Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 8

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Cảm thông với tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le nàng phải chịu đựng. Hiểu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. HS hiểu được nhân vật Mã Giám Sinh là một tay buôn người khoác áo người thanh lịch

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích thơ miêu tả tâm trạng nhân vật.

3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần đồng cảm với nổi buồn đau của con người, nhìn nhận ra bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh từ đó hướng cho học sinh có cách sống tốt.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV

2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK

C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, bình giảng, .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân”

- Miêu tả lại khung cảnh ngày xuân qua 4 câu thơ đầu

3. Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 36+37 Ngày dạy: 
 Văn bản:
 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Cảm thông với tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le nàng phải chịu đựng. Hiểu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. HS hiểu được nhân vật Mã Giám Sinh là một tay buôn người khoác áo người thanh lịch
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích thơ miêu tả tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần đồng cảm với nổi buồn đau của con người, nhìn nhận ra bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh từ đó hướng cho học sinh có cách sống tốt.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, bình giảng, ... 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân”
- Miêu tả lại khung cảnh ngày xuân qua 4 câu thơ đầu
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu đoạn trích
H: Đọc chú thích và cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
H: Đoạn trích này kể chuyện gì? (Mã Giám Sinh đến mua Kiều)
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chú thích
- GV đọc mẫu một lần – Gọi hs đọc tiếp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản
H: Mã Giám Sinh xưng hô với mọi người như thế nào?
H: Trong cách xưng hô ấy em thấy có điều gì khác biệt?
GV: Khi trả lời câu hỏi tên -> Mã chỉ có nói họ, còn tên chỉ đưa ra một cái tên chung chung có tính chất mập mờ. Giám Sinh vốn ở Lâm Truy lại nói ở Lâm Thanh. Đó là lời nói gian thứ nhất, ở câu trên nói là người viễn khách thế mà lại nói cũng gần, lại thêm một lần nói gian nữa.
H: Chân dung của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du miêu tả trong 2 câu thơ nào?
H: Qua miêu tả cho ta biết nét tính cách gì của nhân vật ?
H: Cảnh Mã Giám Sinh đến nhà Thuý Kiều “Trước thầy sau tớ lao xao” là cảnh như thế nào ?
GV: Quan hệ thầy - tớ khác hẳn so với Kim Trọng một người lịch sự, hào hoa.
H: Em hãy phân tích hành động ngồi “tót” của Mã Giám Sinh?
H: Có thể nói Mã Giám Sinh đến nhà Kiều với vẻ ngoại hình và tính cách như thế nào?
H: Hình ảnh tội nghiệp của Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào ?
H: Kiều thì như vậy, còn Mã Giám Sinh thì ra sao?
H: Phân tích hành động “cò kè” ngã giá của Mã Giám Sinh và kết quả của việc thỏa thuận?
H: Qua chi tiết đó cho thấy Mã Giám Sinh đã bộc lộ rõ hơn bản tính gì của anh ta?
H: Qua lời nhận xét của Nguyễn Du “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” em có suy nghĩ gì?
Hoạt động 3: HDHS tổng kết
H: Qua đoạn trích trên, Nguyễn Du đã giới thiệu tính chất của Mã Giám Sinh ntn?
H: Nêu nghệ thuật của bài?
I. Giới thiệu vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai (gia biến và lưu lạc)
- Nội dung: Kể việc Mã Giám Sinh tìm đến ra mắt xem xét và mua Kiều.
II. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
III. Tìm hiểu văn bản
1. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều:
- Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối trong tư cách là một “Viễn khách” tìm vào vấn danh.
- Hỏi tên: Mã Giám Sinh 
- Hỏi quê: Huyện Lâm Thanh
-> Xưng hô cộc lốc 
=> kém văn hoá, không phải là người tao nhã.
- Quá niên trạc ngoài tứ tuần -> ngoài 40, quá tuổi thanh xuân.
- Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao à trau chuốt chú trọng hình thức bên ngoài.
=> Y rất ăn diện và chú trọng hình thức bên ngoài, thiếu sự đứng đắn.
- Trước thầy sau tớ lao xao -> ồn ào, láo nháo kém lịch sự.
- Hành động: Ngồi tót sỗ sàng -> thô lỗ.
=> Tóm lại: Mã Giám Sinh đến nhà Kiều trong vẻ bảnh bao từ quần đến áo, râu tóc, đi đứng ồn ào láo nháo, nói năng thì thô kệch và gian trá.
2. Chân tướng lái buôn của Mã Giám Sinh 
* Tâm trạng của Kiều:	
- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
- Nét buồn như trúc, điệu gầy như mai
* Mã Giám Sinh: 
“Cân sắc, cân tài” “Cò kè bớt một thêm hai”
-> Keo kiệt, lợi dụng để bắt bí dìm giá, trả với giá rẻ nhất. Từ nghìn vàng xuống còn bốn trăm.
=> Bộc lộ một tay buôn thịt bán người
- Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong 
=> Có tiền là có tất cả - một xã hội lũng đoạn vì đồng tiền.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Mã Giám Sinh: kẻ bịp bợm, một tay lái buôn xấu xa, bề ngoài bảnh bao nhưng bên trong thì thô lỗ, mánh lới, thủ đoạn.
2. Nghệ thuật: Nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động và cách cư xử nói năng. 
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản của bài
5. Dặn dò. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 38+39 Ngày dạy: 
 Văn bản:
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời.
- Phẩm chất hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện tóm tắt truyện, phát hiện chi tiết tiêu biểu.
3. Thái độ: - Tinh thần coi trọng nhân nghĩa, dám làm việc nghĩa và thái độ biết đền ơn đáp nghĩa.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, tái hiện, gợi mở, bình giảng , ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và nêu nội dung nghệ thuật.
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- GV gọi HS đọc chú thích SGK.
H: Hãy tóm tắt nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu? (Quê quán, sự nghiệp,...)
GV: Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"
H: Cho biết truyện thơ này được ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Tác phẩm chia làm mấy phần? Tóm tắt lại nội dung của từng phần ?
H: Truyện LVT được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào ?
H : Đặc điểm kết cấu và tính chất của truyện có gì khác so với Truyện Kiều?
H: Có ý kiến cho rằng: truyện "Lục Vân Tiên" có tính cách một thiên tự truyện. Tìm yếu tố trùng hợp giữa cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên?
- Giống: bỏ thi vì chịu tang mẹ, bị mù mắt, bị bội hôn, về sau gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp.
- Khác: Vân Tiên được tiên cho thuốc sáng mắt đi thi đỗ trạng .... Nguyễn Đình Chiểu vĩnh viễn bị mù -> Khát vọng của nhân dân - ở hiền gặp lành.
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu vị trí đoạn trích
- GV đọc mẫu - gọi HS đọc.
H: Em hãy xác định vị trí của đoạn trích?
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu chi tiết
H: Trong đoạn trích tác giả giới thiệu Vân Tiên với đặc điểm gì nổi bật?
H: Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào?
H: Tìm những câu thơ tả tài năng của Vân Tiên. Tác giả đã so sánh tài năng của Vân Tiên với nhân vật lịch sử nào cảu Trung Quốc?
H: Trước sự "tả đột hữu xông" của Vân Tiên đã khiến bọn lâu la như thế nào?
H: Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nàng muốn đền đáp ơn đối với Vân Tiên thì chàng đã trả lời như thế nào ?
Làm ơn há để mong người trả ơn
 Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy chẳng phi anh hùng"
H: Những câu thơ trên thể hiện rõ quan điểm gì của Lục Vân Tiên?
H: Ngoài đức tính hào hiệp làm việc nghĩa vô tư không màng danh lợi, thì Vân Tiên còn có đức tính đáng quý nào nữa?
H: Đức tính ấy thể hiện qua câu thơ nào?
H: Qua tất cả các chi tiết trên giúp ta hình dung Vân Tiên là con người như thế nào?
H: Qua cách xưng hô của nàng với Vân Tiên: quân tử, tiện thiếp cho thấy nàng là con người như thế nào? 
H: Trong lời kể của Nguyệt Nga với Vân Tiên cho ta thấy nàng là con người như thế nào? 
H: Đặc biệt khi Vân Tiên cứu khỏi bọn cướp Nguyệt Nga có thái độ như thế nào?
H: Qua cách xưng hô và thái độ cư xử của nàng với Vân Tiên cho thấy Nguyệt Nga là con người như thế nào? 
Hoạt động 4: HDHS tổng kết
H: Theo em nhân vật trong đoạn truyện này được miêu tả chủ yếu theo phương thức nào: ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ?
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Quê mẹ: Làng Tân Thới, tỉnh Gia Định.
- Quê cha: xã Bồ Điền, huyện Long Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Là nhà thơ Nam Bộ.
- Cuộc đời nhà thơ gặp nhiều bất hạnh:
+ Cha bị cắt chức.
+ Lỡ thi vì phải về chịu tang mẹ.
+ Bị mù loà hai mắt, bị phụ ước.
- Dạy học, làm thuốc, sáng tác văn chương làm vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù.
2. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Tác phẩm Lục Vân Tiên được viết trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ.
b. Nội dung tác phẩm:
(HS tóm tắt tác phẩm theo SGK)
c. Giá trị tác phẩm:
* Truyện được viết ra truyền đạo lý làm người.
- Coi trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, bạn bè.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu giúp những nguy khó.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng vì điều tốt đẹp trong cuộc đời.
* Truyện thơ nôm mang tính chất truyện kể (vì thế khi đi vào nhân dân nó dễ biến thành hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian.)
II. Đọc - Tìm hiểu vị trí đoạn trích
1. Đọc:
2. Vị trí: 
- Nằm ở phần đầu của truyện. (Trên đường Lục Vân Tiên đi thi - giữa đường đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.)
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Là người hào hiệp, xã thân vì việc nghĩa
+ Trên đường đi: một mình không mang vũ khí -> sẵn sàng cứu giúp dân lành (không một chút chần chừ)
+ Tài năng của chàng: ví với Triệu Tử Long - một danh tướng thời Tam quốc 
(một mình phá vòng vây của Tào Tháo để bảo vệ con của Lưu Bị )
- Sức mạnh của Vân Tiên làm cho:
+ Lâu la tan vỡ ->Tìm đường chạy thoát thân.
+ Phong Lai bị chết ngay tức khắc.
- Quan điểm làm việc nghĩa của Vân Tiên:
+ Không mong trả ơn.
+ Thấy việc bất bình thì phải can thiệp.
- Vân Tiên: là người cư xử tế nhị và có văn hoá, giữ khuôn phép của lễ giáo phong kiến.
" Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai"
=> Là bậc anh hùng, tài năng và tấm lòng vì nghĩa. Rất từ tâm, nhân hậu, chính trực.
2. Phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga:
- Cách xưng hô: Quân tử, tiện thiếp 
-> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na có học thức.
- Là người con hiếu thảo với cha mẹ.
 "Làm con đâu dám cải cha"
- Nàng rất cảm kích ơn cứu mạng của Vân Tiên (cứu cả cuộc đời trong trắng trinh tiết của nàng )
+ Nàng rất áy náy, bản thân tìm cách trả ơn chàng.
=> Nàng là người trong trắng, hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
H: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng gì của nhân dân?
	5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, học thuộc phần ghi nhớ. 
 - Chuẩn bị trước bài: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự’’
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 40 Ngày dạy: 
 Tập làm văn:
 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Qua bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức trong khi miêu tả.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát hiện, gợi mở, qui nạp, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
- GV gọi HS đọc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
H: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài?
H: Vì sao em biết được đây là cảnh sắc bên ngoài?
H: Như vậy đối tượng miêu tả bên ngoài là gì?
H: Tìm trong đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" câu thơ nào miêu tả tâm trạng bên trong của Thuý Kiều?
H: Tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
H: Vậy tất cả những suy nghĩ tình cảm của Kiều được quan sát trực tiếp không? Đối tượng của miêu tả nội tâm là gì?
H: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
H: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- GV gọi HS đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nọi tâm nhân vật của tác giả
H: Vậy thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm?
HĐ2: HDHS luyện tập
H: Tìm câu thơ miêu tả nội tâm của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" cho biết đó là tâm trạng gì của Kiều?
H: Hãy đóng vai nàng Kiều miêu tả lại cho lớp nghe việc Kiều báo ân báo oán. Trong khi kể cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1. Miêu tả
a. Miêu tả cảnh sắc bên ngoài:
" Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
............................................
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"
" Buồn trông cửa bể chiều hôm
...............................................
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi’’ 
-> Vì quan sát được trực tiếp
=> Đối tượng miêu tả bên ngoài là cảnh vật và con người.
Chân dung
Hình dáng
Hành động Được quan sát trực tiếp
Ngôn ngữ
Màu sắc
b. Miêu tả nội tâm
" Bên trời gốc bể ...
 Có khi gốc tử ...
-> Tâm trạng nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê không ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.
-> Đối tượng miêu tả nội tâm:
- Suy nghĩ
- Tình cảm
- Diễn biến tâm trạng
=> Không quan sát được trực tiếp.
- Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình, mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
=> Miêu tả nội tâm có tác dụng rất lớn đối với việt khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự, vì nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự.
2. Miêu tả nét mặt của lão Hạc
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1:
Nỗi mình thêm tức nổi nhà
Thềm hoa.......................
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn
=> Tâm trạng ngại ngùng, buồn tủi
Bài 2:
Lưu ý: Người kể đóng vai Thuý Kiều - xưng tôi kể lại vụ xử án.
- Tâm trạng gặp Hoạn Thư:
+ Đay nghiến, chì chiết, rất tức giận.
+ Về sau mềm lòng bớt giận -> tha thứ
4. Củng cố: 
H: Miêu tả bên ngoài khác với miêu tả bên trong như thế nào.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành 3 bài tập. Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
 - Chuẩn bị trước bài: “Lục Vân Tiên gặp nạn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 8 Ngày dạy: 
 Tập làm văn:
 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Qua bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức trong khi miêu tả.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát hiện, gợi mở, qui nạp, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
- GV gọi HS đọc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
H: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài?
H: Vì sao em biết được đây là cảnh sắc bên ngoài?
H: Như vậy đối tượng miêu tả bên ngoài là gì?
H: Tìm trong đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" câu thơ nào miêu tả tâm trạng bên trong của Thuý Kiều?
H: Tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
H: Vậy tất cả những suy nghĩ tình cảm của Kiều được quan sát trực tiếp không? Đối tượng của miêu tả nội tâm là gì?
H: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
H: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- GV gọi HS đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nọi tâm nhân vật của tác giả
H: Vậy thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm?
HĐ2: HDHS luyện tập
H: Tìm câu thơ miêu tả nội tâm của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" cho biết đó là tâm trạng gì của Kiều?
H: Hãy đóng vai nàng Kiều miêu tả lại cho lớp nghe việc Kiều báo ân báo oán. Trong khi kể cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1. Miêu tả
a. Miêu tả cảnh sắc bên ngoài:
" Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
............................................
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"
" Buồn trông cửa bể chiều hôm
...............................................
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi’’ 
-> Vì quan sát được trực tiếp
=> Đối tượng miêu tả bên ngoài là cảnh vật và con người.
Chân dung
Hình dáng
Hành động Được quan sát trực tiếp
Ngôn ngữ
Màu sắc
b. Miêu tả nội tâm
" Bên trời gốc bể ...
 Có khi gốc tử ...
-> Tâm trạng nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê không ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.
-> Đối tượng miêu tả nội tâm:
- Suy nghĩ
- Tình cảm
- Diễn biến tâm trạng
=> Không quan sát được trực tiếp.
- Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình, mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
=> Miêu tả nội tâm có tác dụng rất lớn đối với việt khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự, vì nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự.
2. Miêu tả nét mặt của lão Hạc
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1:
Nỗi mình thêm tức nổi nhà
Thềm hoa.......................
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn
=> Tâm trạng ngại ngùng, buồn tủi
Bài 2:
Lưu ý: Người kể đóng vai Thuý Kiều - xưng tôi kể lại vụ xử án.
- Tâm trạng gặp Hoạn Thư:
+ Đay nghiến, chì chiết, rất tức giận.
+ Về sau mềm lòng bớt giận -> tha thứ
4. Củng cố: 
H: Miêu tả bên ngoài khác với miêu tả bên trong như thế nào.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành 3 bài tập. Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
 - Chuẩn bị trước bài: Tổng kết từ vựng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc