Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 83: Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 83: Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Tự học có hướng dẫn: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mức độ cần đạt

 - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.

- Hiểu mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.

- Phương pháp lập luận.

- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.

 2. Kỹ năng

- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.

- Sử dụng các phương pháp lập luận.

 3. Thái độ: Có ý thức học để nắm được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P ,KP . .

 Lớp 7A5 vắng ;P ,KP . .

 2. Bài cũ: Đề văn nghị luận là đề văn như thế nào? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là gì? Nêu cách lập ý của bài văn nghị luận.

 3. Bài mới: Muốn làm tốt bài văn nghị luận ta không thể không tìm hiểu cách xây dựng bố cục và phương pháp lập luận của bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 83: Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	 Ngày soạn: 22/01/2013
Tiết: 83	 Ngày dạy : 25/01/2013
Tự học có hướng dẫn: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mức độ cần đạt	
 	- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Hiểu mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.
- Phương pháp lập luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
 2. Kỹ năng
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
 3. Thái độ: Có ý thức học để nắm được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
 2. Bài cũ: CĐề văn nghị luận là đề văn như thế nào? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là gì? Nêu cách lập ý của bài văn nghị luận.
 3. Bài mới: Muốn làm tốt bài văn nghị luận ta không thể không tìm hiểu cách xây dựng bố cục và phương pháp lập luận của bài. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Hs đọc bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
CNêu các phương pháp lập luận trong văn bản theo sơ đồ có trong Sgk?
Hàng ngang 1,2 là lập luận theo quan hệ nhân quả.
Hàng ngang 3 là lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp, tức là đưa ra một nhận định chung rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể để cuối cùng đi tới một kết luận là mọi người đều có lòng yêu nước
Hàng ngang 4 là quan hệ tương đồng từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta.
Hàng dọc 1 là suy luận tương đồng theo dòng thời gian. 
 CNhắc lại bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? 
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận 
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài. 
Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng thái độ quan điểm của bài.
Gv chốt: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành một mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận. Trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục.
CBố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Để xác lập luận điểm người ta làm thế nào?
HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
CXác định luận điểm chính của bài?
CCó những luận điểm nhỏ nào? Hãy liệt kê ra?
Tìm bố cục của văn bản?
MB: Câu đầu tiên
TB: Đoạn thứ hai
KB: Đoạn còn lại
CCâu chuyện này em rút ra được bài học gì?
Bài văn nêu lên tư tưởng: Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học thêm.
I. Tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
1. Phân tích ví dụ
Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Các phương pháp lập luận:
 + Hàng ngang 1,2: Quan hệ nhân quả
 + Hàng ngang 3: Quan hệ tổng – phân – hợp.
 + Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng.
 + Hàng dọc 1: Suy luận tương đồng theo thời gian.
- Bố cục: Gồm 3 phần
 a. Đặt vấn đề
“Từ đầu cướp nước”.
-> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 b. Giải quyết vấn đề
 Tiếp... “lòng nồng nàn yêu nước”.
-> Dẫn chứng chứng minh cho lòng yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay.
c. Kết thúc vấn đề
 Phần còn lại
-> Bổn phận, trách nhiệm của chúng ta hiện nay.
=> Bố cục hợp lý, rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Luyện tập
Văn bản: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Bài văn nêu tư tưởng : Học cơ bản mới thành tài.
- Tư tưởng ấy thể hiện ở câu đầu đề của bài và câu mở đầu của bài văn.
- Bài văn có bố cục 3 phần 
Mở bài: nêu luận điểm.
Thân bài: Kể câu chuyện Lê ô na dơ Vanh – xi học vẽ.
Kết bài: Rút ra kết luận về việc học
- Bài văn sử dụng phép lập luận: Suy luận tương phản, Quan hệ nhân quả.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung bài học; học thuộc Ghinhớ.
- Chỉ ra những phương pháp lập luận được sử dụng trong một văn bản tự chọn.
- Soạn bài mới.
 E. Rút kinh nghiệm :
Tuần: 22	 Ngày soạn: 22/01/2013
Tiết: 84	 Ngày dạy: 25/01/2013
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
 3. Thái độ: Luyện tập chuyên cần phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
 2. Bài cũ: CBố cục trong văn nghị luận gồm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần? Để xác lập luận điểm người ta làm thế nào?
 3. Bài mới: Để hiểu rõ hơn, sâu hơn về văn nghị luận, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Lập luận trong đời sống.
Gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
C Xác định luận cứ và kết luận? Nhận xét về mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận? Nhận xét về vị trí của luận cứ và kết luận? 
Học sinh đọc ví dụ – Trả lời.
GV nhận xét – ghi bảng.
GV yêu cầu Học sinh làm ví dụ 2 - Tìm luận cứ cho KL. Một kết luận có thể có nhiều luận cứ vì thế có thể hỏi một vài học sinh sau đó nhận xét và ghi bảng.
Học sinh trả lời. Gv nhận xét, ghi bảng.
GV yêu cầu Học sinh làm ví dụ 3: Tìm kết luận cho luận cứ.
 Học sinh trả lời. GV nhận xét - ghi bảng.
GV tóm lại ý về lập luận trong đời sống rồi chuyển sang phần lập luận trong văn nghị luận.
Hướng dẫn tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận
Gọi học sinh đọc mục 1
 CSo sánh các kết luận ở mục I.2 với các luận điểm ở mục II?
CNêu tác dụng của luận điểm trong văn nghị luận?	
Giáo viên chốt: Về hình thức: Lập luận trong đời sống hằng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức một câu; Lập luận trong văn nghị luận diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.
Nội dung: Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, văn nghị luận có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Ở lớp 6, chúng ta được học những truyện ngụ ngôn như “Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo” Mỗi câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa, giúp chúng ta nhìn nhận và ứng xử trong cuộc sống tốt hơn.
 Các em hãy xem xét truyện Ếch ngồi đáy giếng, rút ra một kết luận để làm luận điểm và lập luận cho luận điểm đó.
Hs thực hiện theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học.
I. Tìm hiểu chung
1. Lập luận trong đời sống
* Ví dụ 1:
a. Hôm nay trời mưa à Luận cứ.
chúng ta không đi chơi công viên nữa à Kết luận
b. Em rất thích đọc sách à Kết luận
Vì qua sách em học được nhiều điều à Luận cứ
-> Luận cứ và kết luận có quan hệ chặt chẽ. Vị trí của luận cứ và kết luận có thể đổi chỗ cho nhau.
* Ví dụ 2: Bổ sung luận cứ cho các kết luận
a. Em rất yêu trường em vì trường em rất đẹp.
b. Nói dối rất có hại vì nó làm cho mọi người không còn tin tưởng mình nữa.
c. Làm bài tập căng thẳng quá nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
* Ví dụ 3: Cho luận cứ nêu kết luận.
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm ra ngoài chơi vui hơn.
b. Ngày mai thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải cố gắng học cho xong ngay trong hôm nay.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe phải góp ý với các bạn ấy mới được.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu cho chúng nó noi theo chứ.
e. Cậu này ham đá bóng thật lớn lên có khi làm cầu thủ.
-> Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau miễn là hợp lý.
2. Lập luận trong văn nghị luận
* Luận điểm trong văn nghị luận khác với kết luận trong lập luận ở đời sống vì luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội còn kết luận trong lập luận ở đời sống là những kết luận đơn giản. 
 * Luận điểm trong văn nghị luận quan trong vì thế lập luận trong văn nghị luận phải khoa học và chặt chẽ chứ không tuỳ tiện và linh hoạt như trong đời sống.
Lưu ý: Giữa luận cứ và kết luận trong văn nghị luận không thể tùy tiện, linh hoạt như trong đời sống. Ở văn nghị luận, mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra một kết luận.
II. Luyện tập
Truyện: Ếch ngồi đáy giếng.
1. Luận điểm: Cái giá phải trả cho sự ngông nghênh, kiêu ngạo.
2. Luận cứ:	
- Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé.
- Các loài vật này rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
- Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
- Trời mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài
- Quen thói cũ ếch đi nghênh ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
- Kết quả: Ếch bị trâu dẫm bẹp.
3. Lập luận:	Theo trình tự thời gian và không gian, chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra kết luận (luận điểm) một cách kín đáo.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc lại truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó.
- Chuẩn bị 2 bài tiếp theo: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” và “Thêm trạng ngữ cho câu”.
 E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 22T8384.doc