Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 61: Mùa xuân của tôi

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 61: Mùa xuân của tôi

Tuần: 16 Ngày soạn: 08/12/2012

Tiết: 61 Ngày dạy : 10/12/2012

MÙA XUÂN CỦA TÔI

 (Vũ Bằng)

A. Mức độ cần đạt

 Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.

- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.

- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.

 3. Thái độ:

 Cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân Bắc Việt nói chung và mùa xuân Hà Nội nói chung.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 61: Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	 Ngày soạn: 08/12/2012
Tiết: 61	 	 Ngày dạy : 10/12/2012
MÙA XUÂN CỦA TÔI 
 (Vũ Bằng)
A. Mức độ cần đạt
 Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
 3. Thái độ: 
 Cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân Bắc Việt nói chung và mùa xuân Hà Nội nói chung.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: CThế nào là tùy bút ? Hãy nêu giá trị của Cốm theo hiểu biết của em?
 3. Bài mới: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về giá trị của một sản vật đất nước gắn với người dân Hà Nội. Hôm nay, chúng ta lại tìm hiểu về thủ đô Hà Nội qua tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng để thấy rõ được vẻ đẹp riêng biệt, bản sắc văn hóa tinh tế, độc đáo của một vùng đất nước và cũng là của cả dân tộc.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 CDựa vào phần Chú thích Sgk, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả và xuất xứ cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này?
Hs dựa vào Sgk trả lời
Nêu thể loại văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn giọng đọc: Đọc chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, đôi chỗ hơi buồn với nỗi niềm thương nhớ bâng khuâng.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc các đoạn tiếp theo.
Giải thích từ khó theo chú thích Sgk.
 CTìm đại ý văn bản này? Xem thử văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Đại ý: Bài tùy bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
Việc phân chia bố cục cũng chỉ là phân chia một cách tương đối, bởi vì văn bản này chỉ là đoạn trích từ một thiên tùy bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm.
CNêu phương thức biểu đạt văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
Gọi Hs đọc lại đoạn 1 và tự cảm nhận về giọng điệu của đoạn mở đầu.
CBiện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Hiệu quả của nó.
Gv: Mùa xuân là mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc và tuổi trẻ, đất trời và lòng người cho nên trong huyết quản, ai cũng yêu mùa xuân: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
C Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào? Qua những chi tiết gì?
 Cảnh vật thiên nhiên, không khí mùa xuân được nhớ lại, gợi lại từ những chi tiết, hình ảnh lắng đọng nhất, ám ảnh nhất: mùa xuân của tôi, mùa xuân rất riêng, mùa xuân trong lòng tôi.
* Câu hỏi thảo luận:
 CMùa xuân đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ đoạn văn?
Gọi Hs đọc phần 3
 CTác giả đã chọn miêu tả những hình ảnh thiên nhiên nào để thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng?
Hs theo dõi đoạn văn, trả lời.
-> Ngòi bút tác giả đặc biệt tinh tế, nhạy cảm khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng: Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác
Hướng dẫn Tổng kết
 CNêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
CRút ra ý nghĩa của tác phẩm?
 Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ, Hs đọc
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Vũ Bằng (1913 - 1984) 
2. Tác phẩm 
- Xuất xứ: Trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong cuốn tùy bút bút ký “Thương nhớ mười hai”.
- Hoàn cảnh ra đời: Đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
- Thể loại: Tùy bút.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
Phần 2: Tiếp đó đến “mở hội liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
Phần 3: Phần còn lại: Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ klhoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Tình yêu mùa xuân của con người - quy luật tự nhiên
- Nghệ thuật điệp: điệp ngữ, điệp kiểu câu: ai bảo ai cấm
-> Giọng văn duyên dáng nhưng không kém phần mạnh mẽ.
=> Khẳng định cái tất yếu, tự nhiên trong tình cảm con người: yêu mến mùa xuân.
b. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người
- Thiên nhiên: Thời tiết, khí hậu rất đặc biệt “mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại; cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất; âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình
- Không khí trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình thắm thiết, yêu thương.
- Sức sống mùa xuân thấm đẫm lòng người với nhiều hình ảnh gợi cảm: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai”, “con người sống lại và thèm khát yêu thương thực sự”.
-> Giọng điệu vừa rạo rực, sôi nổi vừa tha thiết tạo sức truyền cảm cho đoạn văn.
c. Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Thiên nhiên: “đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt lại nức một mùi hương man mác”
- Con người: Trở lại cuộc sống thường nhật với cà om, canh cua
-> Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến màu sắc của không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu năm qua rằm tháng giêng.
=> Tác giả là người vừa am hiểu kỹ càng vừa là người rất yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.
3. Tổng kết
a) NT:
- Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu thêm các đặc điểm về thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách con người của thành phố Hà Nội.
- Nắm nội dung bài học. Ghi lại và học thuộc những câu văn, đoạn văn mà em yêu thích nhất trong văn bản.
- Soạn bài mới: 
+ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
+ Ôn tập về văn biểu cảm.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan 16T61.doc