Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 33 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 33 năm 2012

TUẦN 33

Tiết 156 – Văn bản

CON CHÓ BẤC

Trích Tiếng gọi nơi hoang dã

 G. Lân-đơn

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoóc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tg’ khi viết về loài vật.

 - Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.

2. Kĩ năng:

 Đọc – hiểu một VB thuộc thể loại tự sự.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 33 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn: 5/ 4/2012
Tiết 156 – Văn bản
CON CHÓ BẤC
Trích Tiếng gọi nơi hoang dã
 G. Lân-đơn
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoóc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tg’ khi viết về loài vật.
	- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng: 
	Đọc – hiểu một VB thuộc thể loại tự sự.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Phân tích nhân vật Xi-mông và chị Blăng-sốt.
(?) Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-líp trước và sau khi đưa Xi-mông về nhà và gặp chị Blăng-sốt? 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới: 36’
Chúng ta đã học qua một đoạn trích ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” O. Hen – ry và đã học một số tác phẩm quen thuộc viết về những con vật được cách hóa. Hôm nay chúng ta làm quen với tác giả Lân – đơn “Con chó Bấc”trích tiếng gọi nơi hoang dã
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG:10’
(?) Nêu vài nét cơ bản về tác giả Lân – đơn ?
Gv: Thời thơ ấu vất vả, làm nhiều để sinh sống. Năm 18 tuổi tham gia vào cuộc tuần hành của những người thất nghiệp về Oa – sinh – tơn đòi: Công ăn việc làm. Ít lâu sau ông vào học ở trường đại học Bơ – cơ – li.
Cuối đời ông tự vẫn ở Glen E – len .
(?) Nêu vài nét cơ bản về tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã?
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 26’
I/ Nội dung:
- Hướng dẫn HS đọc VB.
- Cho HS tìm hiểu qua từ khó.
(?) Xác định bố cục theo trật tự diễn biến và cho biết các tiêu đề từng phần?
(?) Căn cứ độ dài ngắn của mỗi phần, xem xét ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
1. Tình cảm của Thoóc – tơn đối với con chó Bấc:
(?) Thoóc – tơn cư xử với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào?
(?) Nói thóoc – tơn là ông chủ lý tưởng của Bấc có quá đáng không? Vì sao?
(?) Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ nhà văn dành cho 1 đoạn để nói về tình cảm của thoóc – tơn với Bấc?
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc:
(?) Câu hỏi thảo luận: Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao?
(?) Chi tiết nào thể hiện con chó Bấc biết suy nghĩ?
(?) Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn khi ông đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc?
(?)Với những trí tưởng tượng trên ta biết được gì về tg’ đối với loài vật?
* Liên hệ GD: về lòng yêu thương loài vật, đặt biệt là những con vật nuôi trong nhà.
II/ Nghệ thuật:
(?) Nêu đặc sắc ngòi bút của nhà văn qua VB này?
III/ Ý nghĩa văn bản:
(?) Nêu ý nghĩa VB?
à Hướng dẫn tự học:
	- Kể tóm tắt tác phẩm.
	- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB.
- Hs dựa vào sgk nêu
- HS dựa vào chú thích nêu.
- HS đọc. Yêu cầu: Mạch lạc, rõ ràng, tình cảm.
à - Đoạn 1: Phần mở đầu (ứng với tiêu đề của văn bản)
 - Đoạn 2: (Ứng với đoạn 2): Tình cảm Thoóc – tơn đối với Bấc
 - Đoạn 3: (Phần còn lại) Tình cảm của Bấc đối với chủ.
à Nhà văn muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ trong bài văn này.
à Thoóc – tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc “Như thể chúng là con cái của anh vậy”
Chào hỏi, thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như nói với con cái hay bạn bè mình) kêu thận trọng “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy”
à Không quá đáng vì: Nhà văn so sánh thoóc – tơn với các ông chủ khác để làm nổi bật điều đó. Các ông chủ khác chăm sóc chó là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh.
à Nhằm làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh không phải là đối với bất cứ ông chủ nào mà con chó Bấc cũng đối xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Thoóc – tơn là có lòng nhân từ với nó.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
à Nó đáp lại sự quan tâm và yêu thương của chủ bằng một tình cảm chân thành đặc biệt. Nó quá đổi vui sướng “tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất”, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lênCó lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc – tơn, nhưng chủ yếu “tình yêu thương” của Bấc được diễn tả bằng sự tôn thờ, bám sát theo thoóc – tơn không rời một bước.. đặc biệt nó không đòi hỏi gì ở Thoóc – tơn cả.
à “Việc thay đổi chủ xoành xoạch  tiếng thở đều đều của chủ”.
à Lân-đơn miêu tả Bấc bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình. Thông qua cách miêu tả của nhà văn , người đọc có thể hình dung một chú chó “có tâm hồn” nhân hậu rất người: “họng rung lên, nó hầu như biết nói như lời của Thoóc-tơn”.
 Qua lời của người kể chuyện Bấc dường như biết suy nghĩ: “thấy không có gì vui sướng bằng”; “nó tưởng chừng như quả tim mình”
 Bấc không những biết vui mừng mà biết lo sợ nữa
 Bấc còn nằm mơ nữa
à Lòng yêu thương loài vật.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
- Giắc Lân-đơn (1876 – 1976), là nhà văn nổi tiếng của Mĩ. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
	- VB Con chó Bấc được trích từ tiểu thuyết trên.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
1. Tình cảm của Thoóc – tơn đối với con chó Bấc:
 Tình yêu thương, lòng nhân từ của Thoóc-tơn dành cho con chó Bấc được biểu hiện qua những cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật với con chó Bấc. 
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc:
- Đáp lại chủ bằng một tình cảm chân thành đặc biệt: Nó quá đổi vui sướng “tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất”, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên
- Tình yêu thương của Bấc được diễn tả bằng sự tôn thờ.
à Tình yêu thương mà tác giả dành cho loài vật.
II/ Nghệ thuật:
Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa của nhà văn.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
4. Củng cố: 2’
 (?) Theo kết cấu về bố cục, đoạn trích có nội dung chủ yếu là gì?
 (?) Tình cảm của Bấc dành cho Thoóc- tơn được diễn tả bằng những chi tiết nào?
5. Dặn dò:1’
Học kĩ phần đã phân tích
Xem và nắm kĩ phần tiếng việt, BT đã làm
Tiết sau kiểm tra tiếng việt.
Tuần 33
Tiết 157
Ngày soạn: 
 7/ 4/2012
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức TV đã học.
Tích hợp với kiến thức về văn và TVL, vốn sống trực tiếp
Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, hoạt động giao tiếp xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: GA + đề + sgk
 HS: Làm bài 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Ổn định: 1’
Kiểm :1’
Bài mới: 41’
HĐ 1 Gv nêu yêu cầu của tiết kiểm tra
Hđộng 2: Gv phát đề
Gv phát đề cho hs
Hđộng 3: Gv quan sát hs làm bài
Gv quan sát hs làm bài
Gv nhắc nhở hs vi phạm(nếu có)
Gv giải trình thắc mắc của hs trong phạm vi cho phép
4. Thu bài: 1’
Hết giờ gv thu bài và kiểm diện lại số bài
Ghi tên hs vắng (nếu có)
5. Dặn dò: 1’
- Xem lại lý thuyết và Bt về phân môn Tv
- Chuẩn bị “Luyện tập viết hợp đồng”
- Soạn bài và làm bài tập 2 SGK 158 theo yêu cầu sgk 
Ê Hs nhận đề và đọc kĩ trước khi làm
Ê Hs làm bài nghiêm túc
Ê Hs thắc mắc (nếu có)
Đề, đáp án, ma trận (kèm theo sau).
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT KHỐI 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Ngày KT: Tuần 33
I.Mục tiêu đánh giá:
 - Kiểm tra lại phần kiến thức tiếng Việt
 - Giúp học sinh nắm lại phần kiến thức cơ bản của phân môn tiếng Việt và biết cách vận dụng tốt trong bài kiểm tra.
II.Hình thức ra đề:
 - Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận
 - Cách tổ chức: Học sinh làm bài kiểm tra theo từng phần, phần TNKQ làm bài trong vòng 20 phút, phần tự luận làm bài 25 phút.
III.Ma trận của đề kiểm tra:
 Cấp độ
Tên
Chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Khôûi ngöõ
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
Nhận diện khởi ngữ trong câu
Nhận diện khởi ngữ trong câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.5
5%
1
0.25
2.5%
1
2
20%
4
2.75
27.5%
2.Caùc thành phần bieät laäp
Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú
Nhận diện các thành phần biệt lập
Nắm các khái niệm và biết
đặt câu có thành phần gọi-đáp tình thái
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
0.75
7.5 %
2
0.5
5 %
1
3
30%
6
4.25
42.5 %
3. Nghóa töôøng minh vaø haøm yù
Nắm được khái niệm.
-Xác định nghĩa tường minh và hàm ý
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
4
1
10 %
2
0.5
5 %
6
1.5
15 %
4. Chương trình địa phương
Biết phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0.25
2.5%
1
0.25
2.5%
5.Tổng kết ngữ pháp
 -Thành phần câu.
-Các kiểu câu( Câu đơn, câu ghép)
-Từ loại( ĐT, DT,TT)
-Các từ loại khác (Lượng từ, chỉ từ, số từ...)
Nắm khái quát các khái niệm
Nhận diện các thành phần câu; Các kiểu câu; Từ loại...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5đ
5%
3
0.75đ
7.5%
5
1,25đ
12.5 %
ố câu
Số điểm
Tỉ lệ %
11
2.75đ
27.5%
9
2.25đ
22.5%
1
3 đ
30%
1
2 đ
20%
22
10 đ
100%
Họ và tên................ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp: 9a Thời gian: 45 phút
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm: 5 điểm
1/ Thành phần bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, mừng, giận ) của người nói gọi là thành nào sau đây ?
	a	Cảm thán b	Tình thái c	 Gọi -đáp	d	Phụ chú
 2/ Thành phần chính của câu gồm có:
	a	Chủ ngữ, vị ngữ b	Chủ ngữ, trạng ngữ c	Chủ ngữ, khởi ngữ. d	Trạng ngữ, bổ ngữ
 3/ Chọn đúng nội dung không thuộc thành phần biệt lập.
	a	Phụ chú.	b	Cảm thán c	Tình thái d	Khởi ngữ	
 4/ Chọn đúng từ thường đứng trước khởi ngữ trong những từ sau đây:
	a	Đối với	 b	Song c	Tóm lại d	Coi như 
 5/ Hãy xác định đúng từ địa phương trong câu đố sau :" Không cây không trái không hoa
 Có lá ăn được, đố là lá chi"
	a	 Cây hoa 	b	 Có lá ăn được 	c	 Lá, hoa d	 Trái, chi
 6/ Dùng hàm ý khi nào?
	a	Muốn chấm dứt cuộc thoại. b	Khi không nói thẳng ý mình.
	c	Không biết nói rõ ý. 	d	Muốn người nghe không hiểu.
 7/ Thành phần tình thái trong câu là thành phần:
	a	Thể hiện cách nhìn của người nói với chính mình.
	b	Thể hiện cách nhìn của người khác với sự việc đang nói đến.
	c	Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến trong câu.
	d	Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến trong câu trước.
 8/ Câu đơn là câu có:
	a	Nhiều cụm C-V.	 b	1 cụm C-V	 c	2 cụm C-V	 d	3 cụm C-V	
 9/ Chủ ngữ trả lời cho câu nào?
	a	Là gì ? b	Ai ? c	Làm sao? d	Làm gì ?
 10/ Khởi ngữ thường đứng ở đâu?
	a	Sau chủ ngữ b	Trước vị ngữ c	Trước chủ ngữ d	sau vị ngữ	 11/ Hãy cho biết mỗi từ in đậm sau đây là thành phần gì?
 "Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm".
	a	Thành phần cảm thán. 	 b Thành phần gọi- đáp. 
 c Thành phần tình thái. d T hành phần phụ chú.
 12/ Câu trả lời trong hội thoại sau hàm ý gì?
 - Ngày mai đi học đèo tớ  ... Là nội dung mà từ biểu thị
 19/ Trong các câu sau, câu nào mang nghĩa tường minh?
	a	Bây giờ đã 11 giờ. b	Bây giờ chỉ mới 11 giờ thôi.
	c	Bây giờ mới 11 giờ thôi. d	Bây giờ là 11 giờ.
 20/ Dòng nào sau đây có lượng từ?
	a	Lông dê thõng xuống, mỗi bên đến giữa bắp chân. b	Một chiếc áo bằng da dê.
	c	Một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê. d	Không có bít tất mà cũng chẳng có giầy.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/ án
II. Tự luận: 5 điểm
 1. Xác định khởi ngữ trong các câu sau (2điểm) ( Gạch chân)
 a. Làm bài thì anh cẩn thận lắm.
 b. Còn tôi, tôi không bao giờ muốn bị thầy, cô nhắc nhở thêm nữa.
 c. Hiểu thì tôi hiểu bài này rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
 d . Học, nó học rất giỏi. 
 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng hệ thống kiến thức (3 điểm)
CÁC THÀNH PHẦN CÂU
KHÁI NIỆM
VÍ DỤ
Thành phần gọi- đáp
Được dùng để tạo lập hoặc duy trì cuộc đối thoại.
................................................................
................................................................
Thành phần phụ chú
........................................................
................................................................
Lúc đi, đứa con gái đầu của anh - và cũng là đứa co duy nhất của anh chưa đầy một tuổi.
............................................
Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Thành phần tình thái
Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
...............................................................
................................................................
II. Tự luận: 5 điểm
 1. Xác định khởi ngữ trong các câu sau (2 điểm)
 a. Làm bài thì anh cẩn thận lắm.
 b. Còn tôi, tôi không bao giờ muốn bị thầy ,cô nhắc nhở thêm nữa.
 c. Hiểu thì tôi hiểu bài này rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
 d . Học, nó học rất giỏi. 
 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng hệ thống kiến thức (3điểm)
CÁC THÀNH PHẦN CÂU
KHÁI NIỆM
VÍ DỤ
Thành phần gọi- đáp
Được dùng để tạo lập hoặc duy trì cuộc đối thoại.
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Thành phần phụ chú
Được dùng để bổ sung các chi tiết cho nội dung chính của câu . Thành phần phụ chú thường đặt giữa dấu gạch ngang, dấu hai chấm, hai dấu ngoặc đơn...
Lúc đi, đứa con gái đầu của anh - và cũng là đứa co duy nhất của anh chưa đầy một tuổi.
Thành phần cảm thán
Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Thành phần tình thái
Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Tôi chắc chắn nó chưa làm bài tập.
Tuần 33
Tiết 158 – TLV
Ngày soạn: 7/ 4/2012
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Củng cố lại lí thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kĩ năng: 
	Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Hợp đồng là gì?
(?) Hợp đồng gồm mấy phần? Kể ra?
3.Bài mới: 36’
à GV giới thiệu yêu cầu tiết học.
è HOẠT ĐỘNG 1: ÔN LÍ THUYẾT:
- GV gọi lần lược từng nhóm lên trình bày.
(?) Cho biết mục đích và tác dụng của hợp đồng?
(?) Trong các văn bản: Tường trình, biên bản, báo cáo, hợp đồng. Văn bản nào có tính chất pháp lý?
(?) Trong 1 hợp đồng gồm những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
(?) Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng?
- Gv kết hợp kiểm tra bài tập 2 ở tiết trước”Hợp đồng thuê nhà”
è HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP:
Gọi hs đọc yêu cầu BT1
Hướng dẫn hs làm Bt1
* Liên hệ GD: dùng từ, câu văn khi viết hợp đồng.
- BT2 hs đã làm trước ở nhà 
Gv yêu cầu hs xem lại và trình bày trước lớp
Gv nhận xét và cho điểm 
- Cho HS làm BT3.
- Gv treo bảng phụ “Hợp đồng lao động” cho lớp quan sát
- Gv hướng dẫn BT4 cho hs về nhà làm.
à Hướng dẫn tự học:
	Tự viết được hợp đồng ở dạng đơn giản.
- HS trả lời (ghi bài).
à Hợp đồng.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
A/ ÔN LÍ THUYẾT:
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng:
- Ghi lại những thỏa thuận về quyền nghĩa vụ của 2 bên tham gia kí kết hợp đồng
- Hợp đồng có tính chất pháp lý cần tuân theo các điểu khoản đã được thỏa thuận.
2. Văn bản có tính chất pháp lý:
à Hợp đồng
3. Hợp đồng gồm các mục:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết thúc
à Trình bày theo một trật tự phù hợp.
4. Lời văn:
Chính xác, rõ rang
B/ LUYỆN TẬP:
1. Chọn cách diễn đạt trong 2 cách:
 a/ Cách 1: Vì chính xác, chặt chẽ
 b/ Cách 2: Vì cụ thể chính xác 
 c/ Cách 3: Có ràng buộc trách nhiệm b
2. Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa vào những thông tin đã cho:
- Bố cục
- Quốc hiệu tiêu ngữ
- Tên hợp đồng
- Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng
- Họ tên, chỉ các bên ký hợp đồng
 - Nội dung hợp đồng đã được thống nhất
- Chữ ký, họ tên của hai bên ký hợp đồng, con dấu chủ cho thuê(nếu có).
3. Lập bản Hợp đồng thuê việc:
(HS làm).
4.Củng cố: 2’
 – Hợp đồng gồm những mục nào? Nêu rõ
- Cách hành văn và số hiệu ntn?
5.Dặn dò: 2’
 - Xem lại phần lý thuyết
 - Làm BT3,4
 - Chuẩn bị “Tổng kết văn học nước ngoài”
 - Trả lời các câu hỏi sgk
 - Kẻ bảng thống kê theo mẫu sau
 Số thứ tự / Tên tác phẩm (đoạn trích)/ tác giả/ nước/ thế kỉ/ thể loại/ lớp
Tuần 33
Tiết 159 – Văn bản
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Ngày soạn: 8/ 4
	Ôn tập củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6à9.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Hệ thống kiến thức về các tp’ văn học nước ngoài đã học.
2. Kĩ năng: 
	- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác tp’ văn học nước ngoài.
	- Liên hệ với những tp’ văn học VN có cùng đề tài.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định: 1’
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3.Bài mới: 36’
Chúng ta đã học từ lớp 6 – 9 với nhiều văn bản nước ngoài (Truyện, thơ kịch) với nhiều thể loại. Có những bài có thể các em quên. Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại các tác phẩm đó nhằm củng cố kiến thức.
è HOẠT ĐỘNG 1: LÀM BÀI TẬP 1, 2, 3
- GV cho HS đọc yêu cầu BT1, 2, 3.
(?) Lập bảng thống kê theo mẫu.
- GV kẻ bảng, điều hành HS điền vào các ô ở các cột
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS thực hành theo yêu cầu.
Câu 1, 2, 3: Lập bảng thống kê văn học nước ngoài:
STT
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Nước
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố)
Lý Bạch
Trung Quốc
VII đến VIII
Thơ trữ tình TNBCĐL
7
2
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ)
Lý Bạch
Trung Quốc
Thơ Ngụ ngôn TTĐL
7
3
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
(Hồi hương ngẫu nhiên)
Hạ Chi Chương
Trung Quốc
Thơ trữ tình TNBCĐL
7
4
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
(Mao ốc vị thu phong sở phá)
Đỗ Phủ
Trung Quốc
Thất ngôn trường thiên
7
5
Mây và sóng
R. Ta – go
Ấn Độ
XX
Thơ tự do trữ tình
9
6
Ông giuốc – đanh mặc lễ phục 
( Trưởng giả học làm sang)
Mô – li - e
Pháp
XVII
Kịch nói – hài kịch
8
7
Lòng yêu nước
I. Ê– ren- bua
Nga
XX
Nghị luận
6
8
Buổi học cuối cùng
Đô – đê
Pháp
XIX
Truyện ngắn
6
9
Cô bé bán diêm
H.An– đéc - xen
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn, cổ tích
8
10
Đánh nhau với cối xay gió (Truyện Hiệp sĩ Đôn- ki- bô- tê)
M. Xéc – van - tét
Tây Ban Nha
XVI
Tiểu thuyết
8
11
Chiếc lá cuối cùng
O. Han - si
Hoa Kì
XIX
Truyện ngắn
8
12
Hai cây Phong 
(trích Tiểu thuyết Thời thơ ấu) 
T.Ai–Ma- tốp
Kiếc – ghi – đi
XX
Truyện ngắn
8
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
XX
Tự sự truyện ngắn
9
14
Những đứa trẻ
 (Tiểu thuyết Thời thơ ấu)
M. Gor – Ki
Nga
XX
Tự thuật tiểu thuyết
9
15
Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang (trích tiểu thuyết Rô – bin – xơn Ru - xô
Đ. Đi – phô
Anh
XVIII
Tiểu thuyết phiêu lưu
9
16
Bố của Xi Mông
G. Mô – pa – xăng
Pháp
XIX
Truyện ngắn
9
17
Con chó Bấc 
(Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân đơn
Hoa Kì
XX
Truyện ngắn
9
18
Đi bộ ngao du
G. Ru- xô
Pháp
XVIII
Nghị luận
8
19
Chó Sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La – Phông - ten
H. Ten
pháp
XIX
Nghị luận
9
4. Củng cố: 3’
GV củng cố lại kiến thức.5. 
Dặn dò:1’
 Xem lại nội dung đã ghi Chuẩn bị tiết 2, trả lời 4,5 sgk
1.Ổn định: 1’
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3.Bài mới: 36’
Để hệ thống hóa các tác phẩm văn học nước ngoài về nội dung và nghệ thuật ta tìm hiểu tiếp ở tiết 2
è HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC: 
 (?) Cho biết nội dung chính một số bài đã học?
* GV liên hệ gd: khi đọc vb cần nắm rõ nội dung, có hướng củng cố khắc sâu kiến thức 
- Hs phát biểu tự do mình yêu thích bài nào hoặc tác giả nào và nêu vắn tắt lí do
(?) Trong các tác phẩm (đoạn trích) em thich nhất bài nào? Vì sao em thích?
(?) Em thích nhất tác giả nào? Vì sao?
- GV nhận xét - sửa chữa uốn nắn (nếu sai)
à Tổng kết bài:
(?) Những vấn đề xã hội mà tác phẩm đề cập?
(?) Ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm?
(?) Những nét phong cách nổi bật của các tác phẩm?
GV : Do thời gian có hạn, nên tiết này chỉ hệ thống cơ bản kiến thức.cụ thể ra sao về lấy sách đọc lại. điều đó giúp các em trao dồi tiếng việt đã học, nâng cao năng lực viết và ngược lại.
à Hướng dẫn tự học:
	Tự ôn tập phần văn học nước ngoài theo bảng tổng kết.
Ê HS trả lời theo sự hiểu - nhớ của bản thân (dựa vào phần ghi nhớ) hoặc nêu sự việc xảy ra trong truyện 
Ê hs nêu theo suy nghĩ của mình
nói rõ lí do vì sao thích tác phẩm đó
Ê hs đứng tại chỗ nêu và nói rõ vì sao
Ê Nhớ lại và hệ thống kiến thức đã học văn học nước ngoài từ lớp 6-9
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
Câu 4, 5: Nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài :
a/ Vấn đề xã hội mà tác phẩm đề cập:
 Sắc thái văn hóa của các dân tộc như: phong tục, tập quán, các vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước, thuộc những thời đại khác nhau. 
b/ Ý nghĩa giáo dục:
 Bồi dưỡng những tình cảm đẹp: yêu cái thiện, ghét cái ác, biết quan tâm đến người khác, biết đấu tranh vươn lên trong cuộc sống.
c/ Phong cách nghệ thuật nổi bật:
- Nghệ thuật thơ Đường.
- Lối thơ văn xuôi (Ta-go)
- Bút kí chính luận (Ê-ren-bua)
- Nghệ thuật hài kịch 
- Nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác nhau: các kiểu văn nghị luận. 
4. Củng cố: 2'
	(?) Hãy kể, tóm tắt một số nội dung đã học 
	(?) Nêu nhận xét về nội dung tác phẩm (đoạn trích)
5. Dặn dò:2'
	Xem lại bài, tác phẩm nào quên tìm đọc lại
	Chuẩn bị "Bắc Sơn". Đọc và soạn phần tác giả và tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc