Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 48: Kiểm tra truyện trung đại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 48: Kiểm tra truyện trung đại

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức: - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam, thể loại chủ yếu, giá trị nội dung, nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu.

2. Kĩ năng: - Học sinh đánh giá được trình độ của mình về kiến thức và năng lực diễn đạt.

3. Thái độ: - Ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Ra đề, đáp án.

2. Học sinh: - Ôn lại các tác phẩm văn học trung đại.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, kiểm tra, đánh giá

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của học sinh.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 48: Kiểm tra truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 
Tiết 48 Ngày dạy: 
 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam, thể loại chủ yếu, giá trị nội dung, nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu.
2. Kĩ năng: - Học sinh đánh giá được trình độ của mình về kiến thức và năng lực diễn đạt. 
3. Thái độ: - Ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: - Ôn lại các tác phẩm văn học trung đại.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, kiểm tra, đánh giá
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của học sinh.
	3. Bài mới:	
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Truyện Kiều (Nguyễn Du) ra đời trong giai đoạn văn học nào? 
A. Từ thể kỉ 10 - thế kỉ 15 B. Từ thế kỉ 16 - nửa đầu thế kỉ 18
C. Từ nửa cuối thế kỉ 18 - nửa đầu thế kỉ 19 D. Nửa cuối thế kỉ 19
Câu 2: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại:
A. Lịch sử B. Kí sự C. Tiểu thuyết lịch sử D. Truyện dài kì
Câu 3: Trong câu thơ:
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
từ “ong bướm” có nghĩa:
A. Là một loài côn trùng B. Nơi trai gái hò hẹn
C. Nói lên cảnh vui tươi của thiên nhiên D. Nơi diễn ra lễ hội
Câu 4: Bộ mặt xấu xa của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm: 
 	A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh B. Truyện Kiều
 	C. Chuyện người con gái Nam Xương D. Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 5: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nội dung: 
 	A. Đề cao lòng yêu nước, thương dân B. Ca ngợi đạo lí làm người
 	C. Đả kích bọn quan lại D. Đả kích bọn vua chúa 
Câu 6: Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu khiến em liên tưởng đến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” B. Người em trong truyện “Cây Khế’
C. Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh” D. Vua trong truyện “Tấm Cám” 
Câu 7: Những từ: “nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, cò kè” được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật nào trong Truyện Kiều?
 	A. Sở Khanh B. Mã Giám Sinh C. Từ Hải D. Bọn Ưng Khuyển
Câu 8: Phần cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Vũ Nương hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông, góp phần mang lại giá trị nhân đạo cho truyện vì:
 A. Tạo một thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo.
 B. Nói lên ước mơ ở hiền gặp lành, người tốt được đền đáp.
 C. Hoàn chỉnh tính cách cao đẹp của Vũ Nương.
 D. Tạo một thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo và nói lên ước mơ ở hiền gặp lành, người tốt được đền đáp.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong văn học Trung đại qua ba nhân vật: Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du), Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) và Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). (4 điểm)
Câu 2: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những nội dung nào? (2 điểm) 
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
B
A
B
C
B
D
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Tùy cách học sinh diễn đạt chỉ cần nêu và dẫn chứng rõ các ý cơ bản sau: (4 điểm)
 - Có số phận đau khổ oan khuất (dẫn chứng) (1,5 điểm)
 - Có vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng (dẫn chứng) (1 điểm)
 - Vẻ đẹp về tâm hồn phẩm chất (dẫn chứng) (1,5 điểm)
Câu 2: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều: (2 điểm)
 - Khẳng định, đề cao giá trị con người. (0,5 điểm)
 - Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người. (0,5 điểm)
 - Thương cảm trước số phận đau khổ của con người. (0,5 điểm)
 - Đề cao tấm lòng nhân hậu, ước mơ công lý. (0,5 điểm)
*******************************
4. Củng cố: Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra
	5. Dặn dò:
	- Xem lại nội dung kiến thức đã kiểm tra
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng (tt)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc