Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 73

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 73

TUẦN 11 NGÀY SOẠN 18/10/2012

 NGÀY DẠY

TIẾT 51

VB ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiết 1)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được niềm cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ. phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận và cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 

doc 56 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 73", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
 NGÀY SOẠN 18/10/2012
 NGÀY DẠY
TIẾT 51
VB
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiết 1)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được niềm cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ. phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận và cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu hình ảnh những chiếc xe không kính?
? Nêu hình ảnh người lính lái xe?
3. Bài mới
(GV giớ thiệu bài)
HĐ 1: Tìm hiểu chung:
Hỏi: ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả?
GV: Huy Cận trước c/m được mệnh danh là nhà thơ ảo não và buồn nhất trong làng thơ mới. Sau c/m thơ ông tươi sáng và giàu sức sống
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
-GV: Đây là giai đoạn cả miền bắc đang ra sức xây dựng CNXH, toàn miền đang tranh thủ sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước, chi viện cho MN
- GV yêu cầu học sinh đọc thơ
Hỏi: Bài thơ là một chuyến ra khơi đánh cá. Vậy mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình tự nào?
-GV: Đó là hành trình của một chuyến ra khơi. Bắt đầu khi hoàng hôn buông xuống và trải qua một đêm làm việc hứng khởi và trở về khi ánh bình binh hé mở.
HĐ 2: Tìm hiểu đoạn trích
? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào ?
-GV: đó là lúc hoàng hôn buông xuống vạn vật chuẩn bị đi vào trạng thái nghĩ ngơi thì con người lại bắt đầu một hành trình mới. 
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ đầu? Hãy chỉ ra chi tiết đó?
-GV: Mặt trời được ví như hòn lửa không lồ nhúng xuống biển làm cho không gian trở nên nhuốm cả một màu hoàng hôn. Sóng cài then, đêm sập cửa khiến cho thiên nhiên trở thành một ngôi nhà vũ trụ
Hỏi: Từ “lại” nói lên công việc của những ngư dân như thế nào?
Hỏi: ngoài cánh buồm lướt trên gió khơi thì người lao động còn mang theo điều gì đặc biệt nữa? Điều đó cho thấy khí thế lúc ra khơi như thế nào? 
GV Bình: Tác giả tạo ra hình ảnh khoẻ , lạ , sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Cánh buồm - gió khơi - câu hát . Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động để cùng với ngọn gió làm căng cánh buồm cho thuyền lướt sóng ra khơi.
-HS: Báo cáo tình hình lớp
-HS: lên bảng trả lời
- HS: Huy cận (1919-2005) nổi tiếng ở phong trào thơ mới. Sau cách mạng hồn thơ ông tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống
-HS:Sáng tác khi tác giả đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh
-HS: theo trình tự thời gian 
-HS: Lúc mặt trời lặn bắt đầu màn đêm buông xuống
-HS: So sánh và nhân hóa (so sánh mặt trời như hòn lửa, nhân hóa sóng cài then và đêm sập cửa)
-HS: Đây là công việc hàng ngày, được lặp lại đều đặn
-HS: mang theo câu hát. Cho thấy một khí thế vui tươi, thơ mộng và hăng hái lao động
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
A. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
Huy Cận (1919- 2005) là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh
b. Mạch cảm xúc:
Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá trở về.
B. Đọc-hiểu văn bản
I. Nội dung
1. Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Hoàng hôn buông xuống
- Sóng cài then, đêm sập cửa
->thiên nhiên như ngôi nhà vũ trụ
-Đoàn thuyền lại ra ra khơi làm công việc hàng ngày
- Mang theo câu hát 
-> Khí thế vui tươi, lạc quan phơi phới
HẾT TIẾT 1 – CHUYỂN TIẾT 2
TUẦN 11
 NGÀY SOẠN:18/10/2012
 NGÀY DẠY:
TIẾT 52
VB
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được niềm cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ. phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận và cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Tiếp hoạt động đọc – hiểu
Hỏi: Hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
- GV: Hình ảnh con thuyền được phóng đại trở nên kỳ vĩ, to lớn đi giữa không gian và vượt thời gian, hoà nhập với kích thước rộng lớn của tự nhiên, vũ trụ, làm chủ vùng biển, vùng trời ....
Hỏi: tác giả đã dùng biện pháp gì để giới thiệu các loài cá? Qua đó em hãy nhận xét về tiềm năng cá trên biển?
-GV giáo dục bảo vệ môi trường: cá cũng trở nên lung linh huyền ảo khi hòa mình vào thiên nhiên, khiến bức tranh cá thêm lãng mạn, khiến tài nguyên biển thêm rực rỡ sắc màu(đuôi quảy trăng, thở sao). Qua đó hãy để tài nguyên biển ngày càng phong phú, muốn làm được điều đó trước hết hãy có ý thức bảo vệ môi trường biển
Hỏi: hãy cảm nhận không khí lao động của con người thông qua hai khổ thơ 5,6
-Gợi ý: chú ý “ta háttrăng cao” và “ta kéo xoăn tay”
Hỏi: Hãy so sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi và đoàn thuyền trở về?
-GV: phân tích thêm hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” cho thấy sức mạnh của con người có thể sánh với thiên nhiên.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn đặm phơi?
Hỏi: Phân tích và tổng hợp những giá trị nghệ thuật được sử dụng ở bài thơ?
Hỏi: bài thơ đã thể hiện được nội dung ý nghĩa gì?
HĐ3: Hướng dẫn tự học
4. Củng cố:
? Nêu cảnh đoàn thuyền ra khơi?
? Nêu cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển?
5. dặn dò:
Học nội dung, nghệ thuật, học theo hướng dẫn, soạn bài tiếp
-HS: Hình ảnh con thuyền kỳ vĩ, to lớn. Tác giả dùng nghệ thuật phóng đại
-HS: dùng biện pháp liệt kê. Cá rất phong phú, đa dạng và nhiều loài cá quý
-
-HS trả lời
+Không khí tưng bừng phấn khởi
+Làm việc khẩn trương
+Làm chủ thiên nhiên
-HS: trả lời
+Giống: đều mang theo câu hát 
+Khác: thời gian
- HS: Đây là hình ảnh vừa thực vừa ảo -> sự giàu có, kết quả chuyến đánh cá tốt đẹp -> Với kết quả tốt đẹp này đảm bảo cho tương lai tương sáng hơn.
- Học sinh chỉ ra các biện pháp
-HS: Bài thơ thể hiện niềm cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Làm theo hướng dẫn
2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
- Hình ảnh con thuyền sống động khổng lồ làm chủ thiên nhiên.
- Tài nguyên cá phong phú và giàu có vui đùa với thiên nhiên
- Hình ảnh con người lao động tưng bừng phấn khởi làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi
3. Bình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về
- Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời
- Mắt cà huy hoàng
->Đoàn thuyền trở về mang theo câu hát và niềm vui thắng lợi
II. Nghệ thuật
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại :
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
 - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhac điệu, gợi liên tưởng.
III. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện niềm cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
C. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng, dọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
-Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với nhiều liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo ; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
TUẦN 11
 NGÀY SOẠN:18/10/2012
 NGÀY DẠY:
TIẾT 53
TV
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số biện pháp tu từ từ vựng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình ; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng
 - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản.
 - Nhậ diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong một văn bản cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CƠ BẢN
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
? Từ vựng tiếng Việt thường được phát triển bằng những cách nào?
3. Bài mới
(GV giớ thiệu bài)
Hoạt động 1 (tổng kết từ tượng thanh , từ tượng hình)
? Thế nào là từ tượng thanh ?
? Nêu khái niệm về từ tượng hình. Cho ví dụ ?
? Tìm những tên loại vật là từ tượng thanh ?
- Đọc đoạn văn phần 3/SGK
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích ?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
Hoạt động 2 (tổng kết một số biện pháp tu từ)
? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói giảm, nói qúa, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, cho ví dụ ?
? Tìm các biện pháp tu từ trong các ví dụ ở bài tập (2)?
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 
? Hãy phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những ví dụ (a,b,c,d, e)?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
4. Củng cố:
Yêu cầu học sinh nêu lại một số khái niệm đã tổng kết
5. Dặn dò: 
- Ôn lại lý thuyết, xem lại bài tập
- Tìm thêm một số ví dụ
- Soạn tiếp bài “Tổng kết từ vựng luyện tập tổng hợp”
- Lớp trưởng báo cáo
- Học sinh lên bảng trả bài
- HS: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- HS: Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- HS: Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, bắt cô trói cột, bò cành cạch.
- HS: Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, ... Mĩ và sau hòa bình ( năm 1975 
2. Tác phẩm
- Chiếc lược ngà được viết năm 1966.
- Vị trí đoạn trích : nằm ở phần giữa truyện.
3. Đọc-tóm tắt
HẾT TIẾT 1 – CHUYỂN TIẾT 2
TUẦN 15
TIẾT 72
VĂN BẢN
 CHIẾC LƯỢC NGÀ (tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn trích Chiếc lược ngà.
 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh eo le của chiến tranh.
 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu 
 nước.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
Hỏi: Tìm những chi tiết nói về hành động, thái độ của ông Sáu khi mới nhìn thấy con lần đầu?
Hỏi: Những ngày đoàn tụ ở nhà ông Sáu có khao khát gì? Thể hiện qua những hành động nào?
-GV: Qua những chi tiết đó chứng tỏ người cha đang khát tình con cháy bỏng, thương con vô bờ bến và mong con đón nhận tình cảm của mình để thỏa lòng khát khao
Hỏi: Khi trở lại chiến trường ông Sáu đã có những ý nghĩ việc làm gì đối với con?
-GV: Rồi ông Dành hết tâm trí, công sức, tình cảm vào cây lược ® chiếc lược thành vật quý giá, thiêng liên của ông Sáu.
Hỏi: Rồi ông sáu hi sinh không kịp gặp lại con và trao lược cho con gây cho em cảm súc gì?
-GV:Thấm thía những đau thương, mất mát, éo le của chiến tranh gây cho bao người, bao gia đình (Xót xa, tiếc nuối ...)
Hỏi: Khi lần đầu gặp anh Sáu bé thu có hành động và thái độ như thế nào?
-GV: khát khao bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiều, mong chờ tột đỉnh thì đau khổ tột cùng. Đó là cảm giác của người cha khi bị khước từ...
? Trong bữa cơm Thu có thái độ như thế nào?
? Tìm những chi tiết nói về Thu khi muốn nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm?
? Trong bữa cơm khi anh Sáu gắp cho miếng cá Thu đã có những hành động gì? Qua tất cả các chi tiết trên em thấy Thu là người như thế nào?
? Vì sao Thu lại có thái độ như vậy đối với anh Sáu?
-GV: Tuy cứng cỏi ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả những nét hồn nhiên ngây thơ của trẻ thơ". Trẻ thơ thường ưa cụ thể công bằng bắt nhận 1 người lạ làm cha là không thể ® Hồn nhiên ngây thơ.
? Tìm những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của bé Thu trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường?
-GV: Tình cha con bao nhiêu năm xa cách bổng vỡ òa ra, nức nở lên và thấm vào tim của tất cả mọi người. Làm cho người chứng kiến, người đọc, người nghe phải trào dâng nước mắt
? Nguyên nhân nào khiến bé Thu thay đổi đột ngột như thế?
? Qua đó hãy nhận xét tình càm của Thu dành cho ba?
-GV: Chỉ bao nhiêu thôi. Không có từ nào diễn tả hết sự sâu sắc và xúc động đó.
? Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện?
-GV: phân tích
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
-GV: bình
HĐ3: Hướng dẫn tự học
4. Củng cố:
? Nêu nổi niềm của người cha?
? Nêu sự khát khao tình cha của bé Thu
5. dặn dò:
Học nội dung, nghệ thuật, học theo hướng dẫn, soạn bài tiếp
-HS: thuyền chưa cập bến đã nhẩy lên bờ vừa chạy vừa chìa tay tới con
- Khát khao được nghe 1 tiếng gọi ba, tìm mọi cách để con gọi "ba"
-HS trả lời
+Day dứt, ân hận vì đã đánh con ® sự ám ảnh
+Vui mừng, sung sướng khi kiếm được mẩu ngà voi.
-HS: xót xa, tiết nuối, xúc động
-HS: Mặt tái đi .. "Má! Má", sợ hãi xa lánh cha
-HS:Nói trổng không chịu kêu ba
-HS:Không chịu kêu ba khi nhờ anh Sáu chắt nước, suy nghĩ nhăn nhó muốn khóc ... rồi không chịu thua lấy cái vá múc ra từng vá nước ® đáo để.
- Hất cái trứng cá. Bị ông Sáu đánh Thu bỏ đi khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rộn ràng thật to. Thể hiện 1 cá tính mạnh mẽ Û tỏ thái độ ương ngạnh bất cần (cứng cỏi)
- Vì theo Thu anh Sáu không phải à cha mình ® không chịu thừa nhận người lạ là cha ® tình cảm sâu sắc và chân thật đối với người cha.
-HS:Khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông, kêu thét lên .Chạy xô tới nhanh như ...Làn tóc tơ sau gáy như dựng lên.b Không cho ba đi nữa ....
-HS: nghe bà giải thích
® Tình cha con sâu sắc xúc động.
- HS chỉ ra và phân tích
-HS nêu ý nghĩa
- HS: trả lời câu hỏi
- Thực hiện như dặn dò
B. Đọc hiểu văn bản.
I. Nội dung.
1/. Nỗi niềm của người cha
- Lần đầu tiên gặp con : Thuyền còn chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa chạy vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ : Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con : Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
-> Tình cha con sâu nặng
2. Niềm khao khát tình cha của người con
-Từ chối sự quan tâm, chăm soc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
-Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.
® Tình cha con sâu sắc xúc động.
II. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
III. Ý nghĩa văn bản
 Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn trong chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
C. Hướng dẫn tự học
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
 - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này.
TUẦN 15
TIẾT 73
TV
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 Củng cố một số nội dung cảu phần Tiếng việt đã học ở học kì I
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
1. Kiến thức:
 - Các phương châm hội thoại.
 - Xưng hô trong hội thoại.
 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
 Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫ trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Bước 1 : Ôn định tổ chức :
Bước 2 :. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài ôn tập. 
Bước 3 : Bài mới:
Hoạt động 1. Tạo tâm thế 
 Về phần tiếng việt lớp 9 các em đẫ dược học rất nhiều nội dung . Để củng cố kiến thức tiến việt đẫ học về các phương châm hội thoại , xưng hô trong hội thoại , lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp , cô trò ta cùng tìm hiểu bài này 
 Hoat động 2 (Hướng dẫn ôn tập) 
 I . Các phương châm hội thoại.
Hỏi: Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học ở lớp 9 ? Nêu khái niệm ? Cho ví dụ ?
I. Các phương châm hội thoại :
STT
Các phương châm hội thoại
 Khái niệm 
Ví dụ 
1
Phương châm về lượng 
. Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa .
- Truyện “Lợn cưới áo mới”:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này , tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả 
2
Phương châm về chất
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
 . Truyện “Quả bí khổng lồ”:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng trông thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia .
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
3
Phương châm quan hệ 
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề . VD1 : 
. VD1 : 
- Ông nói gà bà nói vịt .
VD2 :
- Anh ăn cơm chưa ?
- Đi xem bóng đá nhé !
- Tôi hỏi là anh ăn cơm chưa ?
- Ăn ngon quá !
4
Phương châm cách thức 
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ . 
 - Dây cà ra dây muống.
- Lúng búng như ngậm hột thị.
5
Phương châm lịch sự 
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác . Truyện “Người ăn xin”:
- Xin ông đừng giận cháu! cháu không có gì cho ông cả.
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi!
II. Xưng hô trong hội thoại:
Từ ngữ dùng để xưng hô:
Người bề trên: bác – cháu, anh- em, chị- em.( kính trọng, lễ phép)
Bạn bè: bạn –tớ, cậu-tớ, xưng tên.(thân mật)
Hội nghị, trong lớp: ban – tôi, các ban- chúng tôi. ( trang trọng)
Tiếng Việt có cách xưng hô theo phương châm “ xưng khiêm, hô tôn”: xưng thì tự hạ mình xuống, hô thì nâng người đối thoại lên.
VD: câu truyện SGK/31 ( NVNC)
Vì sao trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô.
Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Phải lựa chọn căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp .
III. Cách dẫn trực tiếp - Cách dẫn gián tiếp :
1. Ôn lại các khái niệm :
STT
Cách dẫn
Khái niệm 
Ví dụ
1
Trực tiếp 
Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Hỏi tên rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng “Huyện Lâm Thanh cũng gần” . 
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)
2
Gián tiếp
Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
(Nam Cao - Lão Hạc)
2.Bài tập : chuyển lời đối thoại của Quang Trung trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp ?
- HS lám cá nhân ( 5phút ) , trình bày .
 Đoạn văn : 
 - Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh kéo sang , nếu nhà vua mang lính ra đánh thì thắng hay thua .
 - Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không , lòng người tan vỡ , quân Thanh kéo ra tới đây không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh , nhà vua đi chuyến này không quá mười ngày là quân Thanh bị dẹp tan .
 - Nhứng đổi thay về từ ngữ : Tôi ( 1 ) , nhà vua ( 3 ) , chúa công ( 2 ) , nhà vua ( 3 ) .
 - Bâý giờ ( Thời gian hiện tại ) bấy giờ , thời gian ấy ( địa điểm cụ thể ) .
Bước 4 : Hướng dẫn học và chuẩn bị bài về nhà: 
Ôn tập lại kiến thức trong bài .
Ôn tập kĩ phần kiến thức về thơ và truyện hiện đại ( Nắm chác các tác giả , tác phẩm., học thuộc lòng các bài thơ , tóm tắt truyện , nắm được tình huống , nhân vật . giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra 45 phút Tiếng Việt và 45 phút Văn học.
TUẦN 15
TIẾT 74
TV
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
(ĐÍNH KÈM)
TUẦN 15
TIẾT 75
VB
 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
(ĐÍNH KÈM)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN TUAN 11 DEN 37.doc