Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 120

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 120

Tiết 116

MÙA XUÂN NHO NHỎ

(Thanh Hải)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và mùa xuân đất nước

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: SGK, SGV,

 - HS: Chuẩn bị bài

III. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra: (5') Đọc thuộc một đoạn thơ "Con cò" phân tích ý nghĩa của hình tượng con cổtg đoạn thơ?

 2. Bài mới

* Giới thiệu bài (1'):

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24 - Tiết 116
Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ 
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và mùa xuân đất nước
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, 
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: (5') Đọc thuộc một đoạn thơ "Con cò" phân tích ý nghĩa của hình tượng con cổtg đoạn thơ?
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (4')
HS đọc phần chú thích (*) (SGK T. 56)
- Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải?
- Giới thiệu về bài thơ 
HĐ2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích (10')
- Hướng dẫn cách đọc- GV đoc - gọi HS đọc 
- Nhận xét cách đọc
-GV lưu ý HS chú thích 3, 4 
HĐ3. Tìm hiểu chung về bài thơ (3')
- HS thảo luận: Tìm bố cục bài thơ và mạch cảm xúc trong bài?
(Mạch cảm xúc: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước chuyển sang biểu hiện suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ
- Bố cục 4 phần
+ Phần 1. khổ đầu: cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước
+ Phần 2. Hai khổ thơ tiếp theo cảm xúc về mùa xuân đất nước
+ phần 3. Hai khổ thơ tiếp theo: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
+ Phần 4. Còn lại: lời gợi ca quê hương đất nước)
- Mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì?
(Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời)
HĐ4. Tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước ( 6 ')
- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời được miêu tả qua những câu thơ nào? 
- Những từ ngữ nào giúp em nhận rõ cảnh sắc mùa xuân?
- Cảnh sắc mùa xuân được khắc hoạ như thế nào?
- Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả như thế nào?
- Em hiểu câu thơ trên nhơ thế nào?
(Có sự chuyển đổi cảm giác: tiếng chim 
(Âm thanh cản nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt ( hình và khối cảm nhận được bằng thị giác)
- HS đọc hai câu thơ tiếp theo
- Mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai khổ thơ?
( Từ mùa xuân thiên nhiên, đất trời nhà thơ nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước)
- Em hãy chỉ ra những câu thể hiện cảm nhận đó 
- Cảm nhận về mùa xuân của đất nước được thể hiện qua hình ảnh nào?
( Người cầm súng, người ra đồng)
- Hai hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì?
(Hai nhiện vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước)
- GV: Tác giả đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình ảnh lộc non của mùa xuân, mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng -> họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Sức sống của mùa xuân được tác giả cảm nhận như thế nào?
(Cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao...)
- Đất nước được tác giả hình dung bằng hình ảnh nào? 
- Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì?
HĐ5. Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ (4')
- Nhưng câu thơ nào thể hiện ý nguyện của tác giả?
- Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
(Hoà nhập cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước)
- Phân tích kết cấu lặp: "Ta làm con chim hót - Ta làm một cành hoa" -> tạo ra sự đối ứng chặt chẽ
HĐ6 Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật (3')
- Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Em hiểu như thế nào nhan đề của bài thơ?
- Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
(Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một "mùa xuân nho nhỏ" góp vào mùa xuân lớn của đất nước)
- HS đọc phần ghi nhớ
HĐ7. Luyện tập (5')
- Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài thơ mà em thích
- GV gọi HS trình bày - HS nhận xét - GV nhận xét
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm 
- Thanh Hải (1930 - 1980) quê ở Thừa Thiên - Huế, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền nam ngay từ những ngày đầu
- Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời
II. Đọc và tìm hiểu chú thích 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Mùa xuân của thiên nhiên đất nước
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang lừng
-> Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
-> Niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc dắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải đầy nương mạ
=> Sức sống của mùa xuân
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
-> Gợi niềm tin, tự hào về đất nước 
2. Tâm niệm của nhà thơ
 - Mong muón cuộc sống có ích, cống hiến cho đời
3. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ gồm với các điệu dân ca, cách gieo vần giữa các khổ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Câu từ chặt chẽ
- Giọng điệu biến đổi phù hợp cảm xúc của tác giả 
* Ghi nhớ (SGK T. 58)
IV. Luyện tập
3. Củng cố (2')
	- HS nhắc lại ý nghĩa nhan đề của bài thơ-> Liên hệ bản thân 
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc lòng bài thơ + phần ghi nhớ
	- Làm tiếp phân luyện tập (bài 2. SGK T.58)
	- Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác
Ngày ..../..../2007
 Tiết 117
Viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Giúp HS: cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam nơi giải phóng ra viếng thăm lăng Bác 
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu, phân tích tác phẩm 
3. Thái độ: Lòng kính yêu đối với Bác
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV
	- HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: (5')- Đọc thuộc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"- Nêu chủ đề của bài thơ?
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (4')
- HS đọc phân chú thích (*) (SGK T. 59)
- Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ "Viếng lăng Bác"?
HĐ2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích (8')
- GV hướng dẫn đọc 
- GV đọc - nhận xét cách đọc
- GV lưu ý HS một số chú thích
HĐ3. Tìm hiểu chung về bài thơ (4')
- Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì?
(Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính lòng biết ơn và tự hào pha lẫn đau xót)
- Trình tự biểu hiện trong bà thơ?
(Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào viến thăm lăng Bác)
- HS đọc 4 câu thơ đầu
- Em có nhận xét gì về câu mở đầu bài thơ?
HĐ4. Tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác (15')
- Hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là gì?
(Hình ảnh hàng tre)
- Hình ảnh hàng tre gợi cho em suy nghĩ gì?
( Hình ảnh thân thuộc, biểu tượng của dân tộc)
- Cảm nhận của em về hai câu thơ:
"Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
- Tác giả làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó có ý nghĩa ẩn dụ như thế nào?
- Hình ảnh cây tre còn được lặp lại ở câu thơ nào cuối bài? 
( Muốn làm cây tre trung hiếu...)
- Việc trở lại hình ảnh cây tre có ý nghĩa gì?
(Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng
- Bổ sung: tre trung hiếu
-> Làm đậm nét hình ảnh cây tre, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc trọn vẹn)
- ở trong chương trình ngữ văn 9 em đã được học bài thơ nào cũng có kết cấu đầu cuối tương ứng như vậy?
(Đoàn thuyền đánh cá)
- HS đọc khổ thơ 2, 3, 4.
- Tình cảm của nhà thơ đồi với Bác được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp gì trong câu thơ đó? 
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- GV giới thiệu tranh SGK
- ở hai câu thơ này, đâu là hình ảnh thực, đâu là hình ảnh ẩn dụ?
("Dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực
Còn câu sau "Kết tràng hoa... mùa xuân" là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác)
- Khi ngắm Bác trong lăng, nhà thơ đã viết như thế nào?
- Câu thơ gợi ra một không gian như thế nào?
- Hình ảnh vầng trăng gợi cho em suy nghĩ gì?
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được bộc lộ như thế nào?
- Em hiểu câu thơ đầu như thế nào?
(Bác còn mãi mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi.
- Tố Hữu viết "Bác sống như trời đất của ta")
- Khi phải trở về Miền Nam tác giả có tâm trạng gì ?
(Lưu luyến)
- HS đọc khổ thơ cuối
- Tác giả đã gửi lòng mình bằng cách nào?
( Muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác)
- Chỉ ra những nét nổi bật của bài thơ?
HĐ5. Tìm hiểu về nghệ thuật (3')
- HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ. HS đọc ghi nhớ.
- Viết một đoạn văn bình khổ thơ 2 và khổ 3 của bài thơ
- HS đọc trình bày- nhận xét
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan thanh Viễn sinh năm 1928, quê ở An Giang, ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Bài thơ được sáng tác năm 1976 và in trong tập "Như mấy mùa xuân" (1978)
II. Đọc và tìm hiểu chú thích
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng thăm lăng Bác
"Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác"
-> Tâm trạng cảm xúc của một người từ Miền Nam ra thăm lăng Bác
- Hình ảnh hàng tre -> thân thuộc, biểu tượng của dân tộc
-> Lăng Bác ( hình ảnh Bác) như ở giữa lòng đất nước
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-> Sự vĩ đại của Bác, sự tôn kính của nhân dân, nhà thơ đối với Bác
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
-> Niềm thành kính, lòng tự hào khi viếng lăng Bác 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
->Sự yên tĩnh trang nghiêm gợi suy nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
-> Trực tiếp bộc lộ nỗi đau xót
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt..............
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
->Tâm trạng lưu luyến, muốn hoá thân nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác 
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc
- Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần không cố định...
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng
* Ghi nhớ: (SGK T. 60)
* Luyện tập
3. Củng cố (3')
	- GV hệ thống bài
	- HS liên hệ: lòng kính yêu, biết ơn, tự hào về Bác
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc bài thơ + phần ghi nhớ
	- Làm tiếp phần luyện tập ( bài 2 - 60)
	- Chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm truyện...
Ngày..../..../2007
Tiết 118
Nghị luận về tác phẩm truyện
(Hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Giúp HS: hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về hiểu bài này ở các tiết tiếp theo
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm ( hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ (ghi nội dung bài tập)
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích (20'):
- GV khái niện khái quát về phần nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- HS đọc văn bản SGK
- GV giải thích cho HS hiểu: vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận, là mạch ngầm sáng tạo nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn
- Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
- Hãy đặt một nhan đề khác thích hợp cho văn bản? HS thảo luận.
(Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ...)
- Vấn đề nghị luận được thể hiện ở những câu nào trong văn bản?
- Vấn đề đó được viết triển khai qua những luận điểm nào? 
- Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản?
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- đối chiếu - Nhận xét
- Để khẳng định các luận điểm người viết đã dẫn dắt. phân tích, chứng minh như thế nào?
- Nhận xét về các luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ từng luận điểm?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập (20'):
- HS đọc đoạn văn SGK- T. 64
- Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
- HS thảo luận: đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào?
- Đại diện trình bày - nhận xét- đối chiếu bảng phụ
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Đọc văn bản: (SGK T. 61, 62)
* Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
"Dù được miêu tả nhiều hay ít... ấn tượng khó phai mờ."
* Câu chủ đề nêu luận điểm: 
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình
- Nhưng thanh niên này thật đáng yêu ở nơi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thể những người thanh niên hiếu khách và sôi nổi lại rất khiêm tốn
* Những câu cô đúc vấn đề nghị luận:
- Cuộc sống của chúng ta... thật đáng tin yêu
*Ghi nhớ (SGK T 63)
II. Luyện tập
- Vấn đề nghị luận:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của lão Hạcvà vẻ đẹp của nhân vật này
- Những ý kiến chính ;
+ Việc giải quyết giữa cái sống và cái chết
+ Lão Hạc lựa chọn cái chết 
+ Lão đã chết một cách cao gạo và thảm khốc
+ Cái chết của lão khiến ta đau đớn nhận ra tình phụ tử thiêng liêng
+ Lão đã dùng cái chết của mình để cấy cái sống cho đứa con trai...
+ Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn ...
=> Một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quí 
3. Củng cố (2')
	- Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
	- Những nhận xét, đánh giá trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải đảm bảo yêu cầu gì?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2') 
	- Đọc các văn bản trong bài
	- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Yêu cầu: - Đọc kĩ các đề bài. Tìm hiểu các đề bài 
	 - Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn bài cho đề bài (ở phần các bước làm bài nghị luận SGK T. 65)
Ngày..../..../2007
Tiết 119
Cách làm bài nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Giúp HS: biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng các yêu cầu đã học ở tiết trước 
2. Kỹ năng: rèn luyện kĩ năng thực hiệncác bước khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức triển khai các luận điểm
3. Thái độ: : Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: ( 5') Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải đảm bảo yêu cầu gì?
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu đề văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (5')
- HS đọc đề bài ở phần I
- Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
- Các suy nghĩ, phân tích trong các đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
- Đây có phải là hai "kiểu" nghị luận không?
HĐ2. Tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (15')
- HS đọc đề bài (SGK T. 65)
- HS xác định yêu cầu của đề bài
- Với đề bài này, yêu cầu làm rõ những ý này?
- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng phần mở bài, thân bài, kết bài trong mục lập dàn bài SGK
- Nêu yêu cầu cơ bản của từng phần trong một bài nghị luận về một tác phẩm truyện?
- HS đọc phần viết bài trong SGK
- GV nhấn mạnh với HS: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong phong cách thể hiện của nhà văn, các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm
- Mục đích của phần đọc lại bài viết và sửa chữa?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập (15')
- HS đọc đề bài (SGK T.68)
- HS viết phần mở bài và một phần thân bài
- HS trình bày - Nhận xét 
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Đọc các đề bài (SGK T. 65)
- Những vấn đề nghị luận
+ Thân phận người phụ nữ...
+ Diễn biến cốt truyện
+ Thân phận Thuý Kiều
+ Đời sống tình cảm
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "làng' của Kim Lâm
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
* Yêu cầu: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lâm (Tình yêu làng quyện với lòng yêu nước)
 * Tìm ý: 
+ Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai
+ Tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai
+ Những chi tiết nghệ thuật...
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK T. 68)
IV. Luyện tập
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao
3. Củng cố (2')
	- HS nhắc lại nội dung các phần của bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích)
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Làm tiếp phần luyện tập (SGK T. 68)
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích) 
(Phần chuẩn bị ở nhà, lập dàn ý chi tiết đề bài. Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng)
Tiết 120
Ngày soạn: /03/2009
Ngày dạy: /03/2009
 Luyện tập bài văn nghị luậnvề 
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Giúp HS: củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước 
2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý. Kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1ổn định tổ chức:. 
 2. Kiểm tra: (5') Nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phảm truyện (hoặc đoạn trích)?
 3. Bài mới
* Giới thiệu bài (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà (5')
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của - HS đọc phần ghi nhớ (SGK T. 68)
HĐ2. Luyện tập (25')
- HS đọc đề bài (SGK T. 68)
- HS nêu yêu cầu? (Lập dàn ý chi tiết)
- GV:Đề yêu cầu nêu nen vấn đề gì?
-HS:
( Cảm nhận về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng: hoàn cảnh lịch sử, nhân vật ông Sáu, bé Thu, tình cha con, nghệ thuật của đoạn trích)
- GV:Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?
-HS:(Cảm nhận)
- HS lập dàn ý? 
HS hoạt động nhóm
 - Đại diện trình bày - Nhận xét
- HS: Các nhóm nhận xét –bổ xung 
-GV: Tổng hơpj–Kết luận
-GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
- HS lập dàn ý chi tiết dựa trên dàn ý đại cương 
- HS trình bày dàn ý - Nhận xét
I. Luyện tập 
Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
* Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu đoạn trích"Chiếc lược ngà"
- Hoàn cảnh lịch sử -> Tình cha con
b. Thân bài
- Nêu những nhận xét về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
- Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết
c. Kết bài:
- Nhận định, đánh giá chung về đoạn trích
4. Củng cố (3')
	- HS nhắc lại yêu cầu của từng phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
5. Hướng dẫn học ở nhà (6')
	- Xem lại cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
	- Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà 
	1. Đề bài: Suy nghĩ của em về đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
	2. Đáp án - biểu điểm 
Đáp án:
	a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lược ngà"
	b. Thân bài: 
	- Nêu những nét chính về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
	+ Những ngày ông Sáu ở nhà
	+ Ngày chia tay
	+ Những ngày ông Sáu trở về đơn vị
	- Suy nghĩ về việc làm của ông Sáu đối với con
	- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật...
	c. Kết bài:
	- Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm
Biểu điểm
Điểm 9 -10: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi
Điểm 7- 8: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường.
Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi.
Điểm 3- 4: Bài viết còn thiếu ý, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ... hoặc bài viết còn sơ sài...
Điểm 1 - 2: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, hoặc diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ...

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9(6).doc