Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 126: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 126: Nghĩa tường minh và hàm ý

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu, lựa chọn và sử dụng cho đúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh đặt câu có hàm ý, giải hàm ý.

3. Thái độ:

¬¬ - Giáo dục học thái độ đúng đắn khi tạo hàm ý.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm).

3. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 126: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/02/2012
Tuần 27.
Tiết PPCT: 126
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu, lựa chọn và sử dụng cho đúng. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh đặt câu có hàm ý, giải hàm ý. 
3. Thái độ:
	- Giáo dục học thái độ đúng đắn khi tạo hàm ý.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm). 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- GV: Giới thiệu bài: Trong giao tiếp, chúng ta thường bắt gặp những câu nói có hàm ý, tức là nói A nhưng mục đích là để nói B và muốn người nghe hiểu được ý B này. lối nói có hàm ý này được coi là lối nói tế nhị, tinh tế. Như vậy, có sự phân biệt giữa nghĩa tường minh (tức nghĩa theo câu chữ) và nghĩa hàm ẩn (tức hàm ý). Để hiểu rõ hơn về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn...
* Hoạt động 2:
- GV: Cho HS đọc đoạn trích ở mục I (SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV: Cho học sinh thảo luận nhóm (3 phút).
- HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý:
Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” có những cách hiểu sau:
a) Cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng biết): chỉ còn năm phút là phải chia tay.
b) Cách hiểu kg mang tính phổ biến:
+ Tiếc quá, kg còn đủ thời gian để trò chuyện, tâm tình.
+ Thế là tôi lại phải thui thủi một mình.
+ Phải thêm một chút thời gian nữa thì hay biết bao!
+ ...
- GV: Anh thanh niên hốt hoảng vì sự gặp gỡ sắp phải kết thúc. Ý suy ra không chỉ dựa vào câu chữ, mà còn dựa vào hoàn cảnh gấp rút của cuộc chia tay (dựa vào diễn biến sự việc).
- GV: Lưu ý: Muốn hiểu được ý của người nói, người nghe phải có những hiểu biết về hoàn cảnh phát ngôn, về ngữ điệu và đặc trưng từ ngữ của phát ngôn. Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.
Ví dụ: Trời sắp mưa đấy!
Có thể hiểu hàm ý:
- Ra cất quần áo vào.
- Mang áo mưa đi.
- Đừng đi nữa.
... tuỳ theo tình huống nói năng.
- GV: Lời nói có hàm ý là lời nói mà xét theo câu chữ, người nói đã cố tình vi phạm một (hoặc hơn một) phương châm hội thoại nào đó.
Ví dụ:
Một chàng trai tự giới thiệu với một cô gái trong một cuộc liên hoan: “Tôi là Thiện, sinh viên Khoa Báo Chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26 tuổi, chưa có vợ”. Cô gái lập tức sẽ nghi ngờ anh ta có ý đồ gì đó, vì những thông tin cung cấp nhiều hơn đòi hỏi trong hoàn cảnh ấy.
- GV: Lưu ý HS: Hàm ý có những đặc tính:
+ Hàm ý có thể giải đoán được: người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý.
+ Hàm ý có thể chối bỏ được: người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng họ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính họ.
- GV: Cho thêm 1 số ví dụ:
Ví dụ 1: (Ghi trên bảng phụ)
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng với thử thách ấy, anh vẫn nói: 
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa.
(HS: Trao đổi tìm hàm ý: Từ ý nghĩa tường minh trong câu nói của anh thanh niên có thể suy ra: “Cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới SaPa mới xứng”).
Ví dụ 2: 
- Bây giờ mới 11 giờ " còn sớm.
- Bây giờ đã 11 giờ " đã muộn.
- Bây giờ là 11 giờ " tường minh (là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu).
- GV: Vậy, Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ.
HS trả lời, Cho VD:
+ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
+ “Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên nàng cây đứng tuổi”
+ Câu tục ngữ: “Uống nước nhơ nguồn”
+ ...
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sgk.
* Hoạt động 3:
- GV: Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1.
(HS: Làm bài tập).
- GV: Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
(HS: Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để khăn lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô trả lại).
- GV: Cô gái ngượng với người thanh niên thì ít – vì anh thật thà đến mức vụng về - cô ngương với ông hoạ sĩ già dày dạn kinh nghiệm kia nhiều hơn, đến mức gọi là “ngượng đỏ chín mặt”.
- HS: đọc, làm bài tập 2, 3.
- GV: Cho HS trao đổi theo bàn.
Tiết PPCT: 126
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I/ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Ví dụ (sgk trang 74, 75):
- Câu “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!”: Anh thanh niên muốn nói thêm rằng: “Anh rất tiếc”, nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình.
- Câu “Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này!”: Câu nói không chứa ẩn ý.
2. Kết luận:
a) Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
b) Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Ghi nhớ (sgk trang 75).
II/ Luyện tập:
1 (SGK trang 75): 
a, Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
b, Trong cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa:
- Mặt đỏ ửng (ngượng).
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được).
- Quay vội đi (quá ngượng).
2 (SGK trang 75): Hàm ý của câu in đậm là “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”.
3 (SGK trang 75, 76): Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Ông vô ăn cơm đi!”
4 (SGK trang 76): Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, gọi là “đánh trống lảng” ). Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang.
4. Củng cố:
- GV: Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là nghĩa hàm ý?
(HS: Trả lời)
- GV: Cho HS đọc và làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ (nếu còn thời gian)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNghia tuong minh va ham y.doc