, Ng~ Bỉnh Khiêm )
?Tác giả đã bình luận như thế nào? ( HS tìm trong sgk). Những lời bình luận đó có tác dụng gì?
? Tác giả đã khẳng định như thế nào?
GV:Lối sống của HCM vừa giống lối sống của các vị danh nho ngày xưa, nhưng vẫn có chỗ khác: Bác là một chiến sĩ CM, một chiến sĩ cộng sản, suốt đời đấu tranh cho đất nước và nhân dân. Lối sống của người vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa dân tộc vừa nhân loại, vừa bình dị vừa vĩ đại.
? Nêu lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
I . Giới thiệu chung
* Xác định kiểu văn bản: Kiểu văn bản nghị luận (Nghị luận xen kể, tả, biểu cảm)
+ Xét về mặt nội dung: Đây là văn bản nhật dụng, vì nó đặt ra vấn đề vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài, giữ gìn bản sắc dân tộc.
* Chủ đề, sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
* Bố cục : 3 phần
* Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại :
 Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh
* Phần 2: còn lại : Những nét đẹp trong phong cách HCM.
* Phần 3: Lời khẳng định của tác giả.
II. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả: Lê Anh Trà.
2. Tác phẩm: trích trong “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong “ HCM và văn hoá Việt Nam”, 1990.
+ Là bài nghiên cứu HCM trên phương diện văn hoá.
3. Đọc: HS đọc rõ ràng, khúc chiết.
4. Tìm hiểu chú thích.
Phong cách: Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử, tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
* Luận điểm chính:HCM là một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
III . Phân tích
 1 Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM 
* Tác giả tập trung khẳng định:
+ HCM có một vốn văn hoá vô cùng sâu rộng.
+ Tại sao người lại có vốn văn hoá đó.
+ Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa bình dị và vĩ đại.
* Trong cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên, Người tiếp xúc với văn hoá nhiều nước: 
á, âu, phi, mỹ => Vốn hiểu biết của người vô cùng phong phú
+ Ghé lại nhiều hải cảng
+ Thăm các nước á Phi
+ Sống dài ngày ở Anh, Pháp.
+ Có ý thức tìm hiểu, học hỏi văn hoá các dân tộc ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Học hỏi và tiếp thu văn hoá nhân loại một cách chọn lọc ( Tiếp thu văn hoá nhân loại nhưng vẫn giữ vững gốc rễ là văn hoá dân tộc việt nam)
* Bác nói, viết thạo nhiều thứ tiếng => Ngoại ngữ là chiếc chìa khoá để cho người mở cánh cửa của nền văn hoá các dân tộc.
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, VH thế giới sâu sắc
- Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CN tư bản.
- Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
=> Có thể nói: Vốn văn hoá sâu rộng mà HCM có được là do học hỏi, trau dồi, rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời (Cuộc đời của người là cuộc đời cm đầy truân chuyên, bị bắt, bị giam cầm, phải khó nhọc mưu sinh)
* Cốt lõi p/c HCM là vẻ đẹp văn hoá, là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn tinh hoa VH DTộc với VH thế giới.
* Nét nổi bật nhất trong phong cách HCM: Kết hợp một cách hài hoà những mặt tưởng chừng như đối lập.
* NT: Sử dụng biện pháp đối lập, tương phản để khẳng định HCM là tinh hoa VH dân tộc, vừa là tinh hoa VH nhân loại.
2.Phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
+ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận xen kể, tả rất nhuần nhuyễn.
+ Nét nổi bật: Giản dị mà thanh cao và vĩ đại.
=> Được thể hiện đầy đủ trên các phương diện:
- Nơi ở làm việc : nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục giản dị
- ăn uống đạm bạc : cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... món ăn dân tộc.
- Không xây dựng gia đình, giành toàn tâm, toàn sức cho việc phục vụ tổ quốc và nhân dân.
* Cách viết khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, toàn diện, đầy tính thuyết phục, TG đã khẳng định lối sống của HCM rất đẹp, rất giản dị, rất thanh cao. Đó là lối sống không coi trọng vật chất, không nhằm mục đích hưởng thụ mà coi trọng giá trị tinh thần, hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
+ TG bình luận: ( GV cho hs đọc, gạch chân)
=> Khẳng định đậm nét hơn: Lối sống giản dị của Bác Hồ thật là hiếm có. Đồng thời bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục của tác giả đối với Người.
3.Lời khẳng định của tác giả:
+ Cách sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ giống các nhà nho xưa.
+ Nhưng đó không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người đời. Sự giản dị của người rất tự nhiên, như là một nhu cầu của tâm hồn.
+ Lối sống đó vừa là để di dưỡng tinh thần, vừa thể hiện một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống: Cái giản dị, tự nhiên chính là cái đẹp.
IV.Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Phương thức nghị luận xen kể, tả, biểu cảm rất tự nhiên. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo đầy thuyết phục. Lý lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể.
+ Sử dụng các biện pháp so sánh, đối lập rất hiệu quả. Ngôn ngữ chuẩn xác, mạch lạc. Lời văn thấm đẫm tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục đối với lãnh tụ.
2.Nội dung: 
Bài viết đã khẳng định một cách đầy thuyết phục về vẻ đẹp của phong cách HCM: Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc và hiện đại nhân loại, giữa giản dị và vĩ đại.
Bài viết đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay: Trong hoàn cảnh đất nước đang mở cửa, hội nhập thì vấn đề mà bài viết đặt ra( Truyền thống và hội nhập) đặc biệt có ý nghĩa. Bác Hồ chính là một tấm gương cho chúng ta noi theo.
D. Luyện tập và củng cố
	Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị cao đẹp của Bác.
	- Chuẩn bị bài : “ Các phương châm hội thoại ”
-------------------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ 5 ngày 23 tháng 08 năm 2012
tiết 3 : 	 Các phương châm hội thoại
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, p/châm về chất.
- Biết vận dụng các p/châm về lượng,p/c về chất trong hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
I. Kiến thức
Nội dung p/châm về lượng, p/c về chất
II. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng p/c về lượng và p/c về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng p/c về lượng, p/c về chất trong hoạt động giao tiếp.	
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. ổn định
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới : Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các p/c hội thoại.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
 Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS làm BT 1.
HS đọc lời thoại 1
? Qua câu hỏi của mình, An muốn biết điều gì?
HS đọc lời thoại 2. Nêu nhận xét?
? Từ đó, em rút ra được bài học gì trong hội thoại? 
 Hoạt động 2 HS đọc truyện “ Lợn cưới áo mới”.
? nhận xét về các câu hỏi và trả lời của các nhân vật trong truyện?
? Từ đó, em rút ra bài học gì?
? Như vậy trong hội thoại cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3
HS đọc “ Quả bí khổng lồ”
? Câu chuyện phê phán điều gì? Vì sao em biết điều đó?
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách trả lời 1 số trường hợp cụ thể.
- Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học à có nên nói là bạn bị ốm không?
- Nếu không có bằng chứng mà nói bạn xấu có được không?
? Từ đó em tự rút ra được bài học gì?
GV: Những điều nên tránh ấy chính là để đảm bảo chất lượng thông tin =› p/c về chất
hoạt động 
HS đọc kỹ các bài tập trong SGK.
GV cho HS tự lập suy nghĩ.
Gọi HS lên bảng giải quyết từng bài tập
I. Phương châm về lượng 
1. Bài 1
+ Lời thoại 1: Qua câu hỏi, An muốn biết địa điểm học bơi.
+ Lời thoại 2: Câu trả lời chưa đáp ứng được điều An muốn biết. => như vậy, đây là câu trả lời không có nội dung.
* Rút ra bài học tr ... một trong những tiêu chuẩn cần có của một người quân tử). Phải chăng cái ác đã ngấm vào máu thịt của hắn, đã trở thành bản chất của hắn.
=> Qua nhân vật T.H, NĐC muốn phơi bày thực trạng đương thời: Cái ác đang hoành hành khắp nơi, đã len lỏi tới tầng lớp trí thức. Từ đó, tg muốn cảnh tỉnh mọi người: Cái ác đó đang là vấn đề đối lập với lòng thiện. => Để làm tăng thêm giá trị của lòng thiện.
2. Lòng tốt và lẽ sống đẹp của ông ngư.
GV: V.T đã không bị chết chìm như mong muốn của TH, vì đã được giao long cứu và gặp được ông ngư. Từ đó ta có thể khẳng định TH còn độc ác hơn cả thú dữ; người hiền thì sẽ được cứu giúp.
* Hành động cứu người
“ Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
=> Nhịp thơ nhanh dồn dập, câu thơ mộc mạc, không gọt đẽo trau chuốt, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên như nó đã xảy ra.=> Gợi tả cách cả nhà hối hả, khẩn trương lo chạy chữa bằng mọi cách, dân dã thôi nhưng rất ân cần chu đáo. Họ đã chạy đua với thời gian và thần chết để cứu sống VT → tình người trong gia đình ông ngư được bộc lộ một cách tự nhiên, hồn hậu, vô tư.
+ Sau khi VT tỉnh lại, gia đình ông ngư đã mời VT ở lại => Ông chài đã mở lòng nuôi dưỡng, cưu nmang VT, 1 người tàn phế suốt đời => Ông ngư thực sự thương người hơn cả thương thân.
+ Khi VT ngỏ ý băn khoăn vì không biết lấy gì đển đền ơn, báo đáp thì ông ngư đã làm yên lòng VT bằng một câu trả lời khảng khái “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
( Giống câu trả lời của VT với NN: “ Làm ơn há dễ mong người trả ơn”) => Có thể nói, đây là 2 con người đồng cảm về lẽ sống, trọng nghĩa, hào hiệp, coi làm việc nghĩa là bổn phận, là trách nhiệm với đời. Làm việc nghĩa mà không cần trả ơn, không cần báo đáp.
=> Tấm lòng nhân nghĩa của họ hoàn toàn trái ngược với tội ác củaTH.
+ Dụng ý NT của tg: Không gọi nv này bằng tên riêng mà gọi theo công việc ông đang làm. Bởi những người tốt như thế có rất nhiều trong cuộc đời. Họ chỉ là những người vô danh, nhưng lẽ sống cao đẹp của họ đã tạo cho chúng ta niềm tin yêu ở cuộc đời , khi mà cuộc đời vần còn nhiều cái ác.
* Lẽ sống đẹp cuả ông ngư
- là cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước gió trăng, đầy ắp niềm vui, tự mình làm chủ cuộc đời
- Xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, mưu cầu danh lợi...
=> Cuộc sống tuy đạm bạc, thiếu thốn, nhưng đó lại là cuộc sống thanh cao: Ngoài vòng danh lợi, hoà hợp với thiên nhiên, luôn được tắm mình trong thiên nhiên trong sạch và lãng mạn, tâm hồn luôn bay bổng, sảng khoái, dào dạt niềm vui.
=> Nhà thơ đã thể hiện được khát vọng sống và lối sồng đẹp đẽ, thanh cao của người lao động.
( Ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng... con người lương thiện nhân hậu _ đối lập với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm...)
+ các từ chỉ niềm vui: 
- “ Vui vầy”: Niềm vui ấm áp giữa thiên nhiên, coi thiên nhiên như bạn bè, người thân.
- “ Vui thầm”: Niềm vui thầm lặng nhưng chất chứa niềm kiêu hãnh về cuộc sống thanh cao của mình.
- “ Vui say”: Vui đến say mê cuộc sống thanh cao, tự do, tự tại mà mình đã chọn => Có thể nói đó là cuộc sống ắp đầy niềm vui. Và niềm vui đó đã được nhà thơ diễn tả ở nhiều cung bậc khác nhau, mang mọi sắc màu khác nhau.Ông ngư thật sự hài lòng với cuộc sống mà mình đã chọn.
* NT: Sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả trạng thái tâm hồn. Hình ảnh thơ đẹp, giọng thơ phóng khoáng, bay bổng => Có giá trị tôn vinh vẻ đẹp trong tâm hồn và lẽ sống của ông ngư.
+ Ông ngư không còn là hình ảnh của con người lao động bình thường tốt bụng nữa, mà đã mang dáng dấp của một ẩn sĩ lánh đục về trong. Đó là con người có sẵn kinh luân trong tay, nhưng gặp lúc xh nhiễu nhương, điên đảo, đã chọn con đường lánh đời để di dưỡng tinh thần.=> HA mang dáng dấp con người NĐC
* Có thể nói, h.a ông ngư chính là sự gửi gắm tư tưởng, tình cảm của NĐC: Lý tưởng nhân nghĩa, đề cao cái thiện, ca ngợi nhân nghĩa. TG đã thể hiện niềm tin vào cuộc đời, vào sự tồn tại bất diệt của cái thiện. Cuộc đời dù nhiều xấu xa nhưng cũng không thể phủ kín màu đen lên mặt đất. ánh sáng của tình người, của lòng nhân là điều không gì có thể dập tắt. Đặc biệt, NĐC đã tìm thấy ánh sáng đó toả ra từ những con người lao động mộc mạc, chân chất. Ông nhận ra được dưới những manh áo vá là những tấm lòng vàng, là những trái tim thương người mênh mang, sâu nặng.
Đoạn thơ kết thúc trong sự thoải mái, nhẹ nhõm, tưởng chừng như mọi đau thương, đen tối và độc ác đều bị xoá sạch bởi lòng nhân.
IV. Tổng kết.
1. NT: + kết cấu theo mô típ dân gian quen thuộc: Người tốt bị nạn sẽ được cứu giúp.
+ Ngôn ngữ vừa mộc mạc, giản dị, vừa trau chuốt, gợi cảm.
+ Xây dựng tính cách nhân vật rõ nét. Tạo sự đối lập gay gắt giữa cái ác và cái thiện.
2. ND: Nhà thơ thể hiện cái nhìn đúng đắn của mình: Căm ghét, lên án gay gắt cái ác, sự bất nghĩa ở đời. Trân trọng, ngợi ca sự cao thượng, tấm lòng thương người, giàu tình nghĩa. Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào cái thiện, vào nhân dân lao động.
D. Củng cố – dặn dò :	- Đọc đoạn trích.
 - Học thuộc lòng 2 đoạn trích. Học thuộc bài giảng của cô giáo. 	- Soạn : Chương trình địa phương phần Văn
Thứ 7 ngày 13 tháng 11 năm 2011
Tiết 63 : Chương trình địa phương(Tìm hiểu bài “ Cỏ dại” của Thạch Quỳ
A. Mục tiêu cần đạt
-Hs hiểu được nội dung của bài thơ “Cỏ dại”, qua đó , hiểu thêm về tình cảm của tác giả đối với những kỷ niệm gắn với tuổi thơ ở quê hương.
-Giáo dục học sinh t/cảm đối với quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị
- Gv soạn bài theo sách CTĐP, tư liệu
- Hs chuẩn bị bài theo nhóm
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Nêu vài nét về tác giả Thạch Quỳ?
?Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Cỏ dại”?
?Nêu nội dung của bài thơ?
I.Tìm hiểu vài nét về tác giả
-Thạch Quỳ (Vương Đình Huấn) .Sinh năm 1941.Quê ở Trung Sơn -Đô Lương-Nghệ An.
-Công tác tại hội nhà văn Nghệ An
II.Tác phẩm
*Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ rút trong tập “Con chim tà vặt”, xuất bản 1978.
III.Tìm hiểu chi tiết bài thơ 
-Cỏ dại là hình ảnh bình dị,thân thuộc của quê hương;nó gắn với những kỷ niệm của tuổi ấu thơ trong sáng,êm đềm. Để rồi,khi xa nó ,nhà thơ không thể nào quên những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ gắn với đồng nội.
* Nội dung:
Tình yêu quê hương và những gì bình dị, thân thương nhất của cuộc sống đã được tác giả thể hiện trong bài thơ thông qua thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ xinh xắn, bình dị, quen thuộc, giàu tính biểu tượng,giọng thơ chân thành, tha thiết
IV Luyện tập.
-Đọc diễn cảm bài thơ
-Nêu cảm nghĩ của nhân vật tôi về “Cỏ dại”
V.Dặn dò
 -Tìm đọc những bài thơ ca ngợi những kỷ niêm gắn với quê hương
-Chuẩn bị bài “Chi dâu”
ìm hiểu bài “Đại ngàn” của Trần Hữu Thung)
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp HS nắm được vẻ đẹp của con người và quê hương xứ Nghệ thông qua cách nhìn và cách nghĩ của một tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương.
B. Chuẩn bị:
-Bài soạn của GV
-Tư liệu về tác giả và tác phẩm
C. Tiến trình hoạt động
 1. Bài cũ kiểm tra một số vở ghi
 2. Bài mới 
Gv nêu yêu cầu của chương trình.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Hữu Thung?
?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
I .Vài nét về tác giả 
-Trần Hữu Thung(1925-1999)
-Quê:Diễn Minh-Diễn Châu-Nghệ An
--Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
II.Tìm hiểu tác phẩm
*Hoàn cảnh ra đời:
Trích từ “ Ký ức đồng chiêm”- XB 1988-
?Cảm nhận của em về hình tượng đại ngàn?
?Tác giả có tâm trạng như thế nào khi viết về hình ảnh của đại ngàn?
?Nội dung của đoạn trích ?
* Tìm hiểu chi tiết
-Đại ngàn vừa hùng vĩ vừa nên thơ, vừa gợi nhớ chiều sâu của lịch sử trường tồn.
-Tâm trạng của tác giả:Xúc động khi nhớ về hình ảnh quê hương trong kí ức.
*Nội dung 
Xứ Nghệ qua đoạn trích có một vẻ đẹp vừa hùng vĩ,nên thơ, vừ gợi chiều sâu của lịch sử trường tồn. Mảnh đất ấy,qua đoạn tríchđược tắm gội bởi tình yêu tha thiết,máu thịt nằm sâu trong kí ức của tác giả và dội lên trên bề mặt văn bảnbởi ngôn từ đầy hình ảnh, màu sắc, đường nét
III.Củng cố-Dặn dò:
-Nhắc lại nội dung của đoạn trích
-Chuẩn bị bài:Thăm lúa
( Văn bản “CHI DÂU”của Vương Trọng) 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được h/ảnh người chị dâu chịu thương chịukhó, giàu lòng yêu thương, đảm đang, nhân hậu,hết lòng vì gia đình nhà chồng.
- Bài thơ đã nói hộ tác giả về lòng biết ơn người chị dâu, qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ xứ Nghệ.
- Giáo dục lòng biết ơn và tình cảm gia đình.
B. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
2. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 ? Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?
? Hình tượng người chị dâu hiện lên như thế nào qua cảm nhận của người em?
? Tình cảm của người em dành cho chị dâu được bộc lộ ra sao?
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Vương Trọng- Sinh năm 1943
Quê: Đô Lương – Nghệ An
Là nhà thơ, chiến sỹ ,nay đã nghỉ hưu.
Sáng tác nhiều thể loại
Hiện nay ông vẫn bền bỉ sáng tác và có nhiều đống góp cho chương trình phát thanh văn nghệ trên đài tiếng nói Việt Nam
2. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác 1986 – Là tiếng lòng của tác giả dành cho người chị dâu.
3. Đọc, chú thích, bố cục
II. Phân tích
* Vẻ đẹp của hình tượng người chị dâu qua cảm nhận của người em
- Giản dị,chân chất
+ áo cánh nâumái đầu
+ Tiễn đưa chân chị không quen
- Đảm đang, chịu thương, chịu khó
+ Đôi bàn tay chị chống chèo lo toan
+ Nón tơi cắp rá ngang vườn chị đi
+ Bữa cơm em út quây vòng
Đầu nồi đơm xới tay không kịp rời
- Giàu tình yêu thương
+ Bàn chân bấm ngón đường mưa
Bữa ăn thêm quả trứng mua xóm giềng
* Tình cảm của nhân vật người em đối với chị dâu
- Thể hiện qua giọng thơ đằm thắm, thiết tha
- Cách biểu cảm trực tiếp
+ Nghĩ mà thương lắm chi dâu
+ Chiều ơi mưa mãi làm gì
+ Em ngồi nước mắt nhòa sương
III. Củng cố- dặn dò
-Đọc lại bài thơ và nêu nội dung chính của bài
* Gợi y về đáp án và biểu điểm.
 + Hiểu được tình yêu của người cha qua lời tâm sự tha thiết, chân thành, qua cách nói rất mộc mạc, tự nhiên của người miền núi:
 - tâm sự với con về tình yêu của gia đình, cha mẹ để nhắc nhở con phải khắc ghi trong lòng cội rễ của tình yêu.
 - Tâm sự với con về tình yêu của người đồng mình dành cho con người quê hương nói chung, cho con nói riêng để mong muốn con phải sống thật xứng đáng với tình yêu ấy.
 - Tâm sự với con về những phẩm chất tốt đẹp của con người đồng mình để muốn con nuôi dưỡng trong mình lòng tự hào, niềm biết ơn sâu sắc, và để sống xứng đáng với quê hương.
 => như vậy, tình yêu của người cha dành cho con luôn luôn gắn kết với tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy cũng chính là sự thấu hiểu và thông cảm với những khó khăn mà đất nước đang phải gánh chịu. Là nỗi trăn trở của một con người luôn nghĩ đến thế hệ mai sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12(1).doc