Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Ngô Thị Ngân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Ngô Thị Ngân

 LẶNG LẼ SA PA

 Nguyễn Thành Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 - Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên Sa Pa hữu tình, kỳ thú

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

 - Vị trí nhân vật và cách miêu tả của tác giả.

3.Thái độ: Bồi dưỡng cho hs tình yêu lao động,niềm vui trong lao động trong những công việc thầm lặng.

B.CHUẨN BỊ

Gv:giáo án.Chân dung tác giả, tập truyện Giữa trong xanh, tranh ảnh về Sa Pa.

Hs:Soạn trước bài mới.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Ngô Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Ngày soạn:17/11/2012
Tiết 66 Ngày dạy: 19/11/2012
 Văn bản 
 LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên Sa Pa hữu tình, kỳ thú
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
 - Vị trí nhân vật và cách miêu tả của tác giả.
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho hs tình yêu lao động,niềm vui trong lao động trong những công việc thầm lặng.
B.CHUẨN BỊ
Gv:giáo án.Chân dung tác giả, tập truyện Giữa trong xanh, tranh ảnh về Sa Pa.
Hs:Soạn trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :
CH: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
 2. Bài mới
(Gtb)Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc mệt mài cho đất nước ở Sa Pa- nơi nghỉ mát kỳ thú,nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp,qua một chuyến đi,ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn,nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
-Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả-tác phẩm,chú thích.
-Dựa vào những thông tin trong Sgk hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
-Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
-Gv yêu cầu hs giải thích ½ chú thíh Sgk..
-Gv hướng dẫn đọc:Giọng chậm,cảm xúc,lắng sâu,kết hợp kể tóm tắt với đọc:Đoạn đầu có thể kể.Đọc từ đoạn bác lái xe sắp giới thiệu với hoạ sĩ và cô kỹ sư một người cô độc nhất thế gian.Đoạn những suy nghĩ của hoạ sỹ,của cô gái lại có thể tóm tắt.Đoạn cuối:trời ơi,chỉ còn có 5 phút!->đọc.
-Gv đọc một đoạn(từ đầu đến chỗ người thanh niên xuất hiện).Gọi hs đọc tiếp.
-Em có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu ntn?Qua đó có nhận xét gì về cốt truyện?
-Văn bản có thể chia thành mấy phần?Nội dung chính từng phần?
-Gv nhận xét-chốt.
-Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?tác dụng của ngôi kể ấy?
Hoạt động 2	
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản.
- Ấn tượng đầu tiên bức tranh thiên nhiên đẹp giàu chất thơ ?
-Em hãy cho lời bình về cảnh thiên nhiên nơi đây 
- Cảnh thiên nhiên tráng lệ thể hiện những chi tiết nào ?
-Tác giả sử dụng nghệ thuật gi?
-Trong chuyện có những nhân vật nào ,nhân vật nào là trung tâm?
-Nhân vật chính xuất hiện ntn?(qua lời kể của ai)?Tác dụng của cách giới thiệu đó?
-Em có nhận xét gì về tình huống của cuộc gặp gỡ?
-Cá nhân nêu theo Sgk những thông tin chính.
-Giải thích chú thích theo yêu cầu.
-Nghe hướng dẫn.
-Nghe đọc mẫu-Đọc văn bản.
-Hs tóm tắt:Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già,cô kĩ sư và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn-Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ.
-Bố cục(3 phần).
1.Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.
2.Diễn biễn cuộc gặp gỡ.
3.Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách.
-Phát biểu:ngôi 3
-T/dụng:làm nổi bật chất trữ tình,đào sâu suy tư của nhân vật,phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả.
-Theo dõi, phát biểu cá nhân.
- Những đàn bò đeo chuông, Rặng đào ,những đàn bò gặm cỏ gợi lên cuộc sống thanh bình yên ả. Chỉ có Sa Pa mới có cảnh này. 
- Nắng mạ bạc cả con đèo đốt chấy rừng cây hừng hực như bó đuốc nắng bây giờ ngón tay bằng bạc , gầm xe 
-Nắng chiều làm cho bó hoa thêm rực rỡ ,cô gái thấy mình rực rỡ hơn 
- so sánh nhân hóa 
+Lời kể của bác lái xe:
- người cô độc nhất thế gian
-Trên đỉnh Yên Sơn.
-Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
-Bất ngờ tạo ấn tượng mạnh mẽ,hấp dẫn.
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:Nguyễn Thành Long (1925-1991),quê ở Quảng Nam.
- Ngoài truyện,bút ký,ông còn làm thơ,viết phê bình văn học.
2.Tác phẩm:văn bản được viết nhân chuyến đi công tác Lào Cai (1970) trong tập Giữa trong xanh (1972).
3. Bố cục. 3 phần
II.Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh thiên nhiên ở Sa Pa.
 - Cảnh thiên nhiên hữu tình tráng lệ gợi lên cuộc sống thanh bình yên ả. 
 -Biện pháp so sánh, nhân hóa làm nổ bật cảnh thiên nhiên Sa Pa - miền đất kỳ thú Sa Pa không những làm đẹp cho vùng đất mà còn làm đẹp cho con người nơi đây.
2.Con người ở Sa Pa.
a.Nhân vật anh thanh niên.
-Anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận,suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái.
-Tình huống gặp gỡ bất ngờ,thú vị,tạo ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn.
 D . Củng cố-dặn dò.
 -Về nhà học bài,làm bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị bài mới:Viết bài Tập làm văn số 4.
* Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================================================
Tuần 14	 Ngày soạn :19/11/2012
Tiết 67 Ngày dạy: 21/11/2012
 Văn bản 
 LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long.
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kỹ năng:
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho hs tình yêu lao động, niềm vui trong lao động trong những công việc thầm lặng.
B.CHUẨN BỊ
 Gv:giáo án.Chân dung tác giả,tập truyện Giữa trong xanh,tranh ảnh về Sa Pa.
 Hs:Soạn trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 2. Bài mới 
 (Gtb) Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên qua vị trí nhân vật và cách miêu tả của tác giả. Vậy nhân vật này có những nét đẹp gì, ngoài ra còn có những nhân vật nào khác nữa , tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản
-Trong chuyện có những nhân vật nào ,nhân vật nào là trung tâm?
-Nhân vật chính xuất hiện ntn?(qua lời kể của ai)?Tác dụng của cách giới thiệu đó?
-Em có nhận xét gì về tình huống của cuộc gặp gỡ?
-Theo lời kể của anh thanh niên ta biết được hoàn cảnh sống và công việc của anh ntn?Theo em cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì?Vì sao?
-Theo em, điều gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?
-Hình ảnh anh thanh niên được miêu tả ntn?(tầm vóc, nét mặt, thái độ tiếp khách )
-Những cử chỉ,hành động đó thể hiện tính cách gì ở anh thanh niên?
-Vì sao ông hoạ sĩ lại rất ngạc nhiên khi bước lên cầu thang đất?
-Tóm lại,có thể khái quát về nhân vật anh thanh niên ntn?
-Gv chốt.
-Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện?Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?
-Những điều mà tác giả muốn gửi gắm trong những suy nghĩ của nhân vật này về con người,nghệ thuật là gì?
-Em hiểu về sự nhọc quá của ông hoạ sĩ ntn?
-Gv nhận xét-chốt.
Ông coi anh thanh niên là mẫu người lí tưởng(là đối tượng của nghệ thuật) ,là niềm tự hào cổ vũ các thế hệ Việt Nam sống và cống hiến.
-Qua cuộc gặp gỡ với anh thanh niên,cô gái có thêm nhận thức gì?
-Tại sao cô gái lại có trạng thái dạt lên ấn tượng hàm ơn?
-Bác lái xe là người ntn?Từ đó em có nhận xét gì về bác lái xe?
-Nhan đề của tác phẩm là Lặng lẽ Sa Pa.Theo em,Sa Pa có lặng lẽ không?
-Theo em,trong các tuyến nhân vật,nhân vật nào xuất hiện trực tiếp?Nhân vật nào xuất hiện gián tiếp?
G:Qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác làm cho nhân vật anh thanh niên xuất hiện rõ nét và đẹp hơn.Nét đẹp của anh được lọc qua một thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo khiến cho nhân vật chính đẹp đẽ hơn(tác giả xây dựng nhân vật qua nhiều điểm nhìn).
Hoạt động 3.
Hướng dẫn hs đánh giá chung toàn v/b.
-Qua truyện tác giả muốn nói gì?
- Những yếu tố nghệ thuật nào đã góp phần làm cho văn bản thêm hấp dẫn?
+Lời kể của bác lái xe:
- người cô độc nhất thế gian
-Trên đỉnh Yên Sơn.
-Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
-Bất ngờ tạo ấn tượng mạnh mẽ,hấp dẫn.
Phát hiện trong Sgk-phát biểu cá nhân-Bổ sung-Nhận xét.
+Một mình ở trên đỉnh cao.
+Trên đỉnh Yên Sơn 2600m.
+Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
+Người cô độc nhất thế gian
-Trao đổi-trình bày.
-Liệt kê theo Sgk.
+nét mặt rạng rỡ.
+mừng quýnh vì sách.
+Tặng hoa cho cô gái.
+Pha trà ngon mời khách
-Hs trao đổi nhóm nhỏ.
+Đại diện nhóm 1,3,5 trình bày.
+Nhóm 2,4,6 nhận xét.
-Sự cởi mở chân thành ân cần, chu đáo,khiêm tốn,thành thực.
-Ngạc nhiên:một vườn hoa,căn nhà,một bàn học,một giá sách,nuôi gà,vườn thuốc,hoa
HSTL nhóm lớn.
-Đại diện nhóm 1,3 trình bày.
-Nhóm 2,4 nhận xét,bổ sung.
+Vẽ chân dung anh thanh niên
+Về mảnh đất Sa Pa
-Qua lời nhận xét về anh thanh niên(người con trai ấy đáng yêu thật nhưng là cho ông nhọc quá) hoạ sĩ muốn nói:đối tượng của nghệ thuật phải là những nét đẹp của con người, nghệ thuật phải làm cho những nét đẹp của nghệ thuật thăng hoa.
-Suy luận:
+Trước chàng trai trẻ đáng yêu,ông hoạ sĩ thấy như nhọc quá vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.
-Hs nêu ý nghĩ của cuộc gặp gỡ.
-Thảo luận-trả lời.
-Nhận xét.
-Suy luận-trình bày.
+đằng sau cái lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những người lao động mới đang ngày đêm
-Bác lái xe,Ông hoạ sĩ già,cô kĩ sư trẻ =>trực tiếp.
-Còn lại gián tiếp.
-Lắng nghe.
-Trao đổi- trình bày.
-Bổ sung,nhận xét.
II. Tìm hiểu văn bản
Con người ở Sa Pa.
a.Nhân vật anh thanh niên
-Anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái.
-Tình huống gặp gỡ bất ngờ,thú vị,tạo ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn.
b.Những nét đẹp của nhân vật.
-Anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ vì:
+Anh có ý thức công việc, yêu nghề ,thấy được công việc mình làm có ích cho c/s (phục vụ s/xuất,chiến đấu)
+Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc.
+Tổ chức,sắp xếp c/sống ngăn nắp,tạo niềm vui bằng việc đọc sách ,nuôi gà...
-Những cử chỉ, hành động khi tiếp khách thể hiện sự cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo của anh.
=>Nhân vật chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ chân dung anh với nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
2.Các nhân vật khác.
a.Ông hoạ sĩ (nhà văn ẩn mình ) 
-Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật.
- Lời nói,cử chỉ,thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩ về  ... nghị luận và miêu tả nội tâm chưa?
-Gv tổng kết nhắc nhở
Hoạt động nhóm:4 nhóm(khoảng 5 đến 7 phút)
-Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu.
Đề 1:
A:Diễn biến của sự việc.
-Nguyên nhân nào dẫn đễn việc làm sai của em?
-Sự việc gì?Mức độ “có lỗi” đối với bạn?
-Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết?
B:Tâm trạng:
-Tại sao em phải suy nghĩ,dằn vặt?Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
-Em có những suy nghĩ cụ thể ntn?
Đề 3:
A: Xác định ngôi kể
-Nếu đóng vai Vũ Nương thì ngôi kể là ngôi thứ nhất và xưng tôi.
- Cử đại diện trình bày khoảng 5,bảy phút.
-Nhóm 1,2 trình bày.
-Nhóm 3,4 nhận xét-góp ý.Cùng rút kinh nghiệm.
-Ngược lại.
-Nghe nhận xét,tổng kết của gv.
I.Chia nhóm theo tổ,thảo luận và chọn nội dung và cách kể.
-Chia 4 tổ thành 4 nhóm,mỗi nhóm chia thành nhóm nhỏ khoảng 4->5 người.
-Hs chọn đề và kể.
*Lưu ý:chọn bài hay và kể có đầu có đuôi.bài nói phải có mở đầu,diễn biến và kết thúc.
-Ví dụ:
+Mở đầu:Kính thưa thầy(cô) và các bạn,sau đây em xin trình bày bài nói của mình.
+Kết thúc:Câu chuyện em kể đến đây là hết,xin chân thành cảm ơn thầy(cô)và các bạn đã chú ý lắng nghe.
II.Tổ chức cho học sinh nói trước lớp.
-Hs đại diện nhóm kể:
-Yêu cầu:
-Diễn đạt bằng lời nói,có thể kèm theo điệu bộ,cử chỉ;tuyệt đối không đọc một bài viết sẵn.
-Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực phát âm(không ngọng), trong sáng (không lạm dụng từ ngữ địa phương hoặc từ vay mượn), văn hoá(không dùng biệt ngữ, tiếng lóng)
 D.Củng cố-dặn dò.
 - Về nhà tự chọn một trong các đề còn lại chuẩn bị và tự tập nói ở nhà.
 - Chuẩn bị bài mới: Bài viết Tập làm văn số 3
* Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===================================================================
Tuần 14 Ngày soạn:20/11/2012
Tiết 69-70 Ngày dạy: 22/11/2012
 Tập làm văn 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 (Văn tự sự)
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 -Khuyến khích các bài viết độc lập,sáng tạo,có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng diễn đạt,trình bày.Kỹ năng làm bài văn tự sự có bố cục hoàn chỉnh,diễn đạt rõ ràng,mạch lạc,hấp dẫn.
 3.Thái độ: Qua bài viết nhằm giáo dục cho học sinh có thái độ chân thành,ý thức trách nhiệm cao đối với lời nói của mình.Cần biết trân trọng và nâng niu những kỷ niệm đáng nhớ đó.
 B. CHUẨN BỊ:
 Gv:Gv ghi đề kiểm tra lên bảng.
 Hs:Ôn tập kỹ thể loại theo yêu cầu.
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Gv ghi đề trên bảng.
 3.Gv giám sát hs làm bài.
 4.Gv thu bài và nhận xét giờ học.
 I. Nội dung đề : Hãy kể về 1 kỷ niệm đáng nhớ nhất của em.
 * Lưu ý : Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 II. Hướng dẫn chấm - Đáp án: 
 1.Yêu cầu:
 a. Nội dụng: 
 - Có thể là tâm trạng khi được điểm cao hoặc danh hiệu học sinh giỏi.
 - Có thể là tâm trạng một lần mắc lỗi.
 - Làm được một việc có ích và được tuyên dương.
 -Suy nghĩ, tình cảm trong bài viết phải chân thành.
 b. Hình thức:
 -Bài viết không nhất thiết viết phải dài.
 -Phải có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày mạch lạc.
 -Xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn.
 -Phải tập trung suy nghĩ, chọn lọc các nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà.
 - Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dấu câu, cách dùng từ ngữ.
 2. Dàn ý
 a. Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm đáng nhớ nhất của em.
 b.Thân bài:
 - Trình bày được tình huống xảy ra câu chuyện.
 - Diễn biến câu chuyện ( diễn ra ntn?)
 - Tâm trạng của em khi đó ra sao? (miêu tả nội tâm)
 - Em có đánh giá, nhận xét về chi tiết hoặc sự kiện đó không ? (nghị luận)
 c.Kết bài:
 - Nêu ấn tượng của em về kỷ niệm đó.
 - Nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
 3.Cách chấm điểm:
 -Dưới TB đối với những bài viết không có bố cục hoàn chỉnh, không đầy đủ nội dung, lỗi chính tả nhiều, lỗi diến đạt, những bài viết mạng tính chiếu lệ, không có sự đầu tư.
 -Điểm 5,6 đối với những bài viết kể được câu chuyện kỷ niệm đáng nhớ, có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị luận nhưng lời văn còn chưa trôi chảy và mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 7,8 đối với những bài viết kể được câu chuyện kỷ niệm đáng nhớ, có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị luận, lời văn trôi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
 -Điểm 9,10 đối với những bài viết kể được câu chuyện kỷ niệm đáng nhớ, có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị luận, lời văn trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn, lời văn bóng bẩy, giàu hình ảnh, cảm xúc.
 III. Ý kiến phản hồi và nhận xét:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 IV. Nhận xét của nhà trường ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 D.Củng cố - Dặn dò 
 - Nhắc nhở ý thức làm bài , chữ viết , sự đầu tư suy nghĩ ...
 - Về nhà xây dựng dàn bài chi tiết đề bài trên. Chuẩn bị bài mới. 
* Rút kinh nghiệm 
.
.
=====================================================================
Tuần 14 Ngày soạn: 21/11/2012
 Tiết 70 Ngày dạy: 23/11/2012
Tập làm văn
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 (Tự học có hướng dẫn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
 B. CHUẨN BỊ:
 Gv:Giáo án.
 Hs:Xem trước bài mới.
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Kiểm tra bài .
CH:Thế nào là đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm?Tác dụng của chúng trong văn bản tự sự?
 2.Bài mới.
(Gtb)Trong v/b tự sự người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau .Khi trình bày,miêu tả sự việc,người kể thường gẵn với một điểm nhìn nào đó,điều này giúp tác giả bộc lộ tư tưởng ,tình cảm và suy nghĩ của họ một cách sinh động mà chúng ta sẽ hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong v/b tự sự.
-Gv yêu cầu hs đọc đoạn trích trong Sgk và trả lời câu hỏi.
-a.Đoạn trích kể về ai và sự việc gì?
b.Ở đây,ai là người kể về các nhân vật,sự việc trên?(Có phải là một trong các nhân vật:ông hoạ sĩ già,cô kỹ sư,anh thanh niên hay là một người nào đó?)
-Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?(Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi ntn?...)
c.Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta,biết không bao giờ gặp ta nữa,hay nhìn ta như vậy”,là nhận xét của người nào,về ai?
-Gv nhấn mạnh:Cần lưu ý câu nhận xét thứ 2,người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta,nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó.Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
d.Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét:Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc,mọi hành động và tâm tư,tình cảm cảm các nhân vật.
-Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả,ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn hs luyện tập.
-Yêu cầu hs đọc bài tập trong Sgk.Thảo luận,trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Gv nhận xét,tổng kết chung.
Lưu ý:Nếu không đủ thời gian thì đây là bài tập ở nhà.
-Hs đọc đoạn trích Sgk và trả lời câu hỏi theo cá nhân.
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già,cô gái và anh thanh niên.
-Xác định người kể chuyện ,ngôi kể.
+Người kể vô xưng,không xuất hiện trong câu chuyện.
+Ngôi thứ 3.
-Thay đổi lời văn,xưng tôi,hoặc xưng tên.
-Đây chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
-Lắng nghe.
-Hs TLN lớn
-Đại diện nhóm 1-2 trình bày.
-Nhóm 3,4 bổ sung,nhận xét.
+Người kể chuyện không xuất hiện,đứng ngoài qua sát,miêu tả,suy nghĩ,liên tưởng,tượng để hoá thân vào nhân vật
+Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan.
-Lắng nghe.
.
-Đọc bài tập .
-Thảo luận nhóm lớn và đại diện trình bày.
-Đại diện nhóm 3,4 trình bày.
-Nhóm 1,2 bổ sung,nhận xét
+So sánh 2 đoạn văn,tìm ra điểm giống và khác nhau.
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1.Ví dụ/Sgk.
2.Nhận xét.
-Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già,cô gái và anh thanh niên.
-Chuyện được kể ở ngôi thứ 3.Người kể không xuất hiện trong câu chuyện nhưng có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
-Tuy dấu mặt nhưng người kể dường như biết hết mọi việc,mọi hành động ,tâm tư,tình cảm của các nhân vật.Có mặt khắp nơi trong v/b.
*Ghi nhớ/Sgk.
II.Luyện tập.
Bài tập 1:a.
-Người kể chuyện là tôi (ngôi thứ nhất)-chú bé-trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
-Ưu điểm:giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư,t/c,miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi,phức tạo đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi.
-Hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan,sinh động,khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều,do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
2.b:Hs tự chuyển ngôi kể .
 D. Củng cố-dặn dò.
 -Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.Ngoài kể chuyện theo ngôi thứ nhất,v/b tự sự còn kể chuyện theo ngôi nào nữa?
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 14.doc