Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Buổi học cuối cùng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Buổi học cuối cùng

VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(Chuyện của một em bé người An-dát)

 An - Phông - Xơ Đô - Đê

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.

 - Nắm được tác dụng phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, ngoại hình, hành động.

II- Các bước lên lớp.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài củ.

- Khi tả cảnh chúng ta cần chú ý điều gì?

- Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần, nội dung từng phần?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hùng Vương
Ngày soạn: 12/02/2012
Người soạn: Trần Thị Bích Thoa
Tuần: 23
Tiết: 89,90
 Năm học 2011 - 2012
VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát)
 An - Phông - Xơ Đô - Đê
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
 - Nắm được tác dụng phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, ngoại hình, hành động.
II- Các bước lên lớp.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài củ.
- Khi tả cảnh chúng ta cần chú ý điều gì?
- Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần, nội dung từng phần?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm
- Học sinh đọc chú thích*
- Giáo viên xem thêm phần giới thiệu ở SGV.
- Hướng dẫn học sinh, đọc giọng kể chuyện, chú ý phần cuối truyện có nhịp dồn dập, căng thẳng và xúc động. Khi đọc cần chú ý đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp.
- Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Vì sao truyện có tên là “Buổi học cuối cùng”?
 => Kể về buổi học tiếng Pháp cuố cùng ở lớp học thầy Hamen tại một trường làng trong vùng An-dát thời kỳ sau chiến tranh Pháp - Phổ, vùng này thuộc địa của Đức và bị Đức đồng hóa.
=> Truyện kể về buổi học tiềng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Hamen tại một trường làng trong vùng An-dát. Đó là thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-Ren ở sát biên giới nước Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là BUỔI HỌC CUỐI CÙNG.
- Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
 => Hai nhân vật chính là chú bé Phrăng và thầy giáo Hamen.
- Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Thuộc ngôi thứ mấy ? Ngôi kể như thế có tác dụng gì trong việc kể chuyện ?
=> Kể theo ngôi thứ nhất qua lời của Phrăng - Cách kể như vậy tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, lần lượt hiện ra qua sự tái hiện của một người chứng kiến và tham gia vào sự việc ấy. Nó còn thuận lợi là dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩa của nhân vật kể chuyện.
- Chọn được vai kể và điểm nhìn ấy rất thích hợp cho truyện.
* Hoạt động 2 : Phân tích nhân vật Phrăng.
- Đọc “Buổi sáng hôm ấy đến trường” Phrăng là một học sinh của thầy Hamen, trước buổi học cuối cùng hôm đó, em có tâm trạng như thế nào ?
=> Định trốn học vì đã trễ giờ học, sợ thầy vì chưa thuộc bài nhưng cưỡng lại được và chạy đến trường.
- Đọc : “ Khi qua trang sách”. Có gì khác lạ trên đường đến trường trong buổi sáng hôm ấy ?
=> Em thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị - linh tính có chuyện chẳng lành.
- Và không khí lớp có gì khác thường so với mọi hôm ?
=> Mọi sự đề bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khác hẳn quang cảnh ồn ào thường thấy ở các buổi học trước.
- Thái độ của thầy đối với Phrăng cùng có gì khác ?
=> Mặc dù đến lớp muộn nhưng không bị thầy nhìn một cách giận dữ như mọi hôm mà chỉ nói nhẹ nhàng.
- Điều gì Phrăng ngạc nhiên hơn cả ?
=> Cuối lớp, dân làng ngồi ngồi lặng lẽai nấy đều buồn rầu.
- Phrăng đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và tâm trạng của Phrăng diễn ra như thế nào khi nghe thầy nói : “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con”. ?
=> Choáng váng, sừng sờ và cậu đã hiểu nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay ở trụ sở ủy ban, ở lớp học và ngay ở thái độ của thầy.
- Đọc diễn cảm đoạn văn : “Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi thước kẻ ‘Điều gì đến với tâm trạng của em sau khi choáng váng nghe cái tin ấy” ?
=> Một cảm giác nuối tiếc : “Vậy là chẳng bao giờ được học nữa ư ?” rồi ân hận : “Tôi tự giận mình biết mấy” bởi sự lười nhác học, ham chơi của mình lâu nay -> đau lòng phải giã từ.
- Đọc : “Tôi đang suy nghĩ mông lung không dám ngẩng đầu lên” Tâm trạng của Phrăng hôm nay, lúc này đây khi em không thuộc bài ?
=> Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ : “rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”. “Chính trong tâm trạng ấy mà khi nghe thầy giảng bài, em cảm thấy bài học rất rõ ràng và dễ hiểu, nghe một cách chăm chú.
- Buổi học cuối cùng đặc biệt của ngày hôm đó đã giúp cho nhận thức của Phrăng có những biến đổi lớn như thế nào ?
=> Trước đây, em không thiết tha gì với việc học tiếng Pháp thì bây giờ em đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc và tha thiết muốn được trau dồi nhưng không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa. Đến lúc này, em đã hiểu việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ là quan trọng đến mức nào.
I- Tác giả, tác phẩm :
1, An-phông - xơ Đô- đê (1840 - 1897).
- Nhà văn Pháp cuối thế kỉ XIX.
2, Trích trong tập “Chuyện kể ngày thứ hai”.
II- Đọc - Chú thích - Tòm tắt truyện:
1, Nhân vật Phrăng:
- Trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được, chạy vội đến trường.
- Trên đường đến trường: thấy những: 
* Điều khác lạ: lính Phổ tập luyện, nhiều người đọc cáo thị.
- Ở trường: quang cảnh yên tĩnh (như chủ nhật)
- Không khí lớp học trang nghiêm, có các cụ già đến dự.
- Đến trễ nhưng thầy không quở mắng.
* Choáng váng -> khi biết đây là buổi học Pháp văn cuối cùng.
* Tiếc nuối, ân hận -> vì lười học, ham chơi.
* Xấu hổ vì không thuộc bài.
* Kinh ngạc khi thấy mình bỗng hiểu bài đến thế.
* Tự hào, khâm phục thầy và từ đó thêm yêu tiếng mẹ đẻ.
*** Miêu tả diễn biến tâm trạng Ph răng: từ chỗ lười học, ham chơi, cuối cùng nhận thức được vai trò của tiếng nói dân tộc rất quí giá. Cậu thêm yêu tiếng Pháp và quí trọng, biết ơn thầy.
Củng cố tiết 1: Cảm nghỉ của em về nhân vật Phrăng?
* Hoạt động 3: Phân tích nhân vật thầy giáo Hamen.
- Thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào về trang phục?
- Trang phục của thầy trong buổi học hôm ấy là một chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ - đanh - gốt màu xanh lụa diềm lá sen gấp nếp mịn - nhưng thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng -> Với trang phục như vậy thầy đã chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng.
- Thái độ đối với học sinh được biểu hiện như thế nào qua đoạn: “Tôi nghe thấy thầy Hamen bảo tôi chốn lao tù”?
- Lời lẽ dịu dàng hơn so với mọi khi. Thầy giảng rất nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của minh cho HS Thầy tự nhận lỗi rằng thầy đã sai khi bắt các con tưới cây thay vì học hành, sẵn sàng cho các con nghỉ học để thầy đi câu cá - Chính thầy cũng đang rất ân hận.
2/. Nhân vật thầy giáo Hamen.
- Ăn vận trang trọng.
-> buổi học hệ trọng.
- Những điều thầy Hamen tâm niệm tha thiết nhất và muốn nói với học sinh cũng như người dân vùng An-dát và Lo-ren là điều gì, em hãy đọc lại lời nói của thầy? giải thích ý nghĩa của lời nói trên?
“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệchốn lao tù”.
- Thầy muốn nhắc nhở chúng ta hãy yêu quí và trau dồi cho mình tiếng nói ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước vì ngôn ngữ không chỉ là tài sản văn hóa mà còn là chìa khóa giúp chúng ta thoát khỏi ách đô hộ, đồng hóa của kẻ thù.
-> Lời nói của thầy vừa sâu sắc vừa thiết tha biểu lộ tình yêu nước sâu đậm và lòng từ hào về tiếng nói dân tộc.
Giáo viên bình: Câu nói ấy đã nêu bậc được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biêt bao thế hệ ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quí báu của một dân tộc. Vì vậy, khi bị kể xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc minh bị mai một đi thì dân tộc ấy khó có thể giành được độc lập dân tộc, thậm chí rơi vào nguy cơ bị diệt vong. Còn nếu bảo tồn được tiếng nói dân tộc tức là có chìa khóa mở cửa ngục tù.
Đất nước Việt Nam ta, qua hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi, lại tiếp nhận ảnh hưởng của tiếng Hán để làm giàu thêm.
Dưới thời thuộc Pháp các trường chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi hàng ngày, vẫn được giữ gìn và phát triển.
- HS đọc đoạn văn cuối truyện: “ Bỗng hết”. Em hãy phân tích tâm trạng thầy Hamen ở những giâu phút cuối cùng của buổi học?
- Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn Phổ đột ngột vang lên báo hiệu giờ kết thúc của buổi học, cùng là giây phút chấm dứt việc học tiếng Pháp ở cả vùng.
- Nỗi đau đớn, sự xúc động của thầy Hamen đã lên tới cực điểm vào bộc lộ ra những cử chỉ và hành động khác thường: người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dồn tất của sực mạnh chỉ để viết lên bảng câu: “Nước Pháp muôn năm”, rồi như đã kiệt sức, đầu dựa bào tường. Em có ấn tượng gì về thầy Hamen lúc này? =>Lòng yêu nước.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu hình ảnh một số nhân vật khác.
- Ngoài Phrăng, thầy Hamen, học sinh lớp học hôm ấy còn có dân làng: Ông già Hô-de, bác phát thư Vì sao họ lại đến lớp học ngày hôm ấy, phải chăng là để học tiếng Pháp như mọi khi, hay họ không biết chữ, cần phải đi học?
- Hình ảnh cụ Hô-de đánh vẫn một cách chăm chú, cụ nâng bằng cả hai tay gợi cho em những suy nghĩ gì?
=> Thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân với việc học tiếng nói của dân tộc mình.
* Hoạt động 5: Ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật nổi bật.
- Qua đó em hãy trình bày ý nghĩa tư tưởng của bài văn?
- Phải biết yêu quí, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của một dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong truyện?
- Cách kể chuyện ngôi thứ nhất với vai kể của một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng và qua ngoại hình, cử chỉ, lời, nói, hành động của nhân vật.
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành , xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh và nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ (Khi nghe những tiếng chim bồ câu gật gù thật khẽ trên mái trường, chú bé nghĩ: Liệu người ta có bắt tất cả chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?)
* Hoạt động 6: HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 55
- Thái độ dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài.
- Điều tâm niệm của thầy: Hãy yêu quí, giữ gìn và trau dồi, ngôn ngữ của dân tộc.
- Đau đớn, xúc động, nghẹn ngào ở giây phút cuối cùng của buổi học cuối cùng.
-> Tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hòa về tiếng nói của dân tộc mình.
III/ Ghi nhớ:
* Học theo SGK/55
IV. Luyện tập
- Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thầy Ha-men?
4. Củng cố:
- Đọc bài Tiếng mẹ đẻ phần đọc thêm.
5. Dặn dò:
* Học bài: - Học thuộc lòng câu nói của thầy Hamen: “Khi một dân tộclao tù”.
- Học phần ghi nhớ/55sgk.
*Soạn bài: Đọc kĩ bài Nhân hóa.
Trả lời các câu hỏi ở từng phần.
Tìm hiểu thế nào là nhân hóa? Các kiểu nhân hóa?
Đọc ví dụ SGK/56, 57.
Tìm từ ngữ biến sự vật, đồ vật thành con người.?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Buoi hoc coi cung.doc