Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tiết 120. Luyện tập làm bài nghị luận

về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

 3. Thái độ:

- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng.

+ Ôn lại các bước làm văn nghị luận về tác phẩm truyện đã học ở tiết trước.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/3/2010 
Ngày dạy: 4/3/2010
Tiết 120. Luyện tập làm bài nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
 3. Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng.
+ Ôn lại các bước làm văn nghị luận về tác phẩm truyện đã học ở tiết trước.
C. Tổ chức các hoạt động..
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 7’)
? Trình bày những yêu cầu về dàn ý của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
2:Tiến trình dạy học:
 * Giới thiệu bài: ( 1’)
Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để giúp các em có thêm kĩ năng tạo lập hoàn chỉnh bài văn nghị luận về tác phẩm truyện chúng ta cùng thực hành một số bài tập.
* Bài mới. ( 36’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
GV đọc đề bài, h/s đọc lại, giáo viên chép đề lên bảng.
? Để làm bài văn nghị luận cần trải qua mấy bước?
GV định hướng cho học sinh thực hiện các bước làm với đề bài trên.
? Xác định yêu cầu của đề bài ? Vấn đề, hình thức nghị luận là gì?
? Trong đoạn truyện trích có mấy nhân vật tiêu biểu? Các nhân vật đó có hành động cử chỉ, thái độ như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về hai nhân vật?
? Qua truyện em hiểu gì về tình cha con của ông Sáu?
? Truyện thành công ở những nét nghệ thuật nào?
Dựa vào phần tìm ý em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
? Phần mở bài cần trình bày những điềm gì?
? Phần thân bài cần trình bày những luận điểm nào?
? Trình bày ý kiến nhận xét đánh gía về tình cha con qua câu chuyện?
? Nghệ thuật xây dựng truyện tiêu biểu ở điểm nào?
? Phần kết bài cần trình bày ý gì?
GV yêu cầu h/s viết đoạn văn mở bài, các đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài.
GV yêu cầu học sinh trình bày, sửa chữa
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cần thực hiện qua mấy bước, nội dung yêu cầu của các bước đó?
GV yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài viết
-Trình bày
- Ghi
-Nhận xét
- Thảo luận
-Phát hiện
-Nhận xét
- Suy luận
- Phát hiện
-Trình bày
-Trình bày
-Nhận xét
-Phát hiện
-Trình bày
-Thực hành
-Khái quát
- Ghi
Đề bài: Cảm nhận của em về đọan trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Qua 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết văn; đọc và sửa chữa.
1.Tìm hiểu đề, tìm ý.
a.Tìm hiểu đề.
- Nghị luận về một đoạn trích: Đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Vấn đề nghị luận: Nhận xét đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn truyện trích.
- Hình thức nghị luận: Nêu cảm nhận của em về đoạn truyện trích.
b.Tìm ý.
- Hai nhân vật:
+ Bé Thu, Ông Sáu.
+ Bé Thu ương bướng, không chịu nhận ông Sáu là ba...
+ Ông Sáu đau khổ, buồn bã...
- Họ đều chịu thiệt thòi mất mát về tình cảm...do chiến trang, học phải chịu đựng hi sinh và nghị lực vươn lên...
- Ông Sáu thương yêu con ông dồn hết tình thương yêu đó vào chiếc lược bằng ngà voi tự tay mình làm..
-Nghệ thuật xây dựng tình huống, lựa chọn chi tiết của tác giả đầy cảm xúc.
2.Dàn ý.
a.Mở bài.
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà 
- Nêu hoàn cảnh của Miền Nam nước ta khiến cho ông Sáu và bao người khác phải ra chiến trường....
b.Thân bài.
* Tình cảm và suy nghĩ của bé Thu.
- Thái độ tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu ba mới về.
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo.
- Thái độ tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay cha.
* Nhân vật ông Sáu.
- Tình cảm của ông Sáu trước khi thuyền về đến nhà.
- Tình cảm của ông Sáu đối với con trong những ngày ở nhà.
- Tình cảm khi con nhận ra mình.
- Tình cảm của ông sáu trong những ngày ở chiến trường sau khi về thăm nhà
* Nhận xét, đánh giá.
- Tình cảm cha con là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam nói riêng và con người nói chung.
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ...kể chuyện ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện khách quan thuyết phục.
c.Kết bài.
- Nêu nhận định đánh giá chung của bản thân về đoạn trích.
3.Viết văn.
 * Đánh giá:
D: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp. ( 1’)
- Hoàn thành bài tập viết thành văn.
- Chuẩn bị bài Viết bài làm văn số 6

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 120 - TLV.doc