Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Tiếng Việt tổng kết từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Tiếng Việt tổng kết từ vựng

Tuần 12

Tiết 58: Tiếng Việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG.

 1. Kiến thức:

 - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , trường từ vựng , từ tượng thanh , từ tượng hình , các biện pháp tu từ từ vựng.

 - Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản nghệ thuật.

 2.Kĩ năng:

 - Nhận diện được các từ vựng , các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

 - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn , sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định : Kiểm diện

2. Bài cũ : Lồng ghép khi giải bài tập

3. Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Tiếng Việt tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/ 11/ 2011
Ngày dạy : 08 /11/ 2011
Giáo án dự thi giáo viên giỏi tỉnh
Môn: Ngữ Văn 9
Giáo viên dự thi : Nguyễn Thị Hạnh
Đơn vị : Trường THCS Nguyễn Tất Thành – TT ĐăkMil – Huyện ĐăkMil – Tỉnh Đăk Nông.
Địa điểm thi : Lớp 9A2 – Trường THCS Nguyễn Chí Thanh – Đak Lao – ĐăkMil
Tuần 12
Tiết 58: 	Tiếng Việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
	Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG.
	1. Kiến thức: 
	 - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , trường từ vựng , từ tượng thanh , từ tượng hình , các biện pháp tu từ từ vựng.
	 - Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản nghệ thuật.
	2.Kĩ năng: 
	 - Nhận diện được các từ vựng , các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
	 - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn , sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định : Kiểm diện
Bài cũ : Lồng ghép khi giải bài tập
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội Dung
Bài tập 1: 
? Hai câu khác nhau ở điểm nào ?
? So sánh sắc thái nghĩa của hai từ trên?
? Từ nào phù hợp với ý nghĩa cần biểu đạt của câu ca dao ? Vì sao ?
HS : Gật gù – gật đầu :
_ Gật đầu : cúi đầu xuống ròi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý .
_ Gật gù : gật nhẹ và nhiều lần , biểu thị thái độ đồng tình , tán thưởng. 
=> Từ “gật gù” thích hợp hơn với ý nghĩa cần biểu đạt : Tuy món ăn đạm bạc ( râu tôm nấu với ruột bầu) những thứ bỏ đi nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Nhận xét cách dùng từ đồng nghĩa ?
Bài tập 2:
HS quan sát bài tập trên máy chiếu
? Người vợ đã hiểu không đúng nghĩa của từ nào trong câu nói của người chồng ?
? Người vợ hiểu theo cách nào ? ( Cầu thủ chỉ còn một chân)
? Vậy cần hiểu như thế nào cho đúng ? ( Một cầu thủ có khả năng ghi bàn trong đội bóng)
?Qua ý người chồng và cách hiểu của người vợ về từ “ chân” , theo em đây là hiện tượng gì ? ( Từ nhiều nghĩa)
? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa ta phải làm gì ? 
Bài 3:Hs thảo luậnn 3 phút
 Xác định từ dùng theo nghĩa gốc , nghĩa chuyển ?
? Nghĩa của từ nào được chuyển theo phương thức ẩn dụ ? Nghĩa của từ nào được chuyển theo phương thức hoán dụ ?
PT ẩn dụ : PT phát triển nghĩa bằng cách chuyển tên gọi dựa trên sự lien tưởng , so sánh các mặt , tính chất tương đồng giữa các đối tượng.
PT hoán dụ : PT phát triển nghĩa bằng cách chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic (quan hệ gần nhau) giữa các đối tượng được gọi tên. 
GV bổ sung : Hai phương thức chuyển nghĩa để phát triển từ vựng : 
GV so sánh để phân biệt : chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ , hoán dụ khác với sử dụng phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Một tay xây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
 - Trong hai ví dụ trên : Mặt trời: ẩn dụ chỉ Bác Hồ, “ tay” hoán dụ chỉ Từ Hải.
GV lưu ý học sinh : Phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ chỉ có tính chất lâm thời trong một phát ngôn cụ thể , mang tính chủ quan của người viết . Không được đưa vào từ điển như một từ có nghĩa phổ biến. Còn phương thức chuyển nghĩa hoán dụ , ẩn dụ để phát triển nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc nhằm làm tăng vốn từ vựng được ghi vào từ điển và phổ biến rộng rãi.
Bài 4:
H ? Vận dụng kiến thức về TTV để phân tích cái hay trong bài thơ ?
H ? Nêu nội dung của bài thơ ? ( Bài thơ thể hiện tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái)
? Việc sử dụng từ theo TTV trong bài thơ có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện nội dung ?
_ 2 TTV liên quan chặt chẽ với nhau trong bài thơ . Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mứt chàng trai ( và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó toả trong con người làm cho anh say đắm , ngất ngây ( đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm không gian cũng biến sắc ( Cây xanh cũng như ánh theo hồng)
Bài thơ đã xây dựng được hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc , qua đó thể hiện được một tình yêu mãnh liệt .
? Tác dụng của việc vận dụng TTV trong thơ văn ?
 Bài 5:	
 _ Dùng từ có sẵn ( rạch , kênh) với nội dung mới.
 _ Dựa vào đặc điểm của SVHT để đặt tên: rạch Mái Giầm , kênh Bọ Mắt . kênh Ba Khía
GV chốt : Dựa trên những từ ngữ có sẵn và đặc điểm của SVHT để đặt tên , đó cũng là một cách để tạo từ ngữ mới.
Bài 6:
? Truyện gây cười ở chỗ nào ? ( Thích dùng tiếng nước ngoài mặc dù đã có từ Thuần Việt tương ứng của một người lên cơn đau nguy cấp vẫn thích dùng : bác sĩ – đốc tờ)
? Truyện phê phán điều gì ? ( phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người)
? Qua truyện em rút ra bài học gì khi sử dụng từ mượn?
? Qua các bài tập em cần rút ra điều gì về cách sử dụng từ trong Tiếng Việt? 
Tóm lại : Khi sử dụng từ phải thích hợp với ý nghĩa cần biểu đạt ; phải dặt từ trong ngữ cảnh để hiểu đúng ; chú ý cách dung nghĩa gốc và nghĩa chuyển và các phương thức chuyển nghĩa của từ; vận dụng các biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho sự diễn đạt trong thơ văn và nhận diện các từ ngữ mới để phát triển số lượng từ vựng, không nên lạm dụng tiếng nước ngoài để giữ gìn sự trong sang của Tiếng Việt. 
* Vẽ sơ đồ tư duy.
Bài 1: Dùng từ “ gật gù” 
-> Sử dụng từ ngữ thích hợp với ý nghĩa cần biểu đạt.
Bài 2: - một chân sút
-> Một cầu thủ có khả năng ghi bàn.
=> Phải đặt từ trong ngữ cảnh , trong mối quan hệ với những từ khác trong câu , với câu trong văn bản.
Bài 3: 
_ Nghĩa gốc : miệng , chân , tay
_ Nghĩa chuyển : 
+ vai ( vai áo) -> hoán dụ
+ đầu ( đầu súng) -> ẩn dụ
=> Dựa trên cơ sở nghĩa gốc để phát triển nghĩa từ vựng làm tăng vốn từ Tiếng Việt.
* Lưu ý : Phân biệt với phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ. 
Bài 4: 
Sử dụng từ theo trường từ vựng.
 - TTV chỉ lửa và những svht liên quan đến lửa: lửa , cháy , tro.
- TTV chỉ màu sắc : đỏ , xanh , hồng .
=> TTV vận dụng vào thơ văn tạo nên những hiệu quả bất ngờ, thú vị.
Bài 5: kênh Bọ Mắt , kênh Ba Khía, rạch Mái Giầm.
- Dùng từ có sẵn với nội dung mới
- Dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng để đặt tên.
=> Tạo từ ngữ mới.
Bài 6: Bác sĩ – Đốc tờ.
=> Không nên lạm dụng từ ngữ nước ngoài .
Củng cố : GV cho học sinh làm một bài tập củng cố :
	 Bài thơ “ Chẳng phải chuyện đùa” của Quang Huy.
Dặn dò : Nắm vững kiến thức các phần đã ôn tập 
- Viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ.
 -------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tong ket tu vung thi cap tinh.doc