Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 18 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 18 năm 2011

Tiết 86 – Văn bản

Hướng dẫn đọc thêm

NHỮNG ĐỨA TRẺ

(Trích Thời thơ ấu)

M. Go-rơ-ki

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.

 - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.

 - Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu VB truyện hiện đại nước ngoài.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một VB truyện hiện đại.

 - Kể và tóm tắt được đoạn truyện.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 18/12/2011
Tiết 86 – Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu)
M. Go-rơ-ki
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
	- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
	- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu VB truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một VB truyện hiện đại.
	- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: 1’
GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 34’
Ngoài tác phẩm Cố Hương (Lỗ Tấn) nhà văn Trung Quốc. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một nhà văn lớn của nước Nga, đó là Mác xin Go- rơ- ki. Với tác phẩm “Những đứa trẻ”.
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: 17’
(?) Giới thiệu đôi nét về tác giả?
(?) Nêu vị trí đoạn trích?
(?) Dựa vào chú thích, hãy tóm tắt tác phẩm?
* GV bổ sung:
- HS trả lời (ghi bài)
- HS trả lời (ghi bài)
- HS thực hiện theo yêu cầu.
A/ TÌM HIỂU CHUNG: 
- M. Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn M. Go-rơ-ki
- Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
 Mở đầu tác phẩm là chuyện bố mất, khi đó A-li-ô-sa mới 3 tuổi. Chú về sống với gia đình ông bà ngoại. Mẹ đi lấy chồng khác, thỉnh thoảng mới về nhà. A-li-ô-sa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt ở đây, sớm chứng ngay trong gia đình những cảnh đời nhức nhối. Ông ngoại là người khó tính, thiếu tình thương, luôn đe nẹt và đối xử với cháu bằng roi vọt tàn nhẫn; hai cậu thì choảng nhau vì tranh chấp tài sản; lão đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bên hàng xóm hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dướiNhưng A-li-ô-sa cũng gặp những con người tốt. Chú được sống trong tình yêu thương của bà ngoại, bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, qua đó khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ của chú những tình cảm tốt đẹp; người thợ Xư-ga-nốc có lần đỡ đòn cho A-li-ô-sa nên cả cánh tay bị bầm tím; những đứa trẻ vừa tội nghiệp vừa đáng yêu trạc tuổi với A-li-ô-sa  Tp’ kết thúc bằng sự kiện mẹ qua đời, lúc này A-li-ô-sa mới mười tuổi:
“Sau khi chôn cất mẹ tôi được vài ngày, ông bảo tôi:
- Này, Lếch-xây, mày không phải là cái mề-đay, mày không thể lủng lẳng mãi trên cổ tao, mày hãy đi vào đời mà kiếm sống
Và thế là tôi bước vào đời.”
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
(?) Xác định thể loại truyện?
(?) Em biết gì về Tiểu thuyết tự thuật?
* GV nhấn mạnh: đây là tiểu thuyết tự thuật, còn gọi là Tự truyện, là loại tiểu thuyết trong đó nhà văn kể chuyện đời mình. Nngười kể là Go-rơ-ki xưng Tôi, kể về cuộc đời mình ở ngôi thứ nhất. Kể về quãng đời mình lúc 3- 10 tuổi.
Đã là tiểu thuyết, tất có hư cấu; hơn nữa, nhà văn kể chuyện đời mình hơn 30 năm trước, không tránh khỏi thiếu chính xác do trí nhớ con người có hạn. Nhưng vì Go-rơ-ki muốn kể lại trung thực đời mình nên sai lệch đó không nhiều. 
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 17’
I/ Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản với giọng điệu phù hợp.
(?) Tóm tắt đoạn trích?
-GV kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của HS
(?) Xác định bố cục của đoạn trích và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần
(?) Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
à Tiểu thuyết tự thuật.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS đọc, tóm tắt những sự việc chính:
à Sau gần một tuần không thấy, sau đó ba anh em con trai Tá ốp- xi- an- ni- lốp lại ra chơi với A- li- ô- sa, chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ... A- li - ô- sa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A- li- ô- sa. Nhưng lũ trẻ vẫn tiếp tục chơi với nhau.
- Phần 1: (Từ đầu-> cúi xuống): Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
- Phần 2: (Trời đã bắt đầu à Cấm không được đến nhà tao): Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3: (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp diễn.
à Các yếu tố: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc
4. Củng cố: 3’
(?) Tác phẩn được viết theo thể loại gì? Có nội dung như thế nào?
(?) Yếu tố nào xuất hiện ở phần 1 và xuất hiện ở phần 3? Có tác dụng gì?
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị tiết 2, trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK 233.
Tiết 87 – Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu)
M. Go-rơ-ki
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng: 10’
 - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hoàn cảnh sống của Aliosa và ba đứa trẻ.
(?) Câu hỏi thảo luận: Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ có gì giống nhau.
* GV giảng thêm: Chính vì thế mà trong lòng A-li-ô-sa có ấn tượng sâu sắc khiến mấy chục năm vẫn còn nhớ và kể lại hết sức xúc động.
(?) Vì sao A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà kiên đại tá quen nhau và quí mến nhau.
(?) Có phải vì A-li-ô-sa cứu một đứa trẻ thoát hiểm nên chúng thân nhau.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cảm nhận của Aliosa về ba đứa trẻ khi quan sát chúng
GV chuyển: Sau sự kiện thằng bé suýt bị rơi xuống giếng, ba đứa trẻ không ra sân chơi. Aliosa luôn quan sát và mong ngóng chúng...
(?) Câu đầu tiên Aliosa nói với bọn trẻ? Vì sao Aliosa lại hỏi như vậy?
(?) Aliosa đã để ý đến lời thoại giữa ba đứa trẻ. Qua lời trò chuyện giữ chúng, em thấy đó là những đứa trẻ như thế nào?
(?) Còn A-li-ô-sa thì thường nói những chuyện gì cho những người bạn của mình nghe?
2. Tình bạn bị cấm đoán.10’
(?) Giới thiệu gia đình của A-li-ô-sa và những đứa trẻ bạn của A-li-ô-sa có gì khác nhau?
(?) Điều đó đã làm cho ông đại tá có quyết định gì?
(?) Tìm chi tiết thể hiện thái độ của lão đại tá cấm đoán bọn trẻ?
GV bổ sung: Trước đó, lão đã dùng đòn roi để giáo dục con cái, cấm không cho lũ trẻ nuôi chim...
3. Tình bạn vẫn tiếp diễn. 10’
(?) Sự cấm đoán của ông đại ta có ngăn được tình bạn của lũ trẻ ?
(?) Chúng duy trì tình bạn của mình như thế nào ? Tìm chi tiết ?
(?) A-li-ô-sa cùng với bọn trẻ ngồi tụm với nhau để làm gì ?
GV bổ sung : Tình cảm đó vẫn vẹn nguyện trong kí ức nhân vật người kể chuyện mấy chục năm sau.
II/ Nghệ thuật: 5’
(?) Nhận xét cách kể chuyện trong bài ?
(?) Phương thức biểu đạt của VB ?
* Liên hệ GD : Tôn trọng, giữ gìn tình bạn đẹp. Biết giữ gìn kí ức về tình bạn đẹp...
III/ Ý nghĩa văn bản:
(?) Nêu ý nghĩa VB ? 
à Hướng dẫn tự học:
	Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à * A-li- ô-sa: bố mất sớm, mẹ lại đi lấy chồng khác. Có mẹ như không, bị ông ngoại đánh đòn thường xuyên, chỉ có bà yêu thương
* Ba đứa trẻ sống trong cảnh giàu sang, nhưng chẳng sung sướng, mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn...
à Do lần tình cờ A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng...
à Một phần ba đứa trẻ biết được lòng tốt của A-li-ô-sa và hoàn cảnh chúng khá giống nhau nên dễ đồng cảm và thân nhau.
à Các cậu có bị ăn đòn không ?
Vì những đứa trẻ chơi đùa nghịch ngợm để thằng em ngã xuống giếng.
à Cuộc trò chuyện -> Những đứa trẻ dễ mến, có giáo dục
Khi kể chuyện về mẹ: "Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con"
à Chuyện cổ tích.
à Không cùng tầng lớp xã hội. 
à Cấm không cho lũ trẻ chơi với nhau vì không cùng đẳng cấp.
- HS tìm chi tiết, HS khác bổ sung.
à Không. Tình bạn của họ vẫn tiếp diễn.
à « Tôi vẫn ... bắt gặp chúng tôi »
à Kể chuyện với nhau : chuyện đời thường, chuyện cổ tích...
à Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
à Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm là cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
- HS trả lời (ghi bài)
1. Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng: 
* Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ: 
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. 
 - A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng.
	* Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ với những đứa trẻ:
 - Những đứa trẻ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và trở thành những người bạn thân thiết. 
 - Điều này được thể hiện ở câu chuyện của chúng hằng ngày, ở những điều mà A-li-ô-sa tưởng trong thế giới cổ tích.
2. Tình bạn bị cấm đoán.
 Ông đại tá cấm không cho lũ trẻ chơi với nhau vì không cùng đẳng cấp.
3. Tình bạn vẫn tiếp diễn.
 - Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn thân thiết. 
 - Tình cảm đó vẫn vẹn nguyện trong kí ức nhân vật người kể chuyện mấy chục năm sau.
II/ Nghệ thuật:
	- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
	- Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm là cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
III/ Ý nghĩa văn bản:
	Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
4. Củng cố: 3’
(?) A-li-ô-sa và ba đứa trẻ có hoàn cảnh gì giống nhau?
(?) Những quan sát và nhận xét về 3 đứa trẻ như thế nào?
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị ôn tập thi HKI (kiểm tra tổng hợp cuối học kì I ).Học 3 tiết
Tiết 88 
Ngày soạn: 18/12/2011
: 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hệ thống kiến thức cơ bản của hs về phân môn Đọc- hiểu văn bản trong sgk ngữ văn 9 tập I.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
2. Kĩ năng: 
	Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: 1’
GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 34’
GV giới thiệu bài.
HĐ12: Hướng dẫn ôn tập theo sgk, ngữ văn 9, tập I. 16’
(?) Nội dung đọc-hiểu văn bản, ngữ văn 9 tập I gồm mấy phần.
(?) Truyện Trung đại gồm những tác phẩm nào? của tác giả nào?
(?) Truyện hiện đại
Đó là những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu. Ngoài ra còn hai truyện văn xuôi nước ngoài: Cố Hương ( Lỗ Tấn), Những đứa trẻ(M.Go-rơ-ki)
(?) Thơ hiện đại sau năm 1945 gồm những bài thơ nào
(?) Ở văn bản nhật dụng gồm những bài thơ nào? với chủ đề gì
Gọi hs đọc câu b sgk 221
GV yêu cầu hs dựa vào gợi ý sgk, nội dung bài đã học lập bảng tổng hợp theo yêu cầu.
GV gọi hs lần lược nêu các ý theo bảng mẫu. 20’
->4 phần lớn
*Truyện Trung đại .
*Truyện hiện đại.
*Thơ hiện đại.
*Văn bản nhật dụng.
->Chuyện người ...Nam Xương(Ng. Dữ), Hoàng Lê...Chí ( Ngô Gia Văn Phái), Truyện Kiều (Ng. Du), Lục Vân Tiên( Ng Đình Chiểu). 
-> Làng (Kim Lân), Lặng lẽ sa pa(Ng Thành Long), Chiếc lược ngà(Ng Quang Sáng)
->Đồng Chí ( Chính Hữu)
Đoàn thuyền đánh cá( Huy Cận), Bếp lửa( Bằng Việt), Ánh Trăng (Ng Duy), Bài thơ về....không kính(Phạm Tiến Duật).
->Chủ đề
Vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề quyền sống của con người...
->Hs đọc sgk
->Hs đã chuẩn bị ở nhà
-> Hs đứng tại chỗ nêu
1.Phần Đọc- hiểu văn bản
 a. Nội dung đọc- hiểu văn bản trong ngữ văn 9 tập I
Truyện Trung đại .
*Truyện hiện đại.
*Thơ hiện đại.
*Văn bản nhật dụng
b. Nội dung và hình thức cơ bản.
Số TT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác- năm sáng tác
Nội dung và nghệ thuật
(?) Hãy đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” ( Ng. Du)
(?) Ở đoạn trích này, tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả chị em Kiều ? nghệ thuật đó có tác dụng 
(?) Ở văn bản Truyện Kiều, Lục Vân Tiên được viết theo thể loại gì ?
(?) Ở tác phẩm văn xuôi, em thích nhất đoạn văn nào? ở tác phẩm nào.
(?) Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà (Ng Quang Sáng)
GV nhận xét- sửa chữa (nếu sai)
->Hs đứng tại chỗ đọc diễn cảm
->Ước lệ, nhằm gợi tả vẻ đẹp của con người, chân dung chị em Kiều.
->Viết bằng chữ Nôm, thơ lục bát.
->Hs nêu theo suy nghĩ của mình.
->Hs đứng tại chỗ tóm tắt
 hs khác nhận xét
4. Củng cố: 3’
(?) Phần đọc -hiểu văn bản, tập I đã học mấy phần?
(?) Ở mỗi tác phẩm cần nắm nội dung nào?
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại nội dung các bài học từ tuần 1- 15.
- Hình thức ra đề trắc nghiệm phân môn đọc- hiểu văn bản giống như các tiết kiểm tra trên lớp.
- Cần thuộc nlòng các bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Nắm nội dung cốt truyện, tình huống truyện.
- Chuẩn bị tiết 2 phân môn Tiếng Việt.
Tiết 89 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học trong SGK ngữ văn 9, tập I. 29’
(?) TV 9 đã học những nội dung nào?
GV nhận xét đúng- sai.
(?) Có mấy PCHT đó là những PCHT nào?
(?) Nội dung của PC cách thức xem lại tiết 73 (ôn tập TV)
(?) Kiến thức nào đã học cả bốn lớp cấp THCS.
GV yêu cầu HS xem lại các bài “Tổng kết về từ vựng” nắm những nội dung và xem lại các bài tập đã làm.
HĐ2: Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng TV trong bài kiểm tra. 9’
GV gọi HS đọc câu b mục 2 SGK 222.
? Ở tiếng việt cần nắm kiến thức và kỉ năng như thế nào khi làm bài.
Như vậy, các em không chỉ học thuộc về lí thuyết mà cần phải tập trung vào thực hành.
-> HS đứng tại chổ nêu
HS khác nhận xét
-> PC về lượng
PC về chất
PC cách thức
PC quan hệ
PC lịch sự
-> Tránh nói dài dòng, mơ hồ 
->Từ và câu tạo từ
Nghĩa của từ
Từ mượn
Một số phép tu từ từ vựng
->HS đọc và chú ý.
2. Phần tiếng việt
a. Nội dung tiếng Việt trong ngữ văn 9, tập một.
- Phương châm hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Thuật ngữ
- Sự phát triển của từ vựng
- Trau dồi vốn từ...
- Từ và cấu tạo từ.
- Nghĩa của từ
- Một số phép tu từ từ vựng.
b. Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng TV
- Nhân diện được các đơn vị tiếng việt trong văn bản
- Nêu được vai trò và tác dụng của các đơn vị TV đó.
- Biết vận dụng trong thực hành nói và viết.
4. Củng cố: 3’
(?) Ở phần TV cần nắm nội dung như thế nào để làm bài?
5. Dặn dò: 2’
Xem lại nội dung các bài đã học và bài tập trong SGK.
Đọc kĩ câu hỏi và xác định nội dung cho đúng.
Xem nội dung SGK 222,223.
Tiết 90 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Ôn lại nội dung TLV. 7’
?. Ở lớp 9 ta học văn bản nào?
?. Trong văn bản thuyết minh cần kết hợp yếu tố nào.
?. Ở văn tự sự kết hợp với yếu tố nghệ thuật nào?
Ngoài ra còn có nội dung tóm tắt văn bản tự sự và tập làm thơ 8 chữ.
HĐ2:Khả năng kết hợp của TLV. 30’
?. Nội dung phần tập làm văn tích hợp chặt chẽ với đọc-hiểu văn bản như thế nào?có tác dụng gì?
GV chốt lại.
Vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng của cuộc sống.
GV yêu cầu HS đọc to phần b SGK 223
Yêu cầu HS đọc và chú ý mục II.
?. Ở phần TLV trong tiết KT(đánh giá) bằng hình thức nào?
?. Cho vài câu dưới hình thức tự luận.
?. Bài TLV cần có bố cục như thế nào.
GV liên hệ
Khi viết bài TLV cần xác định kiểu bài, khả năng kết hợp, bố cục rõ ràng, câu từ, dấu câu...
GV cho HS tham khảo đề KT cuối HKI, SGK 224, 225, 226, 227, 228.
GV lần lượt cho HS đọc và trả lời câu hỏi đúng.
Cho HS tham khảo phần tự luận
-> Thuyết minh tự sự
-> HS đứng tại chỗ trình bày- nhận xét
-> 
-> HS thảo luận 3’
Đại diện nhóm trình bày
TLV hướng HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học về văn tự sự sử dụng phương thức biểu đạt vào việc tạo lập văn bản.
-> HS đọc SGK 223
-> HS đọc mục 2 SGK 223
-> Tự luận (viết một bài, đoạn văn)
-> Viết đoạn văn kể chuyện (có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm). Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt
-> MB, TB, KB rõ ràng
3. Phần TLV
a. Nội dung
- Văn bản thuyết minh kết hợp với miêu tả
- Văn bản tự sự: tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện.
b. TLV kết hợp với đọc hiểu văn bản.
 Góp phần soi sáng cho phần đọc hiểu văn bản
4. Củng cố: 3’
(?) Trong văn thuyết minh cần kết hợp yếu tố nào? Vì sao?
(?) Ở văn tự sự kết hợp yếu tố nào?
(?) Viết bài TLV cần chú ý gì?
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại kiến thức TLV đã học.
- Đề thi 4/6, trắc nghiệm có cả văn, tiếng việt, tập làm văn; tự luận viết một bài TLV hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc