Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 123 đến tiết 150

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 123 đến tiết 150

Tiết 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

 Ngày soạn : 1/3/2007

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS : - Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

B. Chuẩn bị :

Gv : SGV, SGK, STK, bảng phụ

HS : Tham khảo trước bài ở nhà .

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà qua báo cáo của tổ trưởng

3. Bài mới

 

doc 51 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 123 đến tiết 150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 123	 	NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 
	Ngày soạn :	1/3/2007	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS : Tham khảo trước bài ở nhà .
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà qua báo cáo của tổ trưởng
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 Tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý. 
GV cho HS đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi:
- Qua câu: “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sỹ và cô gái?
- Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
- Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- GV nhận xét và cho HS đọc ghi nhớ (SGK)
HS đọc đoạn trích, độc lập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- HS đọc ghi nhớ.
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
*Ghi nhớ SGK trang 75)
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: GV treo bảng phụ :
a/ Câu nào cho thấy họa sỹ chưa muốn chia tay anh thanh niên?
b/ Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả tháiđộcủa cô gái liên quan tới chiếc khăn mùi soa ?
Bài tập 2: Hàm ý của câu in đậm “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá” là gì?
Bài tập 3: Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của Hàm ý?
Bài tập 4: Đọc đoạn trích SGK và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?
- HS đọc BT1
- HS làm việc độc lập
Hoạt động nhóm nhỏ
- Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời cả lớp nhận xét
- HS đọc lại ghi nhớ SGK
II. Luyện tập:
1.a/ Câu cho thấy họa sỹ chưa muốn chia tay anh thanh niên là “Nhà họa sỹ tặc lưỡi đứng dậy”
b/ Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc khăn mùi soa là:
- Mặt đỏ ửng
- nhận lại chiếc khăn
- Vội quay đi
Bài tập 3:
- Câu : “Cơm chín rồi” chứa hàm ý: Ông vô ăn cơm đi
- Bài tập 4/ Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý.
 5/ Dặn dò :
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
- Tìm 1 số ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý
- Chuẩn bị bài nghĩa tường minh và hàm ý (TT)
Tiết 124	 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
	Ngày soạn :	 2 /3/2007	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Hiểu rõ thế nào là bài nghị luậnvề một đoạn thơ, bài thơ
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoan thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
- HS : Chuẩn bị nội dung bài học trong SGK
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : HS : Nêu nhận xét của em về một hình ảnh thơ gây ấn tượng cho em nhất.
- GV nhận xét và chuyển tiếp vào bài mới. 
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
- GV cho HS đọc bài “Khát vọng hòa nhập , dâng hiến cho đời” và nêu câu hỏi:
a/Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
b/ Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? Ngưòi viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điẻm đó?
c/ Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và nhận xét bố cục của văn bản?
d/ Cách diễn đạt trong từng văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
- Em hiểu thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
- GV chốt lại ý ghi nhớ.
HS đọc đoạn trích , độc lập suy nghĩvà trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc ghi nhớ.
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
*Ghi nhớ SGK trang 78)
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập bài tập trong SGK
- HS đọc luyện tập
- Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời cả lớp nhận xét
-
- HS đọc lại ghi nhớ SGK
II. Luyện tập:
1.Có thể bổ sung các luận điểm cho bài thơ:
- Mùa xuân của một đất nước vất vả, gian lao và cũng tràn đầy niềm tin hy vọng.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế...
 5/ Dặn dò :
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tiết 125 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
 VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
	Ngày soạn :	3/3/2007	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm.. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS : Chuẩn bị trước đề bài trong sách GK.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- GV nhận xét và chuyển ý bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
 - GV đư 8 đề văn SGK lên bảng phụ, gọi HS đọc
- Yêu cầu của đề thể hiện ở từ ngữ nào?
- Đối tượng nghị luận là gì?
- Nếu chia nhóm dạng đề em sẽ căn cứ vào đối tượng hay từ ngữ yêu cầu của đề?(Đối tượng)
- GV lưu ý cho HS các từ trong đề bài như : phân tích, cảm nhận, suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm
HS đọc đề và trả lời câu hỏi
- HS xác định và gạch chân các từ 
- HS nhận xét
- HS hoạt động nhóm
I- Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* Hoạt động 2 : Cách làm bài nghị luận :
- Cho HS đọc bài văn viết về quê hương(trang 81)
- Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn?
- Mở bài tác giả viết về những ý gì?
- Câu nào là câu nêu luận điểm ở phần thân bài?
- Để triển khai luận điểm đó tác giả đã phân tích mấy dẫn chứng? Mỗi dẫn chứng được phân tích, triển khai như thế nào?
- Nhận xét trong mỗi câu nêu luận cứ khái quát có từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá của người viết?
- Dàn ý bài nghị luận gồm có mấy phần, nội dung từng phần?
- GV khái quát lại dàn ý lên bảng phụ.
- Luận cứ được triển khai từ cơ sở nào? (những câu văn, câu thơ trong tác phẩm)
- Yêu cầu bài bình luận phải có luận điểm , đặc điểm của luận điểm
- GV khái quát các ý trong ghi nhớ (SGK)
- HS đọc VB
- Xác định bố cục
Hoạt động độc lập
- Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời cả lớp nhận xét
- HS trình bày lại dàn ý khái quát trên bảng phụ
HS phát hiện dàn ý trên cơ sở gời ý của GV
- HS đọc lại ghi nhớ SGK
II. Cách làm bài nghị luận:
1. Ví dụ: Tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài Quê hương
a/ Mở bài:
- Cảm xúc về đề tài quê hương trong Tế Hanh
- Giới thiệu tác phẩm :”Quê hương”
b/ Thân bài:
- Câu 1 Nêu luận điểm
- Luạn cứ 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong ký ức thật sinh động
+ Hình ảnh con thuyền
+ Nhận xét lời thơ, từ ngữ
+ Cảm nhận về cánh buồm
* Tình cảm của tác giả rất thiêng liêng và trìu mến
- Luận cứ 2: Cảnh tấp nập nhộn nhịp, ồn ào đáng yêu khi chào đón thành quả lao động
+ Nhận xét âm điệu thơ so sánh với trước.
- Luận cứ 3: Hình ảnh con người với những câu thơ tinh tế hay nhất
+ Nhận xét con người: Bức tượng đài người dân chài được khắc họa
+ Bức tượng mang hương vị quê hương.
+ Nhận xét câu thơ cuối
c/ Kết bài:
- Đánh giá khái quát, khẳng định ý kiến về tác phẩm: Tiếng ca trong trẻo
- Tác dụng: Thêm yêu quê hương
2 Kết luận: Dàn ý có 3 phần.
3/ Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: Lập dàn ý
- GV nêu yêu cầu bài tập: Lập dàn ý
- Phân nhóm HS:
Nhóm1: MB+KB
Nhóm 2: Luận điểm 1
Nhóm 3: Luận điểm 2
Yêu cầu triển khai các ý theo trình tự lập luận: Nêu luận điểm, dẫn chứng,+ lí lẽ PT, kết luận
II- Luyện tập:
Lập dàn ý phân tích bài “Khúc hát ru...”
a/ MB:
- Giới thiệu thời gian ra đời 1969 (Chống Mỹ)
- Bài thơ là lời ru tha thiết của người mẹ đang địu con....
b/ TB: 
- Tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ đói với con
- Hình ảnh người mẹ trong công việc
c/ KB:
- Khúc ca được nhiều người yêu mến...
Hoạt động 4: Củng cố nội dung bài học ;Bố cuc, cách trình bày các luận điểm..
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK
5/ Dặn dò:
- Tập viết một đoạn văn cho phần thân bài trong bài luyện tập.
Học thuộc ghi nhớ SGK
- Soạn bài : Mây và sóng.
Tiết 126 MÂY VÀ SÓNG 
 	 Ngày soạn :	6 /3/2007
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. 
B. Chuẩn bị :
Gv : 	SGV, SGK, STK, bảng phụ
HS Soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị trong SGK
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ : Nói với con
- Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì?
- Từ đó GV chuyển vào bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 Tìm hiểu chung:
- HS đọc chú thích* trong SGK
- Nêu những hiểu biết về cuộc đời và thành tựu của thơ Ta- go ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục của bài thơ ?( lời thủ thỉ, tâm tình...)
HS đọc giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Lần lượt 2 HS đọc bài thơ, chú thích
- Hoạt động độc lập
I- Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả :
-Nhà hoạt động chính trị, nhà thơ với nhiều tác phẩm đồ sộ, nhiều thể loại
- Thơ kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc, tư tưởng nhân văn cao.
2/ Tác phẩm:
- Viết bằng tiếng Ben- gen , trong tập Si su, XB năm 1909
3/Đọc và tìm hiểu chú thích:
4/ Bố cục: 2 phần
- Thuật lại lời em nói với mây
- Thuật lại lời em nói với sóng
* Hoạt động 2 : Phân tích phần 1:Em bé đã tưởng tượng ra những thử thách nào quyến rũ em xa mẹ?
- Cuộc vui chơi của mây và sóng được em tưởng tượng như -thế nào?
- Cảm nhận của em về cuộc vui chơi này?
- Trước sự hấp dẫn của mây và sóng, em bé đã có thái độ như thế nào?
- Thuật lại lời mây và sóng
- Trả lời các câu hỏi
II. PHÂN TÍCH:
1/ Sự hấp dẫn của mây và sóng:
- Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
- Chơi với vầng trăng bạc
+ Ca hát từ bình minh đến tối
+ Ngao du nơi này đến nơi nọ
* Vui, đep, hấp dẫn, đầy quyến rũ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích phần 2.
- Câu hỏi của em bé thể hiện điều gì? (Muốn đi, đặc điểm tâm lý của trẻ thơ)
- Sau đó em bé xử sự thế nào?(Từ chối) Vì sao? (Không muốn xa mẹ, sợ mẹ buồn)
-GV diễn giải: Sự khắc phục ham muốn vì một điều khác cao cả., thiêng liêng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của bài thơ.
- Em bé đã sáng tạo ra trò chơi gì? Em có nhận xét gì về trò chơi mà em bé sáng tạo ra?( So sánh với trò chơi của mây và sóng)(Trò chơi hay, thú vị, có sư kết hợpgiữa thiên nhiên và tình mẹ)
- GV bình và liên hệ
- Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm của em bé đối với mẹ?
- Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài “Không ai biết mẹ con ta đang ở chốn nào?”(Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt không thể tách rời, chia cách)
- Theo em , thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì? 
HS quan sát SGKvà suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi.
- Hoạt động nhóm nhỏ
- Hoạt động độc lập
- Hoạt động nhóm
2- Hình ảnh em bé:
a/ Lời nói:
- Từ chối lời rủ rê.
b/ Sáng tạo trò chơi:
+ Con là mây
+ Mẹ là trăng
+Mái nhà là trời xanh
+ Con là sóng, mẹ là bến bờ kỳ lạ
+ Con lăn, lăn, lăn mãi ...vỡ tan vào lòng mẹ
- Yêu mẹ thiết tha, đằm thắm, không muốn xa mẹ.
Hoạt động  ... t chấp gian khổ, lạc quan, yêu đời.
Hoạt động 3: Tổng kết:
- Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- HS đọc ghi nhớ SGK
III- * Ghi nhớ (SGK):
Hoạt động 4: Luyện tập:
- Em rút ra bài học gì về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống?
HS hoạt động theo nhóm
IV- Luyện tập:
5/ Dặn dò: - Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn
- Chuẩn bị nội dung tổng kết về ngữ pháp: Ôn tập lại kiến thức lí thuyết và giải các bài tập trong SGK.
Tiết 147+148 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
 Ngày soạn : 1 /4/2007
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
	-Hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 tới lớp 9về: 
	a/ Từ loại
	b/ Cụm từ
	c/ Thành phần câu
	d/ Các kiểu câu.
B.Chuẩn bị:
- GV: SGK,SGV, bảng phụ, phiếu học tập
- HS Đọc kỹ yêu cầu, tìm hiểu trước các BT trong SGK.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Sự chuẩn bị của HS ở nhà
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về danh từ, động từ, tính từ.
Bước 1: Hướng dẫn HS làm các BT
- Yêu cầu HS đọc BT1,2 SGK
- GV chia nhóm cho HS thảo luận 5 phút.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét và sửa.
Bước 2: Khái quát nội dung:
- Danhtừ, động từ, tính từ thường đứng sau những từ nào?
- GV treo bảng phụ (tổng hợp lên bảng và gọi HS đọc)
- HS đọc lần lượt BT 1,2
- Thảo luận theo nhóm nhỏ
- Đại diện 2 nhóm lên trả lời
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- HS đọc tổng hợp trên bảng phụ
A- HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT:
I/ Danh từ, động tư, tính từ:
1/ Bài tập1:
Xếp các từ theo cột :
DT: lần, cái lăng, làng, ông giáo
ĐT: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
TT: hay, đột ngột, sung sướng, phải
2/ Bài tập 2: Điền tư, xác định từ loại:
- Rất hay, những cái lăng, rất đột ngột
- Đã đọc, hãy phục dịch, một ông giáo, một lần, các làng, rất phải, vừa nghĩ ngợi, đã đập, rất sung sướng
Bài 3/ Xác định vị trí của DT, ĐT, TT
Bài 4: Bảng tổng kết khả năng kết hợp của động tư, danh từ, tính từ (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ loại khác:
Bước 1: Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS đọc BT 1
- GV phân nhóm yêu cầu HS làm BT
- GV sửa và cho điểm
- HS đọc BT
- HS thảo luận theo nhóm bàn 
- Cử đại diện nhóm lên bảng điền
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
II- Các từ loại khác:
ST
ĐT
LT
CT
PT
QHT
TT
TTtừ
TH từ
Ba
một 
năm
Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
Đã, mới đã, đang
ở,của, nhưng, như
chỉ, cả, ngay, chỉ
hả
trời ơi
BT2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 và 3
- GV nhận xét, bổ sung
- HS đứng tại chỗ trả lời 
- HS nhận xét, bổ sung
BT2: Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là : à, ư, hử, hở, hả,...thuộc từ loại tínhtừ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cụm từ 
- Bước 1: hướng dẫn HS làm BT 1 SGK
- GV chia nhóm theo tổ:
+Nhóm 1: BT1
+ Nhóm 2: BT2
+ Nhóm 3: BT 3
-GV gọi 3 HS đại diện 3 nhóm lên trình bày
- GV sửa, cho điểm
- HS đọc BT1
- Hoạt động theo nhóm
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
B/ CỤM TỪ:
BT1:
a/ ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm DT in đậm (đứng trước là những lượng từ :những, một)
b/ Ngày
c/ Tiếng.
BT2: Thành tố chính là động từ:
a/ đến, chạy, ôm
b/ lên.
BT3: Thành tố chính là Tính từ:
a/ Việt Nam, bình di, phương Đông, mới, hiện đại
b/ Êm ả
c/ Phức tạp, phong phú, sâu sắc
Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS nhắc lại kiến thức về các từ loại và về cụm từ 
- HS nêu khái niệm về 3 từ loại chính DT, ĐT, TT và cụm DT, cụm ĐT, cụm TT
5/ Dặn dò:
- Nắm lại kiến thức về từ loại và các cụm từ đã học
- Chuẩn bị bài luyện tập viết biên bản
- Viết dàn ý biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần, biên bản đại hội chi đội...
Tiết 149 LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN 
 Ngày soạn : 2 /4/2007	 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
	- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản
	- Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng
B. Chuẩn bị :
- GV: SGK,SGV, bảng phụ
- HS : chuẩn bị dàn ý các biên bản đã dặn
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Biên bản là gì? Bố cục biên bản gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần? Yêu cầu nội dung và hình thức của một biên bản?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lại lý thuyết.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Biên bản nhằm mục đích gì? Người viết BB phải có thái độ như thế nào?
- Nêu bố cục của BB?
- Lời văn và cách trình bày một BB có gì đặc biệt?
- GV khái quát lại phần lý thuyết.
- HS hoạt động độc lập trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung
I- Ôn tập lý thuyết:
1/ Mục đích viết BB
2/ Bố cục của BB
3/ Cách trình bày một biên bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập: 
BT1: GV chia nhóm: mỗi tổ 1 nhóm
- Nội dung ghi chép đã đầy đủ chưa? Cần thêm, bớt gì?
- Cách sắp xếp các ý như thế nào? Em hãy sắp xếp lại
- GV hướng dẫn HS khôi phục lại BB(Có thể ghi bảng phụ cho HS quan sát)
BT2: Yêu cầu HS đọc BT2
- GV chia nhóm theo tổ (đã chuẩn bị ở nhà)
- Gọi HS lên trình bày dàn ý đại cương
- GV nhận xét, bổ sung
BT3 Ghi lại BB bàn giao nhiệm vụ trực tuần.
- Chia nhóm theo bàn.
- Gọi HS đại diện lên trình bày
- GV nhận xét, sửa, cho điểm theo nhóm
- GV rút kinh nghiệm cho HS qua kết quả làm bài
Bài tập 4: (hướng dẫn về nhà làm)
HS hoạt động theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc BT2
- Theo sự phân công của nhóm, đại diện lên trình bày dàn ý đại cương.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS hoạt động nhóm
- Có thể trao đổi chéo bài cho nhóm khác chấm
II- Luyện tập:
BT1:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên biên bản
- Thời gian, địa điểm cuộc họp
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả cuộc họp
+Khai mạc
+ Lớp trưởng báo cáo
+Hai bạn HS giỏi báo cáo KN
+ Trao đổi
+ Tổng kết
-Thời gian kết thúc, kí tên
Bài tập 2:
Dàn ý đại cương Biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần 29 vừa qua.
Phần đầu: 
Phần nội dung:
I- Nhận xét công tác trong tuần qua: (từng tổ lên báo cáo, các ba cán sự lớp báo cáo...)
II- Công tác tuần tới:
III- Ý kiến nhận xét của cô giáo chủ nhiệm
IV- Rút kinh nghiệm:
Phần cuối:
BT3:
Phần đầu:
Phần nội dung:
Nội dung bàn giao như thế nào
-Kết quả đã làm ...
- Nội dung trong tuần tới
- Các phương tiện, hiện trạng
5/ Dặn dò: - Hoàn thành dàn ý chi tiết BT 3 vào vở BT
	- Làm BT4
	- Chuẩn bị : Hợp đồng (xem trước bài, đọc trước các hợp đồng mấu trong SGK)
Tiết 150 HỢP ĐỒNG 
 Ngày soạn : 3 /4/2007	 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
	- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng
	- Viết được 1 hợp đồng đơn giản.
	- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết.	
B. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ
- HS : Chuẩn bị theo đã dặn
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Cách trình bày một biên bản.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng:
- Cho HS đọc thầm các văn bản SGK
- Tại sao cần phải có hợp đồng?
- Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
- Hợp đồng cần đạt những yêu cầu gì?
- Cho biết nội dung chủ yếu của một văn bản hợp đồng?(các bên tham gia kí kết, các điều khoản, nội dung thỏa thuận, hiệu lực của hợp đồng...)
- Qua ví dụ trên, em hiểu hợp đồng là gì?
- GV chốt lại ý ghi nhớ 1SGK
- HS hoạt động độc lập trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc ghi nhớ 1SGK
I- Đặc điểm của hợp đồng:
1/ Ví dụ:
2/ Nhận xét:
- Tầm quan trọng của hợp đồng: Cơ sở pháp lí để thực hiện công việc đạt kết quả.
- Nội dung: Sự thỏa thuận, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia.
- Yêu cầu: Cụ thể, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, chặt chẽ
3/ Kết luận: Ghi nhớ 1 SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách thức làm hợp đồng:
- Cho HS quan sát lại bản hợp đồng ở mục I SGK
- Bản hợp đồng gồm mấy phần?
- Nội dung từng phần gồm những mục nào?
- Khi viết hợp đồng cần lưu ý điều gì?
- Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
- Em rút ra kết luận về cách viết hợp đồng như thế nào?
- GV chốt ý ghi nhớ 2 SGK
- HS hoạt động độc lập 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc ghi nhớ 2 SGK
II- Cách làm hợp đồng:
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Gọi HS đọc BT1
- GV nhận xét, bổ sung , kết luận.
BT2: Có thể cho HS chuẩn bị 5 phút, sau đó gọi 1,2 em lên bảng viết
- GV nhận xét
- HS đọc Bt 1
- Đứng tại chỗ, trả lời câu hỏi
- HS chuẩn bị trong 5 phút và lên viết trên bảng theo yêu cầu của GV
III- Luyện tập:
-BT1:Chọn tình huống viết hợp đồng: b,c,e
BT2: 
5/ Dặn dò: - Làm hoàn chỉnh BT 2
Soạn bài : Bố của Xi-mông
Tiết 150 HỢP ĐỒNG 
 Ngày soạn : 3 /4/2007	 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
	- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng
	- Viết được 1 hợp đồng đơn giản.
	- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết.	
B. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ
- HS : Chuẩn bị theo đã dặn
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Cách trình bày một biên bản.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng:
- Cho HS đọc thầm các văn bản SGK
- Tại sao cần phải có hợp đồng?
- Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
- Hợp đồng cần đạt những yêu cầu gì?
- Cho biết nội dung chủ yếu của một văn bản hợp đồng?(các bên tham gia kí kết, các điều khoản, nội dung thỏa thuận, hiệu lực của hợp đồng...)
- Qua ví dụ trên, em hiểu hợp đồng là gì?
- GV chốt lại ý ghi nhớ 1SGK
- HS hoạt động độc lập trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc ghi nhớ 1SGK
I- Đặc điểm của hợp đồng:
1/ Ví dụ:
2/ Nhận xét:
- Tầm quan trọng của hợp đồng: Cơ sở pháp lí để thực hiện công việc đạt kết quả.
- Nội dung: Sự thỏa thuận, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia.
- Yêu cầu: Cụ thể, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, chặt chẽ
3/ Kết luận: Ghi nhớ 1 SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách thức làm hợp đồng:
- Cho HS quan sát lại bản hợp đồng ở mục I SGK
- Bản hợp đồng gồm mấy phần?
- Nội dung từng phần gồm những mục nào?
- Khi viết hợp đồng cần lưu ý điều gì?
- Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
- Em rút ra kết luận về cách viết hợp đồng như thế nào?
- GV chốt ý ghi nhớ 2 SGK
- HS hoạt động độc lập 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc ghi nhớ 2 SGK
II- Cách làm hợp đồng:
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Gọi HS đọc BT1
- GV nhận xét, bổ sung , kết luận.
BT2: Có thể cho HS chuẩn bị 5 phút, sau đó gọi 1,2 em lên bảng viết
- GV nhận xét
- HS đọc Bt 1
- Đứng tại chỗ, trả lời câu hỏi
BT2:
- HS chuẩn bị trong 5 phút và lên viết trên bảng theo yêu cầu của GV
III- Luyện tập:
-BT1:Chọn tình huống viết hợp đồng: b,c,e
BT2: 
5/ Dặn dò: - Làm hoàn chỉnh BT 2
	- Soạn bài : Bố của Xi-mông

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-V9 (123-150).doc