Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 100 + 101: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 100 + 101: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tiết 100+101. Cách làm bài nghị luận

 về một sự việc, hiện tượng đời sống

A.Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

-Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận.

 3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thức vận dụng thể loại nghị luận vào đời sống.

B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.

-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 100 + 101: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 /1 /2010 
Ngày dạy: 18 /1 /2010 
Tiết 100+101. Cách làm bài nghị luận
 	 về một sự việc, hiện tượng đời sống
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
-Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận.
 3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức vận dụng thể loại nghị luận vào đời sống.
B. Chuẩn bị .
-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.
-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: ( 7') 
? Thế nào là nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống xã hội?
	2: Tiến trình dạy học:
 * Giới thiệu bài: ( 1')
Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. Để giúp các em biết hoàn chỉnh bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội chúng ta cùng tìm hiểu tiết học.
* Bài mới. ( 80’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV chép các đề bài bảng phụ
Gv đọc các đề bài
? Đề bài bàn luận về vấn đề gì?
? Nội dung của đề nghị luận gồm mấy ý? Đó là những ý nào?
? Tư liệu chủ yếu dùng để làm bài văn nghị luận là gì?
- GV khái quát:
Gv yêu cầu học sinh đọc đề 4 /22
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? Tại sao?
? Nguyễn Hiền có tư chất đặc biệt gì?
? Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nguyễn Hiền là gì?
GV khái quát: qua việc tìm hiểu hai đè bài trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai đề bài?
? Đề 2, 3 có giống đề 1, 4 không? Vì sao?
? Dựa vào các đề mẫu trong sgk em hãy ra một đề văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
GV gợi ý chủ đề : nhà trường với an toàn giao thông, với môi trường, với tệ nạn xã hội.
GV khái quát chuyển ý
Tiết 2
GV ghi đề bài ra bảng phụ
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài sgk/23
? Muốn làm được bài văn nghị luận cần tuân thủ mấy bước?
? Phân tích đề bài ( Thể loại, nội dung, phạm vi kiến thức )
? Xác định sự việc, hiện tượng nêu trong đề bài?
? Yêu cầu của đề bài?
? Bạn Phạm Văn Nghĩa là ai? Bạn đã làm được việc gì? Những việc làm của bạn đã nói lên điều gì?
? Vì sao thành đoàn HCM lại phát động phong trào học tập tấm gương bạn Nghĩa?
? Nếu mọi người ai cũng làm được như bạn Nghĩa thì cuộc sống sẽ như thế nào?
- Đọc bài tập.
- Trao đổi
-Trình bày
-Trình bày
-Nghe
-Phân tích
- Đọc
- Tráo đổi nhóm
-Lí giải
- Phát hiện
-Lí giải
- Trao đổi nhóm
- Nhận xét
-Tự luận (bộc lộ )
- Nghe
- Đọc
- Khái quát.
- Phân tích
- Xác định
- Nêu
- Trình bày
- Giải thích 
- Bộc lộ
I. Đề bài nghị luận về sự việc và hiện tượng đời sống.
- Đề 1.
- Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
- Nội dung đề gồm 2 ý
+ Bàn luận về một số tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Nêu suy nghĩ của mình về những tấm gương đó.
- Tư liệu chủ yếu dùng để viết là vốn sống.
+ Vốn sống trực tiếp: là những hiểu biết có được do tuổi đời, kinh nghiệm sống mang lại, hoàn cảnh sống thường có vai trò quyết định vì sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì dễ đồng cảm với những bạn có hoàn cảnh tương tự.
-Tục ngữ có câu có ăn nhạt mới thương đến mèo.
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có giáo dục thì thường có lòng nhân ái, tính hướng thiện ca dao có câu:
 Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
-Vốn sống gián tiếp: là những hiểu biết có được do học tập, đọc sách qua các phương tiện thông tin đại chúng và tiếp xúc hàng ngày.
- Đề 4 / tr. 22
+ Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh gia đình nghèo đói.
+ Một hoàn cảnh khắc nghiệt xin làm chú tiểu ở trong chùa.
-Ham học, thông minh, chóng hiểu.
-Tinh thần kiên trì vượt khó để học tập lấy lá để viết chữ...
- Giống nhau: Cả hai đề bài đều có sự việc hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
+ Cả hai đề đều phải nêu suy nghĩ của mình hoặc nêu những nhận xét của bản thân về các sự việc , hiện tượng đó.
- Khác nhau:
+ Đề 1 yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt, tập hợp tư liệu vốn sống để bàn luận và nếu suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng tốt đó.
+ Đề 4 cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới dạng 1 chuyện kể để người viết phân tích, bàn luận và nêu suy nghĩ của mình.
-Các đề 2,3 không giống đề 1,4 vì sự việc hiện tượng không tốt cần lưu ý phê phán nhắc nhở.
* Đề bài:
 Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống.
* Đề bài sgk/23
-Tìm hiểu đề;
-Tìm ý.
-Lập dàn ý.
1.Tìm hiểu đề.
-Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Hiện tượng người tốt việc tốt trong đời sống cụ thể là tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa ham học chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống mộtc ách có hiệu quả.
- Nêu suy nghĩ của bản thân về sự việc bạn Nghĩa ham học...
2.Tìm ý.
- Bạn Nghĩa là h/s lớp 7...
-Bạn đã thụ phấn cho bắp, nuôi gà, nuôi heo, làm tời kéo nước...
- Các việc làm của bạn cho thấy bạn có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thông qua những công vịec nhỏ bé bình thường nhất.
Vì: Bạn Nghĩa là 1 tấm gương tốt với nhiều việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được.
-Nghĩa là người biết thương yếu mẹ...
-Là người biết sáng tạo ra cái mới, là người hạm học, ham làm...
- Cuộc sông vô cùng tốt đẹp, không có học sinh lười biếng hoặc phạm tội...
3. Lập dàn bài.
*Đánh giá:
 D. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp.( 2')
 - Nắm được phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Hoàn thành bài tập viết đoạn văn.
 - Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 100- TLV.doc