Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 57: Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 57: Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

KHÚT HÁT RU

NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

( Hướng dẫn đọc thêm )

- Nguyễn Khoa Điềm -

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ – khúc hát ru.

 - Bồi dưỡng lòng kính yêu những người mẹ, người chị dũng cảm, đã công hiến cuộc đời mình cho cách mạng ; có ý thức học tập những tấm gương đó để sống và cống hiến cho đất nước.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Soạn bài

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 57: Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
01
11
2010
TUAN :
12
NGAY DAY :
03
11
2010
TIET :
57
KHÚT HÁT RU
NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
( Hướng dẫn đọc thêm )
- Nguyễn Khoa Điềm -
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ – khúc hát ru.
 - Bồi dưỡng lòng kính yêu những người mẹ, người chị dũng cảm, đã công hiến cuộc đời mình cho cách mạng ; có ý thức học tập những tấm gương đó để sống và cống hiến cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Soạn bài 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổ định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a. Câu hỏi :
Đọc thuộc lòng một hoặc vài khổ thơ mà em thích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt và phân tích những khổ thơ đó.
Nêu khái quát nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.
b. Đáp án :
(2) - Nội dung : Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật : Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Có nhiều hình ảnh sáng tạo độc đáo, gợi cảm.
Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích (¶) ).
- Giới thiệu đề tài của bài thơ ( người mẹ – tình mẹ con ), khơi gợi không khí lịch sử trong những năm chống Mĩ cứu nước.
	b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc và tìm hiểu chung về vb.
* Hướng dẫn đọc ( giọng tha thiết, ngọt ngào ; ngắt nhịp hợp lí,  ) -> GV đọc mẫu -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ khó -> GV giải thích nghĩa.
-H: Thể loại ?
* GV thuyết giảng : Sự đặc sắc của bài thơ ở các mặt thể loại, nội dung, giọng điệu, nhịp điệu.
-H: Bố cục ? Nội dung chính từng phần ? Bố cục ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của tác giả ?
* GV : Nhan đề bài thơ rất độc đáo, nó đem lại cho người đọc cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lùng. Vì khúc hát ru là quen ; những em bé lớn trên lưng mẹ cũng không xa lạ (phụ nữ dân tộc có thói quen địu con sau lưng khi làm việc trong nhà, ngoài nương,  ). Nhưng nếu ghép nó lại thành một câu thì lại gây ở người đọc sự tò mò, khó hiểu và ngạc nhiên vì mới mẽ. Ai cũng muốn biết nhà thơ sẽ hát ru những gì ? Người mẹ địu con ấy sẽ ru con như thế nào ?
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* Thể loại : Thơ trữ tình, thể tám tiếng, vần chân – liền, cách nhưng lại mang tính chất của một bài hát ru – ru con ( kiểu mới ).
* Bố cục : 3 khúc, mỗi khúc hai khổ, tập trung thể hiện hình ảnh người me Tà-ôi gắn với từng hoàn cảnh, công việc cụ thể :
- Khúc 1 : Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
- Khúc 2 : Mẹ đang lao động sản xuất ở chiến khu – tỉa bắp trên núi Ka-lưi.
- Khúc 3 : Mẹ tham gia kháng chiến ( chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi).
* Tác dụng nghệ thuật : Kết cấu, bố cục cân đối với nhiều điệp khúc rất phù hợp với thể loại hát ru. Những lời thơ giản dị, ngọt ngào cứ trở đi trở lại dìu dặt, êm đềm như đưa đứa trẻ vào giấc ngủ sâu và là dịp để gửi gắm tâm tình của người mẹ.
I. Đọc vb, tìm hiểu chú thích :
Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb.
* Gọi HS đọc lại khúc ru 1.
-H: Hiện lên ở lời ru thứ nhất – lời ru của nhà thơ – là hình ảnh người mẹ Tà-ôi đang làm gì ? Em có nhận xét gì về công việc ấy ?
-H: Theo em, câu thơ nào là hay nhất, xúc động nhất trong đoạn này ? Vì sao ?
* GV thuyết giảng :
 - Nhịp chày nghiêng  tim hát thành lời -> tả việc làm và tư thế của người mẹ rất ấn tượng, vừa biểu hiện tình cảm, sự xúc động của mẹ với con, với cách mạng. Cụ thể :
 + 2 từ nghiêng trong câu Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng là câu thơ tạo hình như vẽ ra cái dáng nghiêng nghiêng vất vả của mẹ và trên lưng người đứa bé đang say ngủ, cả người cũng nghiêng theo từng nhịp chày. 
 + Từ láy nhấp nhô diễn tả thật sinh động không chỉ sự thiếu thốn đói khổ, gầy gò của mẹ mà cả sự cố gắng của mẹ trong công việc nặng nhọc và kéo dài theo nhịp chày lên xuống
 + Bà mẹ đưa nôi không phải bằng tay mà bằng lưng và “hát bằng tim” chứ không phải bằng miệng. Nghĩa là hát trong đáy thẳm tâm hồn mình.
-H: Qua những lời ru trên, em hiểu tình cảm của người mẹ Tà-ôi đối với con và mọi người ntn ? Người mẹ này đang mơ ước điều gì ?
* Gọi HS đọc diễn cảm lời ru thứ hai.
-H: Qua lời ru thứ hai, em hình dung người mẹ đang làm gì ? Cách so sánh lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ có hợp lí không , vì sao ?
Hđ 2 : Phân tích
* Đọc lại khúc ru 1.
* Lựa chọn, lí giải, phát biểu :
- Mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội ăn no đánh giặc. Đó là công việc nặng nhọc, đầy vất vả và gian khổ.
- Những câu thơ hay và xúc động nhất trong đoạn là Nhịp chày nghiêng  tim hát thành lời , vì những câu thơ trên vừa tả việc làm và tư thế của người mẹ rất ấn tượng, vừa biểu hiện tình cảm, sự xúc động của mẹ với con, với cách mạng. 
 * Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội ; mơ hạt gạo trắng ngần ; mong con sớm trở thành chàng trai Tà-ôi cao lớn, khoẻ mạnh phi thường để có thể vung chày lún sân, giã cho hạt gạo trắng ngần để bộ đội ăn no đánh thắng.
* Đọc lại khúc hát ru thứ 2.
* Phát hiện -> Phân tích :
- Người mẹ đang tỉa bắp trên núi Kalưi – đang làm công việc sản xuất của người dân ở chiến khu.
II. Phân tích.
1. Khúc hát ru 1 :
Mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến :
 + Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng -> vẽ ra cái dáng nghiêng nghiêng vất vả của mẹ và trên lưng người đứa bé đang say ngủ, cả người cũng nghiêng theo từng nhịp chày. 
 + Vai mẹ gầy  -> sự thiếu thốn, đói khổ, gầy gò của mẹ ; sự cố gắng của mẹ trong công việc nặng nhọc và rất vất vả.
 + Đưa nôi bằng lưng và “hát bằng tim” .
+ Thương con và thương bộ đội . Mong con sớm trở thành chàng trai cao lớn, khoẻ mạnh .
2. Khúc hát ru thứ 2 : Người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Kalưi :
-H: Câu thơ nào là hay nhất trong đoạn 3 và 4 này ? Vì sao ?
-H: Tình cảm của mẹ giành cho con và cho mọi người được thể hiện ntn trong khúc ru 2 ? Cũng qua đó, em thấy mẹ đang mơ ước điều gì ?
- Cách so sánh như vậy rất hợp lí, vì mới đọc tưởng ngây ngô, vụng về nhưng lại rất ngộ nghĩnh và chân thực, rất hợp với cách suy nghĩ cụ thể và giản đơn của những người miền núi.
- Câu thơ hay nhất :
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ,  trên lưng
Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một ẩn dụ. So sánh ngầm đứa con với mặt trời là muốn nói với đứa con, đứa con thành thiêng liêng cao quí nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ ( như mặt trời đối với cây cối ). Hay hơn nữa là mặt trời ấy lại nằm ngay trên lưng, vô cùng gần gũi như một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm việc.
- Mẹ thương con và thương làng đói khổ ; mẹ mơ ước hạt bắp lên đều, mơ ước con chóng lớn và khoẻ mạnh để tăng gia sản xuất, phục vụ kháng chiến
- Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
-> So sánh ngầm đứa con với mặt trời -> đứa con thành thiêng liêng cao quí nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ 
- Mẹ thương con và thương làng đói khổ ; mơ ước hạt bắp lên đều, mơ ước con chóng lớn và khoẻ mạnh 
Hđ 3 : Hd HS phân tích khúc ru 3
* Gọi HS đọc lại khúc ru 3
-H: Những công việc của mẹ ở đoạn thơ thứ 3 có gì khác so với đoạn 1 và 2 ?
* GV : Công việc của mẹ ở hai đoạn trên chủ yếu là công việc của người hậu phương phục vụ tiền tuyến chiến đấu : giã gạo nuôi quân, tỉa bắp nuôi mình, nuôi con và nuôi quân ; còn ở đây, công việc có phần trực tiếp hơn : chuyển lán – đạp rừng, nhất là đi giành trận cuối – công việc, nhiệm vụ của người chiến sĩ – mẹ đã trở thành người chiến sĩ, người chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ở trên ngay quê hương mình, buôn làng mình.
-H: Em hiểu ntn về hai câu thơ :
Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
* GV : Hai câu thơ là sự khái quát bằng hình ảnh nghệ thuật sự thần kì của cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược mà đồng bào, quân và dân các dân tộc Việt Nam đã lớn mạnh và trưởng thành đến thắng lợi cuối cùng trong thế kỉ XX. Sự lớn mạnh vượt bậc, trưởng thành nhanh chóng, kì lạ của những chiến sĩ trẻ từ tên lưng mẹ, từ trong đói khổ mà ra, mà nên.
-H: Tình cảm của mẹ ở đoạn thơ này có sự phát triển, khái quát hơn các đoạn trước. Theo em, đó là tình cảm gì, rộng lớn hơn các đoạn trước ở điểm nào ?
-H: Niềm mơ ước, khát khao của mẹ ở đoạn thơ này có gì mới lạ ?
* GV : Mơ ước của mẹ thật cảm động và cao đẹp : được thấy Bác Hồ, được làm người Tự do. Đó cũng chính là nguyện vọng tha thiết thường trực cháy bỏng suốt đời của mẹ, của tất cả nhân dân Tà-ôi này. Được thấy vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, người đã từng nêu cao chân lí bất hủ : không có gì quý hơn độc lập tự do. Khát vọng độc lập tự do của Người cũng là của mẹ, là tương lai hạnh phúc của con, của đất nước này.
-H(TLN) : Tại sao tác giả viết Con mơ cho mẹ mà không viết Mẹ mơ cho con hoặc mẹ mong con sẽ ?
* GV : Con là mặt trời của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gủi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống. Mặt trời con cứ trẻ trung, cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này. Với cụm từ Con mơ cho mẹ  , người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc ngủ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngon và có giấc mơ đẹp. Cũng với cụm từ này, giọng điệu của lời ru càng thêm tha thiết, tin tưởng.
* GV : Tóm lại, qua cả 3 đoạn thơ ( 3 khúc ru ), tác giả phát hoạ chân dung tinh thần của người mẹ Tà-ôi - người mẹ Việt Nam thật đẹp và cao cả. Đó là người mẹ chiến khu vất vả nghèo khổ nhưng một lòng một dạ với cách mạng và kháng chiến, thắm thiết yêu con và nặng tình với buôn làng, với bộ đội, quyết tâm đóng góp phần mình cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc vì độc lập tự do .
Hđ 3 : Phân tích đoạn thơ cuối
* Đọc diễn cảm khúc ru 3.
* Công việc của mẹ ở khúc ru 1, 2 là công việc của người hậu phương ; còn ở khúc ru 3, công việc của mẹ là trực tiếp tham gia chiến đấu chống giặc, giải phóng quê hương.
* Suy luận -> Phát biểu : Em cu Tai đã khôn lớn, nối tiếp truyền thống của cha ông, của mẹ, lại tham gia chiến đấu để giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.
* Thương con, thương đất nước.
* Mơ được thấy Bác Hồ, con được làm người Tự do.
* Thảo luận nhóm -> Trả lời : Tác giả viết như vậy để nhấn mạnh sự gắn bó máu thịt giữa hai mẹ con. 
3. Khúc ru 3 : Mẹ trực tiếp tham gia kháng :
- Mẹ chuyển lán, đạp rừng, đi để giàng trận cuối -> Mẹ trực tiếp tham gia chiến đấu, trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường.
- Từ trên lưng  em vào Trường Sơn -> Em cu Tai đã khôn lớn, tham gia kháng chiến . 
* Thương con, thương đất nước -> Mơ được thấy Bác Hồ, con được làm người Tự do.
Hđ 4 : Hd HS tổng kết.
-H: Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con ntn ?
* GV : Lời ru của mẹ -> tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng ; hoà với tình cảm ấy là tình cảm chung, tình cảm với bộ đội, với buôn làng, với cách mạng. Cấu trúc đối xứng của từng câu thơ trong đoạn thể hiện sự hài hoà riêng chung ấy :
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đôi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
-H(*) : Giữa tình cảm, ước vọng của mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng khúc ru có mối liên hệ gì hay không ?
-H: Em có nhận xét gì về tình cảm, ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru ? Từ đó, em hiểu được ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ntn ?
-H: Theo em, nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện là gì ?
Hđ 4 : Tổng kết
* So sánh -> Khái quát :
- Mẹ thương con vô bờ bến.
* Giữa tình cảm, ước vọng mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng khúc ru có mối liên hệ chặt chẽ . Vì đang giã gạo nuôi bộ đội nên mẹ mơ ước Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung cchày lún sân”. Vì đang tỉa bắp trên núi nên mẹ mơ ước Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Kalưi. Vì đang địu con đi để giành trận cuối nên mẹ mơ ước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do.
* Tình cảm, ước vọng của mẹ rất chân thật, giản dị , ngày càng lớn rộng và sâu sắc hơn -> Tình cảm yêu quê hương, đất nước của nhân dân VN thật thiết tha, cháy bỏng ; ý chí chiến đấu vì độc lập tư do, thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì chống Mĩ thật kiên định, vững chắc.
* Khái quát ->nêu
III. Tổng kết :
 (Ghi nhớ – SGK )
Hđ 3 : Dặn dò : 
 - Học thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài theo các gợi ý của giáo viên.
Đọc và soạn bài “Aùnh trăng”.
Soạn bài “Tổng kết từ vựng” ( tiếp )

Tài liệu đính kèm:

  • doc12 - KHUC HAT RU.doc